15.00
Ngôn ngữ: Tiếng Ý
3 bài trả lời: 3 bản dịch

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi demmuadong vào 10/09/2006 00:44

Có 1 bài khác cùng tên trong cùng mục tác giả:

Inferno: Canto IV

Ruppemi l’alto sonno ne la testa
un greve truono, soh’io mi riscossi
come persona ch’oer forza desta;

e l’occhio riposato intorno mossi,
dritto levato, e fiso riguardai
per conoscer lo loco dov’io fossi.

Vero ohe ‘n su la proda mi trovai
de la valle d’abisso dolorosa
che ‘ntrono accoglie d’infiniti guai.

Oscura e profonda era e nebulosa
tanto che, per ficcar lo viso a fondo,
io non vi discernea alcuna cosa.

?Or discendiam qua gi? cieco mondo?,
comincio poeta tutto smorto.
?Io saroimo, e tu sarai secondo?.

E io, che del color mi fui accorto,
dissi: ?Come verroe tu paventi
che suoli al mio dubbiare esser conforto??.

Ed elli a me: ?L’angoscia de le genti
che son qua gi?l viso mi dipigne
quella pietࠣhe tu per tema senti.

Andiam, ch頬a via lunga ne sospigne?.
Cosoi mise e cos젭i f頩ntrare
nel primo cerchio che l’abisso cigne.

Quivi, secondo che per ascoltare,
non avea pianto mai che di sospiri,
che l’aura etterna facevan tremare;

ciovenia di duol sanza marto
ch’avean le turbe, ch’eran molte e grandi,
d’infanti e di femmine e di viri.

Lo buon maestro a me: ?Tu non dimandi
che spiriti son questi che tu vedi?
Or vo’ che sappi, innanzi che pi?i,

ch’ei non peccaro; e s’elli hanno mercedi,
non basta, perch頮on ebber battesmo,
ch’蠰orta de la fede che tu credi;

e s’e’ furon dinanzi al cristianesmo,
non adorar debitamente a Dio:
e di questi cotai son io medesmo.

Per tai difetti, non per altro rio,
semo perduti, e sol di tanto offesi,
che sanza speme vivemo in disio?.

Gran duol mi prese al cor quando lo ‘ntesi,
per򠣨e gente di molto valore
conobbi che ‘n quel limbo eran sospesi.

?Dimmi, maestro mio, dimmi, segnore?,
comincia’ io per voler esser certo
di quella fede che vince ogne errore:

?uscicci mai alcuno, o per suo merto
o per altrui, che poi fosse beato??.
E quei che ‘ntese il mio parlar coverto,

rispuose: ?Io era nuovo in questo stato,
quando ci vidi venire un possente,
con segno di vittoria coronato.

Trasseci l’ombra del primo parente,
d’Ab謠suo figlio e quella di No謍
di Mois蠬egista e ubidente;

Abraୠpatriarca e Dav줠re,
Isra謠con lo padre e co’ suoi nati
e con Rachele, per cui tanto f黍

e altri molti, e feceli beati.
E vo’ che sappi che, dinanzi ad essi,
spiriti umani non eran salvati?.

Non lasciavam l’andar perch’ei dicessi,
ma passavam la selva tuttavia,
la selva, dico, di spiriti spessi.

Non era lunga ancor la nostra via
di qua dal sonno, quand’io vidi un foco
ch’emisperio di tenebre vincia.

Di lungi n’eravamo ancora un poco,
ma non s젣h’io non discernessi in parte
ch’orrevol gente possedea quel loco.

?O tu ch’onori scienzia e arte,
questi chi son c’hanno cotanta onranza,
che dal modo de li altri li diparte??.

E quelli a me: ?L’onrata nominanza
che di lor suona s?la tua vita,
grazia acquista in ciel che s젬i avanza?.

Intanto voce fu per me udita:
?Onorate l’altissimo poeta:
l’ombra sua torna, ch’era dipartita?.

Poi che la voce fu restata e queta,
vidi quattro grand’ombre a noi venire:
sembianz’avevan n頴rista n頬ieta.

Lo buon maestro cominci򠡠dire:
?Mira colui con quella spada in mano,
che vien dinanzi ai tre s젣ome sire:

quelli 蠏mero poeta sovrano;
l’altro 蠏razio satiro che vene;
Ovidio 蠧l terzo, e l’ultimo Lucano.

Per򠣨e ciascun meco si convene
nel nome che son򠬡 voce sola,
fannomi onore, e di ci򠦡nno bene?.

Cos젶id’i’ adunar la bella scola
di quel segnor de l’altissimo canto
che sovra li altri com’aquila vola.

Da ch’ebber ragionato insieme alquanto,
volsersi a me con salutevol cenno,
e ‘l mio maestro sorrise di tanto;

e pi?nore ancora assai mi fenno,
ch’e’ s젭i fecer de la loro schiera,
s젣h’io fui sesto tra cotanto senno.

Cos젡ndammo infino a la lumera,
parlando cose che ‘l tacere 蠢ello,
s젣om’era ‘l parlar colࠤov’era.

Venimmo al pi蠤’un nobile castello,
sette volte cerchiato d’alte mura,
difeso intorno d’un bel fiumicello.

Questo passammo come terra dura;
per sette porte intrai con questi savi:
giugnemmo in prato di fresca verdura.

Genti v’eran con occhi tardi e gravi,
di grande autorit࠮e’ lor sembianti:
parlavan rado, con voci soavi.

Traemmoci cos젤a l’un de’ canti,
in loco aperto, luminoso e alto,
s젣he veder si potien tutti quanti.

Colࠤiritto, sovra ‘l verde smalto,
mi fuor mostrati li spiriti magni,
che del vedere in me stesso m’essalto.

I’vidi Eletra con molti compagni,
tra ‘quai conobbi Ettòr ed Enea,
Cesare armato con li occhi grifagni.

Vidi Cammilla e la Pantasilea;
da l’altra parte, vidi ‘l re Latino
che con Lavina sua figlia sedea.

Vidi quel Bruto che caccio Tarquino,
Lucrezia, Iulia, Marzia e Corniglia;
e solo, in parte, vidi ‘l Saladino.

Poi ch’innalzai un poco pi?ciglia,
vidi ‘l maestro di color che sanno
seder tra filosofica famiglia.

Tutti lo miran, tutti onor li fanno:
quivi vid’io Socrate e Platone,
che ‘nnanzi a li altri pi?sso li stanno;

Democrito, che ‘l mondo a caso pone,
Diogeno Anassagora e Tale,
Empedoclo Eraclito e Zenone;

e vidi il buono accoglitor del quale,
Diascoride dico; e vidi Orfeo,
Tulio e Lino e Seneca morale;

Euclide geomoa e Tolomeo,
Ipocrഥ, Avicenna e Galieno,
Avero쳬 che ‘l gran comento feo.

Io non posso ritrar di tutti a pieno,
per򠣨e s젭i caccia il lungo tema,
che molte volte al fatto il dir vien meno.

La sesta compagnia in due si scema:
per altra via mi mena il savio duca,
fuor de la queta, ne l’aura che trema.

E vegno in parte ove non 蠣he luca.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng thứ nhất của Địa Ngục. Lâu đài dành riêng cho các vĩ nhân chưa qua phép rửa tội. Bốn thi bá cổ đại: Omero, Ovidio, Oraxio, Lucano. Virgilio được tôn vinh làm người thứ 5 và Dante, thứ 6.

Giấc ngủ mê trong tối đứt quãng
Một tiếng sét ầm vang… tôi phục hồi tri giác,
Như bị thức tỉnh bằng sức mạnh.

Đảo cặp mắt mới được nghỉ ngơi, nhìn quanh,
Tôi đứng thẳng và chăm chú quan sát,
Cố hiểu ra nơi mình đang ở.

Đúng là tôi đang ở trên bờ vực,
Của thung lũng thảm sầu
Nơi đón nhận muôn vàn tiếng kêu than hỗn độn.

Vực đen ngòm, thẳm sâu, mờ mịt,
Tôi chăm chắm nhìn xuống tận đáy sâu,
Nhưng chẳng thấy gì rõ rệt!

- “Bây giờ chúng ta xuống thế giới mùa loà ở dưới:.
Thầy tôi nói, mặt mày tái mét,
Ta đi đầu, còn con thứ hai”.

Và tôi, khi nhận ra mặt thầy tái xám
Đã thốt lên: - “Con đi sao nổi nếu thầy cũng sợ,
Thầy là chỗ dựa luôn khích lệ con”.

Thầy bảo: -“Nỗi đớn đau của các âm hồn,
Đã truyền sang cả ta.
Tình trắc ẩn, con chớ hiểu lầm là sợ hãi.

Thôi đi đi, đường xa đang giục giã”,
Thế là thầy bước tiếp và tôi bước theo,
Vào vòng thứ nhất của vực thảm sầu.

Ở đó, những gì mà tôi nghe được,
Không phải tiếng kêu van mà là tiếng thở dài,
Làm xao động cả bầu không khí!

Nó thoát ra từ nỗi đau không bị cực hình,
Của một đám đông, cực kỳ đông đúc,
Có cả trẻ thơ, lẫn đàn bà, đàn ông.

Ân sư của tôi lại bảo: -“Sao con không hỏi ta,
Họ là ai những âm hồn con đang thấy,
Ta muốn con tỏ tường khi bước tiếp xa hơn.

Họ không phải là những người phạm tội,
Công tích không nhiều tuy cũng có,
Nhưng chưa  qua lễ rửa tội, ngưỡng của Đức Tin mà con đã có.

Họ sin ra trước khi có đạo Kitô,
Nên không biết thờ Chúa cho hợp thức,
Chính ta cũng là một người trong bọn họ.

Vì khiếm khuyết đó, không phải vì tội lỗi,
Chúng ta bị bỏ quên, và hình phạt duy nhất:
Không hy vọng và cứ sống trong thèm khát”.

Xót xa lòng tôi khi nghe bấy nhiêu lời,
Vì chợt hiểu không ít vĩ nhân,
Chốn Minh phủ, nhân thân chưa được định.

-“Hãy cho con hay, hỡi Tôn sư, chúa tể của con,
Tôi hỏi thêm vì muốn được yên lòng,
Về Đức tin và thắng mọi sai lầm.

Thế không một ai được thoát khỏi nơi đây,
Vì công tích, vì người khác, hay vì được ban phúc?”
Thầy hiểu ngay những lời tôi kín đáo,

Và trả lời: “Cõi này ta đã tới, cũng chưa lâu,
Ta đã thấy đến đây một bậc kỳ vĩ,
Vòng hào quang chói lọi quanh đầu!

Ngài đã đưa khỏi bóng đêm anh hồn thuỷ tổ,
Anh hồn của cả con trai Aben và cả Noe,
Của Moide, vị luật gia hiểu thuận.

Cụ Abram, trưởng lão và vua David,
Và Irsael, cha của ông cùng các con,
Cả nàng Rakele mà Ngài ưu ái.

Nhiều người khác cũng được Ngài ban phước,
Ta muốn con hiểu rằng trước họ,
Chưa hề một ai từng được gia ân”.

Xa xa đường chúng tôi đi,
Tôi thấy một vầng ánh sáng,
Chiếu tỏi nửa bầu trời đen tối.

Tuy còn cách một quãng khá xa,
Nhưng tôi cũng có thể nhận ra,
Đây ắt hẳn nơi ở của những người đáng kính!

-“Ôi Thầy ơi, người từng làm vinh dự khoa học và thơ ca,
Những người này là ai mà lại được tôn vinh?
Số phận của họ, sao khác xa những người khác?”

Thầy đáp: -“Danh tiếng lẫy lừng của họ
Còn vang mãi trong cuộc đời dương thế,
Nên Thượng Đế ban cho nhiều ân huệ”.

Vừa lúc đó, tôi nghe ai nói:
-“ Hãy tôn vinh nhà thơ cao cả nhất,
Người đã rời chúng ta, nay đà quay lại!”

Khi lời đó vừa dứt,
Tôi thấy tiến đến trước chúng tôi bốn người vĩ đại:
Sắc mặt không buồn mà cũng không vui.

Vị thầy nhân hậu liền bảo: - “Hãy nhìn kia:
Người cầm kiếm trong tay,
Dẫn đầu ba vị kia như một vì vương giả.

Đó chính là Omero nhà thơ tối thượng,
Sau đó là Oraxio, nhà thơ trào phúng,
Ovidia, thứ ba và sau nữa Lucano.

Mỗi người cùng ta đêu xứng đáng danh hiệu đó,
Như tiếng nói vừa rồi tuyên bố,
Họ tôn vinh ta và đã làm đúng”.

Trước mắt tôi một tao đàn tuyệt mỹ,
Vị chúa tể với bài ca bất tử,
Như phượng hoàng bay lượn trên cao.

Họ trò chuyện cùng nhau giây lát,
Rồi quay về phía tôi làm dấu hiệu cúi chào,
Và Thầy tôi mỉm cười sung sướng.

Họ ban cho tôi một vinh dự lớn lao:
Được đứng trong tao đàn của họ,
Làm người thứ sáu trong đám hiền giả đó.

Chúng tôi đi đến tận cùng vùng sáng,
Muốn nói bao điều mà nín lặng càng hay
Nhưng cũng rất hay nếu bàn ở nơi đó.

Chúng tôi tới dưới chân một lâu đài tôn quý,
Được bao quanh bảy lớp thành cao,
Thêm một dòng sông xinh bảo vệ.

Giống như trên đất liền chúng tôi qua sông,
Qua bảy lần cửa, đến thăm nhóm đại hiền,
Qua cả một thảm có non, màu xanh tươi mát.

Những vị đó mát trang nghiêm, điềm đạm,
Dáng bên ngoài oai vệ uy nghi,
Tuy ít nói nhưng ngữ điệu dịu dàng.

Chíng tôi đi vào từ cánh bên,
Một vùng cao, thoáng đãng và sáng sủa,
Khiến chúng tôi nhìn thấy tất cả.

Ở đó ngay trước mặt, trên nền xanh ngọc bích,
Hiển hiện những anh hồn vĩ đại,
Mới thoạt thoạt thấy đã khiến tôi phấn khích.

Tôi thấy cụ Eletera và đàn con cháu,
Trong số đó tôi viết Edto và Elena,
Cesare đeo gươm và đôi mắt rực lửa.

Tôi thấy Camminla và Pantaxilea,
Xa hơn là vua Latino,
Ngồi với công chúa Lavina.

Tôi thấy Bruto, người đánh đuổi Takino,
Lucrexia, Julia, Maxia và Coocnilia,
Và một mình tách ra là Xaladino.

Ngước mắt nhìn chếch lên một chút,
Tôi thấy vị tôn sư mà mọi người đều biết,
Đang ngồi giữa gia đình triết học.

Tất cả hướng về họ, bày tỏ niềm tôn kính,
Người gần người nhất và trước cả mọi người,
Là Socrate và Platone.

Thôi thấy De Monicarito, người chủ trương thế giới theo luật ngẫu nhiên,
Diorenet, Anasagora và Tale,
Empolecle, Eracrito và Zenone.

Tôi thấy người đi sưu tầm thảo dược,
Diatcorie và thấy Ocpheo,
Tulio. Lino và nhà đạo đức Seneca.

Oclide, nhà hình học và Tolomeo
Ipocrate, Avisenna và Gallieo,
Aveori, nhà bình luận tài ba.

Tôi không thể kể đủ tất cả,
Vì đề tài lớn lôi cuốn tôi đi,
Nhiều khi ngôn ngữ không diễn hết sự việc.

Nhóm sáu người đã bớt đi hai,
Nhà hiền triết dẫn đường đưa tôi theo hướng khác,
Ra khỏi chốn lặng yên, nơi không khí xao động,
Đến một nơi không còn ánh sáng.

... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của James Finn Cotter (Bản tiếng Anh)

A loud thunderclap shattered the deep
        Sleep in my head, so that I started up
        Like someone shaken forcibly awake.
 
        Then, looking all around with rested eyes,
5        I stood straight up with a steady stare,
        Attempting to discover where I was.
 
        The truth is I found myself upon the edge
        Of the chasm of the valley of salt tears
        Which stores the clamor of unending crying.
 
10       Dark and deep and foggy was the valley:
        So, when I strained my eyes to see the bottom,
        I was not able to discern a thing.
 
        "Now let us descend to the blind world
        Below," the poet, pale as death, began:
15      "I will be first, and you shall follow me."
 
        And I, observing the change in his color,
        Asked, "How can I come if you are frightened,
        You who strengthen me when I have doubts?"
 
        And he told me, "The anguish of the people
20      Who are down here blanches my complexion
        With the pity that you mistake for fear.
 
        "Let us go on: the long road makes it urgent."
        So he went down, and so he had me enter
        The first circle ringing the abyss.
 
25      Here, as far as listening could tell,
        The only lamentations were the sighs
        That caused the everlasting air to tremble.
 
        Suffering without torments drew these sighs
        From crowds, multitudinous and vast,
30      Of babies and of women and of men.
 
        My gracious teacher said, "Do you not question
        Who these spirits are whom you observe?
        Before you go on, I would have you know
 
        "They did not sin: yet even their just merits
35       Were not enough, for they lacked baptism,
        The gateway of the faith that you profess.
 
        "And, if they lived before the Christian era,
        They did not worship God in the right way:
        And I myself am one of those poor souls.
 
40      "For this failure and for no other fault
        Here we are lost, and our sole punishment
        Is without hope to live on in desire."
 
        Deep sorrow crushed my heart when I heard him,
        Because both men and women of great worth
45      I knew to be suspended here in limbo.
 
        "Tell me, my master, tell me, my good lord,"
        I then began, wishing to be assured
        Of that belief which conquers every error,
 
        "Have any left here, either through their merits
50      Or someone else's, to be blessed later on?"
        And he, grasping my unexpressed appeal,
 
        Responded, "I was newly in this place
        When I saw come down here a mighty One
        Crowned with the symbol of his victory.
 
55      "He snatched away the shade of our first parent,
        Of his son Abel, and the shade of Noah,
        Of Moses, the obedient lawgiver,
 
        "Of Abraham the patriarch, King David,
        Israel with his father, with his children,
60      And with Rachel for whom he worked so hard,
 
        "And many others, and he made them blessed.
        But I would have you know, before these souls
        No human being ever had been saved."
 
        We did not keep from walking while he talked,
65      But all along we journeyed through the forest —
        I mean the forest that was dense with spirits.
 
        Our path had not yet led us far away
        From where I'd slept, when I descried a fire
        That overcame a hemisphere of shadows.
 
70      We were still a little distance from it
        But close enough for me to dimly see
        That honored people tenanted that place.
 
         "O you, glory of the arts and sciences,
        Who are these souls who here have the high honor
75      Of being kept distinct from all the rest?"
 
        And he told me, "Their distinguished names
        Which yet re-echo in your world above
        Win for them heaven's grace which furthers them."
 
         Meanwhile I could hear a voice that called,
80       "Honor to the most illustrious poet!
         His shade that had departed now returns."
 
        After the voice had ceased and all was still,
         I saw four lofty shades approaching us,
         In their appearance neither sad nor joyful.
 
85      My worthy teacher now began by saying,
        "Notice there the one with sword in hand,
        Coming before the three others like a lord:
 
         "That is Homer, the majestic poet.
         The next who comes is Horace, the satirist;
90       Ovid is third, and Lucan last of all.
 
        "Since each one shares with me the name of poet,
        The name you heard the single voice call out,
        They honor me, and they do well to do so."

... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hồ Thượng Tuy

KHÚC IV

Tầng Địa ngục thứ nhất – Những vĩ nhân chưa qua phép rửa tội

Cơn mê ngủ ở trong tôi đứt quãng
Tri giác phục hồi sau tiếng sét vang
Như một người bị thức bằng sức mạnh.

4    Đảo cặp mắt vừa được nghỉ, nhìn quanh
Tôi đứng thẳng và mắt nhìn chằm chặp
Cố hiểu ra nơi đang ở của mình.

7   Hai chúng tôi đang đứng trên bờ vực
Thung lũng thảm sầu ở dưới bàn chân
Nơi có vô vàn tiếng kêu khủng khiếp.

10  Vực thẳm sâu, vực mờ mịt, đen ngòm
Tôi chăm chú nhìn xuống sâu tận đáy
Nhưng tất cả đều mờ mịt, tối đen.

13  “Giờ ta xuống thế giới mù phía dưới
Ta đi đầu, còn con đi thứ hai”.
Mặt thầy tái mét khi thầy nói vậy.

16  Tôi nói, khi nhìn nét mặt thầy tôi:
“Con đi sao nổi, nếu thầy cũng sợ
Thầy cũng kinh hoàng, biết dựa vào ai?”

19  Thầy bảo: “Cực hình của hồn đau khổ
Đã truyền cả sang gương mặt của ta
Nỗi đau khổ con nhầm là nỗi sợ.

22  Ta đi thôi, đang giục giã đường xa”.
Thầy bước xuống và tôi theo thầy bước
Vào vòng thứ nhất, vực thẳm đang chờ.

25  Ở đó những gì mà tôi nghe được
Không phải tiếng kêu mà tiếng thở dài
Làm xáo động bầu không gian vạn kiếp.

28  Nó từ nỗi đau không bị cực hình
Của đám âm hồn vô cùng đông đúc
Có cả trẻ con, đàn bà, đàn ông.

31  “Sao con không hỏi – thầy tôi bỗng nhắc –
Họ là ai, trú ẩn những linh hồn
Ta muốn con tỏ tường khi bước tiếp.

34  Họ không phải là những kẻ lỗi lầm
Công tích không nhiều nhưng mà cũng có
Nhưng chưa qua rửa tội cửa Đức Tin.

37  Họ sống trước khi đạo Kitô có
Không biết tôn thờ Đức Chúa như cần
Ta cũng là một người trong bọn họ.

40  Vì khiếm khuyết đó, ta bị bỏ quên
Và ở đây ta chịu điều xét đoán
Mất hy vọng và cứ sống khát thèm”.

43  Lồng ngực tôi thắt lại vì đau đớn
Nghe thấy tin có không ít vĩ nhân
Chốn Minh phủ phải chịu nhiều cay đắng.

46  “Hãy cho con hay, chúa tể của con –
Tôi hỏi thầy vì muốn cho vững dạ
Về Đức Tin đã thắng mọi sai lầm –

49  Có phải nơi này không ai thoát cả
Nhờ công mình hay ai chuộc cho nhau?”
Thầy hiểu ngay những lời tôi nói đó.

52  Thầy trả lời: “Ta cũng tới chưa lâu
Ta đã thấy có một Ngài chúa tể
Với vòng hào quang chói lọi trên đầu.

55  Ngài đưa khỏi đêm anh hồn thuỷ tổ
Con trai Aben và cả Nôê
Và Môisê, luật gia, người coi giữ.

58  Vua Đavít, trưởng lão Abờraham
Ítxaraen, cha của ông và con nhỏ
Cả nàng Rakelê cũng được ưu tiên.

61  Nhiều người khác cũng được ban ân huệ
Trước họ chưa từng cứu rỗi một ai
Họ trở thành những người đầu tiên đó”.

64  Thầy vẫn nói nhưng không dừng bước chân
Chúng tôi đi qua một khu rừng lớn
Tôi thấy đây chật ních những âm hồn.

67  Và tôi thấy từ nơi xa xôi lắm
Có một vầng ánh sáng trước mặt tôi
Nửa bầu trời đen bỗng nhiên toả sáng.

70  Dù ánh sáng không ở gần chúng tôi
Tôi nhìn thấy một đoàn đông đúc lắm
Hẳn những người đáng kính ở nơi này.

73  “Hỡi người vinh dự của thơ ca, khoa học
Họ là ai mà lại được tôn vinh
Số phận họ sao khác xa người khác?”

76  Thầy đáp: “Tiếng tăm của họ lẫy lừng
Còn vang mãi trong cuộc đời dương thế
Nên Chúa Trời nhiều ân huệ đã ban”.

79  Ngay lúc này, tôi nghe ai đó nói:
“Nhà thơ cao cả nhất hãy tôn vinh!
Bóng của nhà thơ nay đà quay lại”.

82  Tôi nhìn thầy, khi dứt những lời trên
Đến trước chúng tôi bốn người vĩ đại
Nét mặt không vui mà cũng chẳng buồn.

85  “Con hãy nhìn – người thầy nhân hậu bảo –
Người đang cầm chiếc kiếm trong tay kia
Dẫn đầu ba vị như vì vương giả.

88  Nhà thơ tối thượng, chính là Hômer
Tiếp theo – Hôrát, nhà thơ trào phúng
Ôviđiô thứ ba, và sau nữa Lucanô.

91  Mỗi người danh hiệu với ta đều xứng
Lời vang lên, ta một chút bước lên
Tôn vinh họ, và tất nhiên, ta đúng”.

94  Trước mắt tôi tuyệt mỹ một tao đàn
Vị chúa tể với bài ca bất tử
Như đại bàng bay lượn giữa trời xanh.

97  Thầy tôi gặp và chuyện trò với họ
Rồi quay về tôi làm dấu cúi chào
Và thầy mỉm cười với tôi khi đó.

100 Họ ban cho tôi vinh dự lớn lao
Tôi được đứng trong tao đàn của họ
Người thứ sáu trong các bậc thanh cao.

103 Chúng tôi đi đến tận vùng sáng tỏ
Muốn nói lời mà nín lặng càng hay
Nhưng cũng hay nếu chuyện trò nơi đó.

106 Trước mắt tôi hiện ra một lâu đài
Có bảy lớp thành, tường cao chất ngất
Và một dòng sông xinh đẹp bao vây.

109 Chúng tôi qua sông như đi trên đất
Qua bảy cánh cổng đến nhóm đại hiền
Một thảm cỏ xanh hiện ra trước mặt.

112 Những vị đó rất điềm đạm, trang nghiêm
Dáng vẻ bề ngoài uy nghi, oai vệ
Lời họ khoan thai, chậm rãi vang lên.

115 Chúng tôi bước lên một khu đồi nhỏ
Một vùng cao tươi mát, sáng, dịu êm
Cho phép chúng tôi nhìn ra tất cả.

118 Ở đó, trên nền ngọc bích màu xanh
Đã hiện lên những anh hồn cao cả
Mắt thoạt nhìn đã phấn khích trong tim.

121 Tôi thấy cụ Eletơra và đàn cháu nhỏ
Trong số họ có Hécto và Ênêa
Xêda đeo gươm đôi mắt rực lửa.

124 Tôi thấy Cammila, Pantaxilêa
Và vua Latinô xa hơn một chút
Ngồi bên cạnh công chúa Lavina.

127 Bờrutô, người cho Táckinô hạ bệ
Lucờrêxia, Giulia, Mácxia, Coócnilia
Và Xalađinô một mình riêng lẻ.

130 Sau đó ngước mắt một chút nhìn lên
Thấy vị Tôn sư mọi người biết đến
Giữa quây quần triết học một gia đình.

133 Tất cả hướng về tỏ lòng tôn kính
Người ngồi gần nhất và trước mọi người
Tiếp đến Xôcrát, Platôn đáng kính.

136 Có Đêmôcrít nổi tiếng khắp nơi
Anaxagô, Talê, Điôgiênét
Empêđôclét, Hêraclít, Zênônê.

139 Tôi thấy người đi sưu tầm thảo dược
Điátcôriđê và thấy Oócphêô
Tuliô, Linô và Xênêca – nhà đạo đức.

142 Nhà hình học Ơcơlít và Tôlômêô
Avixena, Galen và Ipôcrát
Avêôít, nhà bình luận tài ba.

145 Tên mọi người không thể nào kể hết
Tôi cần nêu nhanh chóng tên mọi người
Thường lời nói không thể nêu hết việc.

148 Giờ nhóm sáu người chỉ còn lại hai
Nhà hiền triết dẫn tôi đi hướng khác
Rời lặng yên vào xao động khôn nguôi.

151 Chúng tôi đi vào một nơi tối mịt.


KHÚC IV

37 – 39. Đạo Kitô: tức đạo Thiên Chúa. Virgilio chết năm 19 tr. CN vào ngục Limbus khoảng nửa thế kỷ trước khi Giê-su chết và hồi sinh.
53. Ta đã thấy có một Ngài chúa tể: chỉ Đức Chúa Giê-su.
55. Anh hồn thuỷ tổ: chỉ Adam, người đầu tiên theo Kinh Thánh.
56. Aben: con Adam; Nôê: người theo ý Chúa Trời đã đóng thuyền chở vợ con và các loài vật khi xảy ra nạn hồng thuỷ.
57. Moise: người giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách nô lệ Ai Cập, được Chúa Trời ban cho bộ luật Do Thái.
58. David: Vua Do Thái; Abraham: Trưởng lão Do Thái.
59. Israel: tức Giacobbe (Jacob); Rakelê (Rachel): Vợ Giacobbe.
88–90. Omero (Homer): Nhà thơ Hy Lạp cổ đại, người được coi là tác giả của “Iliat” và “Odyssey”; Orazio (Horace) (65 – 8 tr. CN) – nhà thơ La Mã cổ đại; Ovidio (Ovid) (43 tr. CN – 18 sau CN) – nhà thơ La Mã; Lucano (39 – 65) – nhà thơ La Mã. Bốn nhà thơ cổ đại mà Dante gọi là “bốn người vĩ đại” (câu 83). Trong bốn nhà thơ này thì Omero là nhà thơ mà Dante chưa thể đọc được vì Dante không biết tiếng Hy Lạp, còn bản dịch ra tiếng Latinh hồi này chưa có, mặc dù vậy, ông vẫn gọi Omero là “nhà thơ tối thượng”, gọi Orazio là “nhà thơ trào phúng”. Còn Ovidio và Lucano thì Thần khúc sử dụng rất nhiều sự tích từ tác phẩm của hai nhà thơ này.
121–144. Dante tiếp tục gặp những nhân vật sau: Elettra (Electra): người yêu của thần Dớt, mẹ của Dardano, người lập thành Tơroa; Ettor (Hector): con trai vua Priamo và Ecuba, anh hùng Tơroa; Cammilla, Pantasilea: những nhân vật trong thiên anh hùng ca “Eneide” của Virgilio; Latino: vua của Latium, cha của Lavina. Lavina là vợ của Enea; Bruto: lãnh chúa đầu tiên của cộng hoà La Mã, người đã hạ bệ vua Tarquino năm 509 tr. CN, thiết lập chế độ cộng hoà (không phải Bruto, người giết Cesare ở câu 65 khúc XXXIV); Lucrezia, Iulia, Marzia, Corniglia: bốn gương mặt phụ nữ đại diện cho đức hạnh La Mã; Saladino (1138 – 1193) quốc vương Ai Cập và Syria, Saladino một mình riêng lẻ vì ông thuộc về nền văn hóa khác; vị Tôn sư là Aristotele (384 – 322 tr. CN): nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Socrate (469 – 399 tr. CN): nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Platone (427 – 347 tr. CN): nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Dimocrito (460 – 370 tr. CN): nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Anassagora (500 – 428 tr. CN): nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Tale (625 – 546 tr. CN): nhà toán học, triết học Hy Lạp cổ đại; Diogenes (413 – 327): nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Empedocles (thế kỷ VI tr. CN): nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Zenone (335 – 264 tr. CN): nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Eraclito (540 – 480 tr. CN): nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Diascoride (thế kỷ I sau CN): thầy thuốc Hy Lạp cổ đại; Orfeo: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà tiên tri Hy Lạp cổ đại; Tulio (106 – 43 tr. CN): nhà hùng biện La Mã cổ đại; Lino: nhà thơ thần thoại Hy Lạp cổ đại;  Seneca (4 tr. CN – 64 sau CN): nhà triết học La Mã cổ đại; Euclide (thế kỷ III tr. CN): nhà toán học của Alexandria, Ai Cập; Tolemeo (thế kỷ II ): nhà toán học, thiên văn học Hy Lạp cổ đại; Ipocrate (460 – 377 tr. CN): danh y Hy Lạp cổ đại; Galieno (thế kỷ II) danh y Hy Lạp cổ đại; Avicenna (Ibn Sina) (980 – 1037): nhà triết học Arập; Averois (1126 – 1198): nhà triết học, danh y Arập, người bình luận triết học Aristotle hay nổi tiếng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời