Bích Liên hoà thượng (1876-1950) thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông sinh trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là tú tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hoà Nghị. Năm 20 tuổi, ông lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hoà (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện).
Năm 31 tuổi, ông lều chõng vào trường thi hương Bình Định và đỗ tú tài. Ba năm sau, ông lại đỗ tú tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, ông giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt. Nhưng rồi đột nhiên bà Lê Thị Hồng Kiều từ trần vào tuổi 40, để lại một trai hai gái. Sống trong cảnh đau buồn vì thiếu vắng người thân, ý định xuất gia nẩy mầm từ đó.
Năm 41 tuổi (1917) tình cờ có người đánh cá đem cho ông một tượng Phật bằng sứ trắng, nhưng chỉ có từ cổ xuống toà sen. Vài tháng sau lại có ngư phủ khác chài được cái đầu tượng Phật cũng bằng sứ, đem tặng. Ông ráp hai phần lại thì khít với nhau, vì nguyên đó là một pho tượng Quán Thế Âm. Năm sau (1918) lại có một nhà sư đem cho ông hai quyển Long thơ tịnh độ là bộ sách thuyết minh pháp môn niệm Phật để cầu sanh về cõi Tây phương cực lạc.
Ngẫm nghĩ những việc trùng hợp này, ông tin rằng cơ duyên xuất gia đầu Phật đã đến nên sau khi thu xếp xong việc nhà, năm 1919 (43 tuổi), ông đến chùa Thạch Sơn ở Quảng Ngãi quy y thọ giới với hoà thượng Hoằng Thạc. Ông được ban pháp danh Chơn Giám, tự là Đạo Quang, pháp hiệu là Trí Hải. Nhờ tinh thông Hán học, lại gặp thiện duyên, sau vài năm tham học và đắc pháp với hoà thượng Hoằng Thạc (1921), ông đã diệu nhập Phật tạng, thông suốt yếu lý giải thoát. Tuy mới xuất gia, nhưng ông đã sớm trở thành một tăng sĩ quảng kiến đa văn, đạo cao đức trọng.
Năm 1928, hoà thượng Khánh Hoà, pháp danh Như Trí, trụ trì chùa Tuyên Linh ở Bến Tre, ra làm pháp sư tại trường Hương chùa Long Khánh ở Quy Nhơn, gặp và mến phục tài đức ông, bèn cùng nhau kết làm pháp hữu, rồi mời ông vào Nam hoạt động cho phong trào chấn hưng Phật giáo. Chính do sự đóng góp công đức của ông mà Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học đã tặng ông danh hiệu Tán trợ hội viên (vì ông không thuộc Sơn môn Nam kỳ).
Năm 1931, hoà thượng Khánh Hoà cùng các pháp hữu thành lập Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học và xuất bản tờ báo Từ bi âm để làm công cụ hoằng dương chánh pháp, phục vụ phong trào chấn hưng Phật giáo. Hoà thượng Khánh Hoà được cử làm Đệ nhất Phó Hội trưởng kiêm chủ nhiệm tạp chí Từ bi âm. Tuy làm chủ nhiệm, hoà thượng Khánh Hoà không có nhiều thời giờ chăm sóc tờ báo, mà ông phó thác cả cho người cộng sự đắc lực là hoà thượng Bích Liên giữ chức chủ bút. Tờ Từ bi âm ra mắt ngày 1-3-1932, do ông phụ trách về nội dung trong sáu năm, tuy chưa làm nên ý thức văn hoá dân tộc, nhưng cũng đã làm được việc phổ thông hoá Phật học bằng Quốc ngữ, giữ vai trò hoằng pháp đáng kể trong giai đoạn chấn hưng.
Năm 1934, ông về quê một thời gian ngắn để khai sơn chùa Bích Liên tại sinh quán (Bình Định). Xong việc, ông lại vào Nam tiếp tục điều khiển toà soạn báo Từ bi âm. Từ công đức đó, để tỏ lòng kính trọng, trong tòng lâm ít người gọi đạo hiệu, mà thường tôn xưng ông là hoà thượng Bích Liên (tên ngôi chùa do ông khai sơn).
Năm 1937, ông trở về chùa Bích Liên, nhằm lúc Hội Đà thành Phật học xuất bản tạp chí Tam bảo, mời ông làm chủ bút. Tạp chí này thường đề cập đến nhu cầu thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong xứ thành một hội Phật giáo liên hiệp. Nửa năm sau (1938) tạp chí Tam bảo bị đình bản. Từ đó ông dành thì giờ cho công tác Phật sự tại tỉnh nhà. Năm 1939, ông phụ giảng tại Phật học đường Long Khánh do hoà thượng Chánh Nhơn thành lập. Ông giảng dạy tại đây trong hai năm, tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng phần lớn tăng sinh ở đây thọ ơn pháp vũ của ông, tinh tấn tu học sau này nhiều vị là cao tăng trong giáo hội.
Văn phong chữ Nôm của ông rất chỉnh. Ông đã sáng tác nhiều áng văn hay cùng nhiều bài sám nghĩa lưu truyền. Quy sơn cảnh sách và Mông sơn thí thực khoa nghi là hai tác phẩm dịch Nôm nổi tiếng hơn cả, tiêu biểu sự nghiệp văn chương của ông.
Bích Liên hoà thượng (1876-1950) thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông sinh trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là tú tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hoà Nghị. Năm 20 tuổi, ông lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hoà (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện).
Năm 31 tuổi, ông lều chõng vào trường thi hương Bình Định và đỗ tú tài. Ba năm sau, ông lại đỗ tú tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, ông giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt. Nhưng rồi đột nhiên bà Lê Thị Hồng…