Thơ » Nga » Evgeny Evtushenko
Đăng bởi Tung Cuong vào 22/10/2017 10:59, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 23/10/2017 09:39
По Америке столь многодетной,
но строго диетной,,
где ни яблок моченых
ни хрустких соленых груздей,
я веду “Кадиллак”,
а со мною мой сын
шестилетний -
к пятилетней возлюбленной,
сына везу на “birthday”
Заблудилась машина моя.
Всё вокруг до испуга похоже.
И жестоко пророчит
сынишка рассерженный мой:
“Знаешь, папа,
с тобой может что-то
случиться похуже.
Ты однажды возьмёшь
и забудешь дорогу домой”.
Суеверно я вздрогнул,
задумался ошеломлённо.
Что ты сделал со мною,
пророчеством не пожалев?
Где дорога домой?
Себя спрашивали миллионы
под крестами в Стамбуле,
в Шанхае,
на кладбище Сен Женевьев
Несвобода уродой была,
и свобода у нас изуродованная.
Лишь бесчестье богатства
да глупая честная нищета.
Страшный выбор -
безденежье или безродинье.
Где Россия?
Прокончена бывшая.
Новая не начата.
Все надеялся я,
что нахапаются,
наиграются.
А они зарвались.
Никакой им не нужен поэт
Происходит
выдавливание
в эмиграцию.
Но поэзия воздух души.
Эмиграции воздуха нет.
Я тот воздух России,
который по свету кочует,
и ночует,
порой неуверенный -
что за страна
но, как только отраву почует,
себя он врачует
тем, что пахнет,
как будто с лесной земляникой стога.
Мой двойник шестилетний
за маму и папу болельщик,
мирильщик,
я запутал себя и тебя.
Но моя ли, и только, вина?
Мир запутался тоже.
Дорогу домой так отчаянно
в мире он ищет
и не может найти,
а не только Россия одна.
Петербург никогда не вернётся
в другой Петербург -
Александра Сергеича,
как в Париж Д’Артаньяна
макдональдсовый Париж.
Где дорога домой?
слышу я голоса над планетою тлеющей
и от пепла идей,
и от стольких других пепелищ.
Я дорогу домой
по кусочкам в себе раздобуду.
Я сложу их в одно.
За отца не пугайся,
Наследник, запутанный мной.
Не забуду дорогу домой.
Я иначе собою не буду,
потому что для стольких
я тоже дорога домой
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Tung Cuong ngày 22/10/2017 10:59
Trên đất Mỹ đông con,
nhưng ăn kiêng chặt chẽ,
không có táo ngâm dưa,
không nấm sữa muối ròn,
tôi đang lái xe Cađilac
chở ông con sáu tuổi
đi mừng sinh nhật
bạn gái lên năm.
Xe tôi lạc đường.
Cảnh vật xung quanh giống nhau đến phát hoảng.
Lên cơn tức
con trai tôi phán nghe dã man:
“Cha ơi, cha có hay,
cha có thể gặp ngay chuyện tồi hơn nữa.
Bỗng một hôm,
nhỡ cha quên mất đường về nhà luôn.”
Tôi giật mình trong cơn mê tín,
trầm tư đến sững sờ:
“Con làm gì cha thế?”
không thương cha, đoán trước điều này?
“Đường về nhà đâu rồi?”
có cả triệu người đang tự hỏi,
đứng dưới cây thánh giá ở Stambul,
ở Thượng Hải,
trong nghĩa trang Sen Gienhevep.
Cảnh nô lệ ở Nga sao quái đản,
và tự do cũng dị dạng, dị hình.
Đâu cũng thấy sang giàu bất chính
đi cùng nghèo đói thanh bạch, ngu ngơ.
Sự lựa chọn của ta sao khủng khiếp:
Chọn nghèo đói không tiền
hay lưu vong không Tổ quốc.
Đất nước Nga đâu rồi?
Nước Nga của ngày xưa đã thôi tồn tại.
Nước Nga mới lại chưa ra đời.
Tôi vẫn đầy hi vọng
Họ sẽ vơ vét đến hết chưa thôi,
rồi ăn chơi thoải mái.
Còn họ lại lên gân.
Họ không cần nhà thơ nữa.
Họ ép ta
phải sống lưu vong.
Nhưng thơ ca là khí thở nuôi tâm hồn.
Đời lưu vong không có bầu khí đó.
Tôi chính là khí thở của nước Nga
đang vạ vật, ngủ dật dờ trên thế giới,
đôi khi chẳng còn tin nổi
nước Nga là đất nước nào
nhưng vừa thấy có mùi thuốc độc
đã vội chữa chạy cho mình
bằng thứ đang bay mùi,
cứ như với dâu tây rừng vừa hái.
Bản sao lên sáu tuổi của cha
hay ủng hộ cả cha và mẹ,
luôn giảng hoà giữa hai người,
cha đã khiến con và chính cha thành bối rối.
Nhưng lỗi này liệu có phải của cha
và mình cha có lỗi?
Thế giới này đang rối bời.
Mọi người kiếm đường về nhà trong tuyệt vọng
và chưa thể tìm ra được
chứ không riêng có một nước Nga.
Không bao giờ, Pêterburg sẽ trở lại một Pêterburg khác,
Pêterburg thời Puskin,
cũng như Pari có Mac Đônal
trở lại Pari của Đactanhian – là không thể.
Thế đường về nhà đâu nhỉ?
Tôi nghe nhiều giọng nói trên cả hành tinh
đang lụi tàn
và từ đống tàn tro tư tưởng
và từ ngần ấy đám cháy khác đã thành than.
Cha sẽ tìm được đường về nhà
dùng mảnh ghép trong người cha có sẵn.
Cha sẽ xếp chúng thành một khối.
Con đừng cố lo cho cha,
ơi người thừa kế bị cha làm bối rối.
Cha làm sao quên nổi đường về nhà.
Nếu không thế, cha không còn là cha nữa,
vì với quá nhiều người
cha chính là đường về nhà đấy thôi.