香海院

天南四寶剩陳聞,
香海禪林証大因。
像塔虛虛傳白業,
磬聲寂寂汩迷津。

 

Hương Hải viện

Thiên Nam tứ bảo thặng trần văn,
Hương Hải thiền lâm chứng đại nhân.
Tượng tháp hư hư truyền bạch nghiệp,
Khánh thanh tịch tịch cốt mê tân.

 

Dịch nghĩa

Nước Nam có bốn báu vật, truyền lại rõ ràng,
Viện thiền Hương Hải, là nơi chứng minh cho nhân duyên lớn đó.
Tượng, tháp thờ Phật chỉ là hư không, vẫn truyền lại được giáo lý của Phật,
Nghe tiếng khánh kêu tĩnh mịch như chìm vào bến mê.


Nguyên chú: Am Pháp Vân ở ngoài thành cách cửa đông bốn dặm, bên phải chùa Đại Bi thuộc xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì. Dã sử ghi: Vào thời Hùng Vương thứ 3 chùa Phúc Nghiêm, bên sông Thiên Đức, có vị tăng người Hồ là Già La Đồ Lê rất tinh thông phép thuật, giỏi hô vân hoán vũ, phù phép biến giấy trắng thành bột gạo, dùng bình thiếc đựng nước suối Cam Tuyền cứu người bị nạn. Trong chùa còn có một vị ni sư tên là Man Nương, không chồng mà có mang. Một đêm vào rừng sinh nở, sinh ra được một bọc trong có hòn đá hình người, bà gửi con vào hốc cây rồi ra về. Ba năm sau, trời làm lụt lớn, cái cây đó bị nước lũ cuốn trôi trên sông Đức Giang, đến chân chùa Phúc Nghiêm thì dừng lại. Đêm đó, cây cổ thụ phát sáng cả một khúc sông, ngẫu nhiên đêm đó ni sư đi tắm trên sông, treo áo vào cành cây thì nhận ra đó là cây đã gửi con vào. Lúc đó, thầy sư tăng từ phía tây đi tới bảo: Đó là con Phật, liền lập đàn cầu đảo. Lập tức sấm chớp gió mưa nổi lên hưởng ứng, sau lấy cây đó tạc thành 4 pho tượng, gọi là: Vân, Vũ, Lôi, Điện là bốn phép Bồ Tát. Còn gốc cây đá phát sáng, gọi là Thạch Quang Bồ Tát. Trải các triều vua đều sắc phong là Đại Bồ Tát Trung Liệt phần. Sau này cầu mưa đều ứng nghiệm. Tương truyền, chùa Phật Mẫu Phúc Nghiêm và am chùa Thịnh Liệt đều thờ Pháp Vân Bồ Tát.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]