Thơ » Nga » Boris Pasternak
Đăng bởi hongha83 vào 30/05/2014 22:48
Мело, мело по всей земле
Во все пределы.
Свеча горела на столе,
Свеча горела.
Как летом роем мошкара
Летит на пламя,
Слетались хлопья со двора
К оконной раме.
Метель лепила на стекле
Кружки и стрелы.
Свеча горела на столе,
Свеча горела.
На озаренный потолок
Ложились тени,
Скрещенья рук, скрещенья ног,
Судьбы скрещенья.
И падали два башмачка
Со стуком на пол.
И воск слезами с ночника
На платье капал.
И все терялось в снежной мгле
Седой и белой.
Свеча горела на столе,
Свеча горела.
На свечку дуло из угла,
И жар соблазна
Вздымал, как ангел, два крыла
Крестообразно.
Мело весь месяц в феврале,
И то и дело
Свеча горела на столе,
Свеча горела.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 30/05/2014 22:48
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hongha83 ngày 31/05/2014 11:37
Bụi tuyết mờ trần gian
Khắp mọi miền
Ngọn nến sáng trên bàn
Ngọn nến sáng
Như đàn ruồi mùa hè
Bay qua ngọn lửa
Những bông tuyết phơi ngoài sân
Đậu vào khung cửa
Bão tuyết vẽ trên ô kính mờ
Hình những mũi tên và đồng xu
Ngọn nến sáng trên bàn
Ngọn nến sáng
Trần nhà sáng lên những bóng chập chờn
Chập chờn
Tay quấn vào tay, chân quấn chân
Hoà chung số phận
Và đôi giày nhỏ chợt rơi
Xuống sàn
Và nước mắt từ ngọn nến đêm
Nhoè trên áo choàng
Và tất cả tan trong tuyết bay
Bạc trắng
Ngọn nến sáng trên bàn
Ngọn nến sáng
Góc nhà gió lay lay đốm lửa
Và hơi nóng cám dỗ
Bốc lên, như thiên thần
Đôi cánh hình chữ thập
Bụi tuyết mờ tháng Hai
Cứ thế thôi, cứ thế
Ngọn nến sáng trên bàn
Ngọn nến sáng
Gửi bởi Decembrina Nguyễn ngày 09/06/2023 15:45
Bão tuyết nổi khắp mặt đất
Đến tận cùng, tận cùng,
Trên bàn cây nến cháy,
Cây nến cháy bập bùng.
Như từng đàn muỗi đói,
Lao đến đám lửa hồng,
Đọng ngoài khung cửa sổ,
Tuyết từng bông, từng bông.
Tuyết vẽ trên mặt kính,
Mũi tên và xoáy vòng.
Trên bàn cây nến cháy,
Cây nến cháy bập bùng.
Trên trần nhà bóng đổ,
Bắt chéo tay, chéo chân,
Thập giá của số phận
Đang xoay vần, xoay vần.
Đôi giày mềm ấm áp,
Sàn gỗ rơi khẽ khàng,
Sáp rỏ như giọt lệ,
Trên xiêm y chảy ròng.
Thế gian chìm trong tuyết,
Trăng bàng bạc mịt mùng.
Trên bàn cây nến cháy,
Cây nến cháy bập bùng.
Gió lùa lay ánh nến,
Và hơi ấm rủ rê,
Như thiên thần giang cánh
Bay cao trong giấc mơ.
Tuyết rơi suốt tháng hai,
Giăng trắng xoá não mùng.
Trên bàn cây nến cháy,
Cây nến cháy bập bùng.
Gửi bởi Decembrina Nguyễn ngày 22/09/2023 09:53
Đêm đông là một chủ đề rất ám ảnh trong thơ Boris Pasternak.
Bài thơ Đêm đông (Bão tuyết nổi khắp mặt đất…) được Pasternak sáng tác theo cảm xúc thăng hoa sau cuộc gặp gỡ với Olga Ivinskaya tại nhà nghỉ ngoại ô của ông ở Peredelkino. Ngay từ ngày đó, hai người đã hiểu họ không thể sống thiếu nhau. Olga Ivinskaya được coi như nguyên mẫu của nhân vật Lara trong tiểu thuyết “Bác sĩ Dzhivago” với tất cả nhan sắc, vẻ đẹp nội tâm, tính cách nhân hậu và bí ẩn của mình.
Olga Ivinskaya là cán bộ toà soạn tạp chí “Thế giới mới”, là Nàng thơ cuối cùng, cũng là người phụ nữ cuối cùng mà Pasternak yêu say đắm. Họ gặp nhau vào mùa đông năm 1945, khi Pasternak bắt tay vào viết «Bác sĩ Dzhivago», khi ấy nhà văn đã 56 tuổi, đang có vợ còn Olga mới 34 tuổi, đã goá chồng và đang nuôi 2 con nhỏ. Mối tình kéo dài 14 năm của họ đầy thử thách, không được sự ủng hộ của những người xung quanh. Tuy nhiên Pasternak không thể sống thiếu bà.
Năm 1949 tai hoạ xảy ra khi Ivinskaya bị bắt vì nghi ngờ chuẩn bị đào tẩu cùng Pasternak ra nước ngoài, sau đó bị kết án 4 năm tù khổ sai. Pasternak đã phải tìm đến nhiều cơ quan chức năng khác nhau để đấu tranh đòi trả lại tự do cho Olga, đồng thời hỗ trợ và nuôi dưỡng hai con riêng của bà.
Năm 1953 Olga Ivinskaya được trả tự do. Tình yêu của họ ngày càng mạnh mẽ hơn, họ gắn bó với nhau hơn.
Năm 1955 tiểu thuyết «Bác sĩ Dzhivago» được hoàn thành, và ra mắt bạn đọc năm 1957 tại Italia. Tác phẩm được trao giải Nobel vào năm 1958. Toàn Liên Xô phẫn nộ tới mức nhà văn phải từ chối nhận giải thưởng. Thời gian sau đó ông buộc phải sống ở Peredelkino, rất hạn chế ra khỏi khu vực này và viết cho Olga Ivinskaya những bức thư rất cảm động.
Tháng 5/1960 họ gặp nhau lần cuối, sau cuộc gặp vài ngày nhà văn bị đột quỵ và mất vào ngày 30/5/1960.
Olga Ivinskaya rất đau buồn. Bà mất đi người thương yêu, đồng thời bị bạn bè và người quen quay lưng. Đó là thời kỳ bà phải nhận nhiều chỉ trích và buộc tội vô căn cứ, và vào mùa hè năm 1960 bà bị bắt vì bị buộc tội buôn lậu do nhận nhuận bút cuốn «Bác sĩ Dzhivago». Bà bị kết án 8 năm khổ sai, tuy nhiên được trả lại tự do sau đó 4 năm, và tới năm 1988 thì được minh oan. Bà mất ngày 8/9/1995.