Thơ » Canada » Anne Carson
Đăng bởi hảo liễu vào 23/03/2019 22:04
Sky before dawn is blackish green.
Perhaps a sign.
I should learn more about signs.
Turning a corner to the harbour
the wind hits me
a punch in the face.
I always walk in the morning,
I don’t know why anymore.
Life is short.
My shadow goes before me.
With its hood up
it looks like a foghorn.
Ice on the road.
Ice on the sidewalk.
Nowhere to step.
It’s better to step
where the little black stones are.
Not so slippery.
I guess the little black stones
could be lava.
Or do I exoticise.
A man hurries past
with a small dog.
No one says Hello.
A pink schoolgirl passes.
Looks in my face.
No one says Hello.
Who would expect
to see a walking foghorn
out so early.
Wind pushes more.
I push back.
Almost home.
Why did I come here.
New wind every day.
Life is for pushing back.
Now it is dawn.
A gold eyelid opens
over the harbour.
People who live here
learn not to complain
about the wind.
I go inside and make tea.
Eat bran flakes.
Read three pages of Proust.
Proust is complaining
(it is 1914)
about the verb savoir as used by journalists.
He says they use it
not as a sign of the future
but as a sign of their desires –
sign of what they want the future to be.
What’s wrong with that? I think.
I should learn more about signs.
The first thing I saw
the first morning I went out for a walk in Stykkishólmur
was a crow
as big as a chair.
What’s that chair doing on top of that house? I thought
then it flapped away.
A crow that big is called a raven.
Corvus corax in Linnaeus’s binomial system.
Each one makes a sound
like a whole townful of ravens
in the country I come from.
Three adjectives that recur
in the literature on ravens are
omnivorous.
Pernicious.
Monogamous.
I’m interested in monogamous.
I got married last May
and had my honeymoon in Stykkishólmur.
This year I returned to Stykkishólmur
to live with my husband
for three months in one small room.
This extreme monogamy
proved almost too much for us.
Rather than murder each other
we rented a second place
(Greta’s house)
near the pool.
Now we are happily
duogamous.
There are ravens on the roof
of both places.
Perhaps they are the same ravens.
I can’t tell.
If Roni Horn were here
she’d say ravens
are like water,
they are wildly constant.
They are a sign of Iceland.
I should learn more about signs.
I came to Stykkishólmur
to live in a library.
The library contains not books
but glaciers.
The glaciers are upright.
Silent.
As perfectly ordered as books would be.
But they are melted.
What would it be like
to live in a library
of melted books.
With sentences streaming over the floor
and all the punctuation
settled to the bottom as a residue.
It would be confusing.
Unforgivable.
A great adventure.
Roni Horn once told me
that one of the Antarctic explorers said
To be having an adventure
is a sign of incompetence.
When I am feeling
at my most incompetent
as I do in Stykkishólmur
many a dark morning
walking into the wind,
I try to conjure in mind
something that is the opposite of incompetence.
For example the egg.
This perfect form.
Perfect content.
Perfect food.
In your dreams
said a more recent explorer (Anna Freud)
you can have your eggs cooked as perfectly as you want
but you cannot eat them.
Sometimes at night
when I can’t sleep
because of the wind
I go and stand
in the library of glaciers.
I stand in another world.
Not the past not the future.
Not paradise not reality not
a dream.
An other competence,
Wild and constant.
Who knows why it exists. I
stand amid glaciers.
Listen to the wind outside
falling towards me from the outer edges of night and space.
I have no theory
of why we are here
or what any of us is a sign of.
But a room of melted glaciers
rocking in the nightwind of Stykkishólmur
is a good place to ponder it.
Each glacier is lit from underneath
as memory is.
Proust says memory is of two kinds.
There is the daily struggle to recall
where we put our reading glasses
and there is a deeper gust of longing
that comes up from the bottom
of the heart
involuntarily.
At sudden times.
For surprise reasons.
Here is an excerpt from a letter Proust wrote
in 1913:
We think we no longer love our dead
but that is because we do not remember them:
suddenly
we catch sight of an old glove
and burst into tears.
Before leaving the library
I turn off the lights.
The glaciers go dark.
Then I return to Greta’s house.
Wake up my husband.
Ask him to make us some eggs.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hảo liễu ngày 24/03/2019 22:04
Bầu trời trước bình minh màu xanh lục ánh đen.
Có lẽ là một dấu hiệu.
Tôi nên học thêm về các dấu hiệu.
Rẽ một góc đến bến cảng
gió đập vào tôi
một cú đấm vào mặt.
Tôi luôn luôn đi bộ vào buổi sáng,
là vì sao tôi không biết nữa.
Đời thì ngắn.
Bóng của tôi đi trước tôi.
Với cái mũ áo dựng
nó trông như một chiếc còi báo sương.
Băng trên đường.
Băng trên vỉa hè.
Không còn nơi để bước.
Tốt hơn là bước
nơi có những viên đá đen nhỏ.
Sẽ không quá trơn trượt.
Tôi đoán những viên đá đen nhỏ
có thể là dung nham.
Hoặc tôi đang nghĩ quá.
Một người đàn ông vội vã đi qua
với một con chó nhỏ.
Chẳng ai nói Xin chào.
Một cô nữ sinh hồng đi qua.
Nhìn mặt tôi.
Chẳng ai nói Xin chào.
Ai lại nghĩ
sẽ nhìn thấy một cái còi báo sương di động
sớm đến thế.
Gió đẩy mạnh hơn.
Tôi đẩy lại.
Gần đến nhà.
Sao tôi lại đến đây.
Cơn gió mới mỗi ngày.
Đời là để đẩy lại.
Bây giờ là bình minh.
Một mí mắt vàng mở
trên bến cảng.
Những người sống ở đây
học cách không phàn nàn
về gió.
Tôi vào nhà và pha trà.
Ăn ngũ cốc.
Đọc ba trang Proust.
Proust đang phàn nàn
(đó là năm 1914)
về động từ savoir như cách mà các nhà báo dùng.
Ông nói họ dùng nó
không phải như một dấu hiệu của tương lai
mà là như một dấu hiệu của những ham muốn của họ—
dấu hiệu của cái mà họ muốn tương lai trở thành.
Điều đó thì có gì sai? Tôi nghĩ.
Tôi nên học thêm về các dấu hiệu.
Thứ đầu tiên tôi thấy
sáng đầu tiên tôi ra ngoài đi bộ ở Stykkishólmur
là một con quạ
to như một cái ghế.
Cái ghế đó đang làm gì trên nóc nhà thế? Tôi nghĩ
rồi nó vỗ cánh đi.
Một con quạ đủ lớn để gọi là raven.
Corvus corax theo hệ thống danh pháp hai phần của Linnaeus.
Mỗi con tạo ra tiếng
như cả một thị trấn quạ
trên đất nước quê hương tôi.
Ba tính từ tái diễn
trong văn chương về quạ là
ăn tạp.
Hiểm ác.
Phối ngẫu đơn.
Tôi chú ý đến phối ngẫu đơn.
Tôi kết hôn tháng Năm năm ngoái
và nghỉ tuần trăng mật ở Stykkishólmur.
Năm nay tôi trở lại Stykkishólmur
để sống với chồng
ba tháng trong một căn phòng nhỏ.
Cảnh một vợ một chồng cực đoan này
gần như là quá sức cho chúng tôi.
Thay vì sát hại nhau
chúng tôi thuê một chỗ thứ hai
(nhà của Greta)
gần cái vịnh.
Giờ thì chúng tôi vui vẻ
phối ngẫu kép.
Có những con quạ ở trên mái
ở cả hai nơi.
Có lẽ chúng đều cùng một lũ quạ.
Tôi không biết.
Nếu Roni Horn ở đây
thì cô sẽ nói quạ
cũng giống như là nước,
chúng miên man hoang dại.
Chúng là một dấu hiệu của Iceland.
Tôi nên học thêm về các dấu hiệu.
Tôi đến Stykkishólmur
để sống trong một thư viện.
Thư viện không chứa sách
mà chứa những dòng sông băng.
Những dòng sông băng thẳng đứng.
Im lặng.
Theo trật tự hoàn hảo như là sách.
Nhưng chúng đã tan.
Nó sẽ như thế nào
khi sống trong một thư viện
của những cuốn sách tan.
Với những câu văn tràn trên sàn
và toàn bộ dấu câu
lắng xuống đáy như cặn.
Nó sẽ thật hoang mang.
Không thể tha thứ được.
Một cuộc phiêu lưu vĩ đại.
Roni Horn từng bảo tôi
rằng một nhà thám hiểm Nam Cực nói
Có một cuộc phiêu lưu
là một dấu hiệu của sự bất lực.
Khi tôi cảm thấy mình
vào lúc bất lực nhất
như tôi thấy ở Stykkishólmur
nhiều buổi sáng tối tăm
đi bộ vào trong gió,
tôi cố gắng gợi lên trong tâm trí
một cái gì đó đối lập với sự bất lực.
Ví dụ như quả trứng.
Hình thức hoàn hảo này.
Nội dung hoàn hảo.
Đồ ăn hoàn hảo.
Trong mơ
một nhà thám hiểm gần đây hơn (Anna Freud) nói
bạn có thể luộc trứng hoàn hảo như bạn muốn
nhưng không thể ăn nó.
Đôi khi vào ban đêm
khi tôi không ngủ được
vì gió
tôi đi và đứng
trong thư viện của những dòng sông băng.
Tôi đứng trong một thế giới khác.
Không phải là quá khứ không phải là tương lai.
Không phải là thiên đường không phải là thực tại không phải
một giấc mơ.
Một thứ quyền năng khác,
hoang dại và miên man.
Ai biết vì sao nó tồn tại.
Tôi đứng giữa những dòng sông băng.
Nghe cơn gió bên ngoài
đổ về phía tôi từ những cạnh ngoài của đêm và không gian.
Tôi không có giả thuyết nào
sao chúng tôi ở đây
hay ai trong chúng tôi là dấu hiệu của điều gì.
Nhưng một căn phòng của những dòng sông băng tan
lắc lư trong cơn gió đêm của Stykkishólmur
là một nơi thích hợp để nghiền ngẫm nó.
Mỗi sông băng đều được thắp sáng từ bên dưới
như là ký ức.
Proust nói ký ức có hai loại.
Có cơn vắt óc hằng ngày để nhớ
chúng ta để kính đọc ở đâu
và có một cơn khao khát sâu đậm hơn
đi lên từ dưới đáy
của trái tim
một cách vô tình.
Vào những lúc đột ngột.
Vì những lẽ bất ngờ.
Đây là một đoạn trích trong một bức thư mà Proust viết
năm 1913:
Chúng ta nghĩ chúng ta không còn yêu những người đã khuất
nhưng đó là vì chúng ta không nhớ đến họ:
đột nhiên
chúng ta gặp một chiếc găng tay cũ
và trào nước mắt.
Trước khi rời thư viện
tôi tắt hết đèn.
Những dòng sông băng tối lại.
Rồi tôi về căn nhà của Greta.
Đánh thức chồng tôi dậy.
Nhờ anh luộc cho chúng tôi chút trứng.