Trên thành nghìn dặm bóng mây che,
Hoa liễu Lương Viên* thấy nhạt nhoè.
Cha mẹ đôi nơi tuôn lệ nhớ,
Quan nghèo ba Tết buốt lòng se.
Con thơ gõ cửa mê ngồi hát,
Vợ khó gom than mải nấu chè.
Nhà nước biết sao mà sử dụng?
Cả năm bệnh tật kéo lê thê.

* Theo ý cá nhân của người dịch thì “Lương viên chi hảo, bất thị cửu luyến chi gia”: Câu thành ngữ của Trung Quốc ngụ ý nói rằng nơi phồn hoa sung sướng, không đáng nhớ như quê hương của mình. Sau đó, câu này cũng được sử dụng để chỉ rằng một nơi dù rất thoải mái, nhưng không phải là nơi có thể ở lại lâu, phải đi càng sớm càng tốt.
Nguồn gốc câu thành ngữ: Tư Mã Tương Như là một tác gia đời đầu nhà Hán, từ và phú của ông rất xuất sắc. Nhưng Hán cảnh đế (Lưu Khải) đó không thích từ và phú, mà lại thích đi săn. Tư Mã Tương Như không thích theo Hán Cảnh đế đi săn (Vũ kỵ thường thị), ông liền đến Lương Hiếu vương (tức Lưu Vũ, em của Hán Cảnh đế) ở mấy năm. Nước Lương lúc ấy, nay là khu vực Thương Khâu, Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam. Lương Hiếu vương xây dựng Lương viên, chiêu nạp không ít văn sĩ. Đương khi thực khách ham ăn uống, nhưng đối với hoài bão của Tư Mã Tương Như không phải sung sướng gì, do đó ông nói một câu tự đáy lòng mình:” Lương Viên dù tốt, không phải nơi ở lại lâu được.”
Gốc tích Lương Viên: Lương Hiếu Vương đời nhà Hán có xây dựng một khu vườn nổi tiếng. Theo sử sách ghi chép, Lương viên là thái ấp của Lương Hiếu vương Lưu Vũ nhà Tây Hán, Lương Hiếu vương Lưu Vũ là cháu của Hán Cao Tổ Lưu Bang, con trai của Hán Văn đế, vì ông rất nhân từ hiếu thuận nên sau khi ông chết được truy phong là Hiếu vương, người đời sau gọi là Lương Hiếu vương. Vì ông ta có công lao hiển hách, lại được Đậu Thái hậu sủng ái, ông được ban thuởng nhiều vô số, lại phong cho đất Đại Lương (nay là Lương viên), đồng thời xe được cắm cờ vua. Lúc ông đi lại có đoàn tuỳ tùng rầm rộ, xe ngựa ngợp trời giống như hoàng đế, ra khỏi điện có người hô dẹp đường, vào cung có người bẩm báo. Đến kinh thành, thường cùng Hoàng đế ngồi trên long xa, ra vào cung vua. Đương thời nước Lương giàu có phồn thịnh, do đứng đầu các nước chư hầu, tiền bạc, châu báu trong kho phủ còn nhiều hơn cả kho kinh thành. Sau khi Lương Hiếu vương chết, các đồ quý giá đều đưa vào trong mộ, sử cách có chép rằng, trong khi đào trộm ngôi mộ của Tào Tháo, vàng bạc châu báu đã thu được hơn mười vạn cân, phải dùng bảy mươi hai chiếc thuyền mới chở hết.
(Theo tài liệu của Trung Quốc trên internet)