☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
7 bài thơ
Tạo ngày 30/11/2012 16:37 bởi
hongha83, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 30/11/2012 18:07 bởi
hongha83 Đoạn tuyệt với quan điểm "nghệ thuật vị nghệ thuật" để đến với thực tại, Blok đã viết trường ca "Vườn hoạ mi". Người thợ đá dùng cuốc chim đập vỡ vụn tảng đá trên bờ biển, nhưng một hôm từ vườn hoạ mi tiếng chim hót vẳng tới, người thợ đá thả hồn đắm say nghe chim hót đến lặng người, tạm gác bỏ công việc nặng nhọc và đưa chân bước vào vườn hoạ mi nghỉ ngơi, thư giãn trong tĩnh lặng. Những giây phút khoan khoái ấy kéo dài không lâu mà công việc lao động đang chờ người thợ đá - đó chính là nhu cầu bên trong của con người. Tiếng chim hoạ mi hót ríu ran không át nổi tiếng sóng vỗ bờ ì ầm, những âm thanh quen thuộc của người lao động. Vẻ duyên dáng quyến rũ của vườn hoạ mi được nhà thơ miêu tả bằng những câu thơ du dương đầy tính nhạc như mời chào vẫy gọi. Đối với người lao động làm công việc chân tay mệt nhọc khi được nghe tiếng nhạc huyền diệu ấy rất dễ bị "tổ ấm đẹp xinh" cám dỗ. Người thợ đi lạc vào khu vườn cây xum xuê đầy tiếng chim trong khuôn viên khu vườn có bức tường bao với cành hồng leo trên tường rủ xuống chạy dài tít tắp. Cảnh nên thơ ấy tựa như giấc mơ hão huyền về niềm hạnh phúc không phải bỏ sức lao động ra mà cũng đạt được đúng là một nghịch cảnh đối với cuộc sống lao động thường nhật của người thợ đá. Dù cho công việc lao động ấy phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, nhưng trong cái vất vả cực nhọc con người lại tìm thấy niềm hạnh phúc chân chính. Trong trường ca thông qua "cái tôi" của tác giả, người đọc cảm thấy, khi con người có ý chí thì không một "tiếng chim hót véo von" nào có thể át được những đợt sóng biển cuộc đời:
"Chìm trong đám hoa hồng cành leo rủ xuống
Mặc bức tường chạy trốn nỗi đau thung lũng
Tiếng hoạ mi phải đâu là tiếng sóng
Ríu ran kêu át tiếng biển ì ầm"
Ý tưởng của trường ca "Vườn hoạ mi" khẳng định dứt khoát rằng lao động và đấu tranh là sứ mệnh cao cả của con người. Trước đó trong thơ trữ tình Blok đã nói đến giấc mơ đẹp nhưng hão huyền, viển vông đối lập với những gì bộn bề, thô kệch của cuộc đời.
Trong trường ca "Vườn hoạ mi" chủ đề lao động được giải quyết trên cơ sở triết lí mới. Nhân vật trong trường ca kiểm tra lại một lần cuối cùng những ảo tưởng của mình về sự yên tĩnh ngọt ngào khi lạc
vào động thiên thai - vườn hoạ mi. Những cảnh tượng nhân vật chờ đón hạnh phúc trong vườn hoạ mi hiện ra trước mắt người đọc trong tiếng chim ngọt ngào quyến rũ trên nền âm thanh dịu dàng đã đem lại một cảm giác đắm say của cuộc sống thanh thản:
"Trong màn sương buổi hoàng hôn mỗi tối
Ta thường tản bộ qua cổng vườn cây
Nàng lướt nhẹ qua như hút lấy hồn ta
Ta cứ bước chân theo, vô thức
Nàng hát vẫy gọi ta
Loanh quanh nàng đi khiến ta lạc lối..."
hoặc:
"Hoa huệ nước hai bên đường lạnh mát
Trong vườn cây suối róc rách ngân nga
Tiếng hoạ mi ru hồn ta ngây ngất
Tiếng ngọt ngào xâm chiếm cả lòng ta"
Trước đó một năm, năm 1914, Blok dũng cảm tuyên bố "Thà phải chết trong giá băng" còn hơn "Trở về nơi tổ ấm đẹp xinh". Còn lúc này nhà thơ nhận ra rằng phải lăn lộn vào cuộc sống thô kệch bên ngoài thì mới tìm thấy niềm vui, hạnh phúc.
Lao động và đấu tranh - đó chính là bài ca trữ tình lãng mạn của trường ca "Vườn hoạ mi". Hạnh phúc giành được tuy chật vật qua lao động và đấu tranh, nhưng đó là hạnh phúc thực sự trong mối quan hệ với cộng đồng chứ không phải là hạnh phúc được gậm nhấm trong những "tổ ấm đẹp xinh" trùm chăn xa rời thực tại.
Đoạn tuyệt với quan điểm "nghệ thuật vị nghệ thuật" để đến với thực tại, Blok đã viết trường ca "Vườn hoạ mi". Người thợ đá dùng cuốc chim đập vỡ vụn tảng đá trên bờ biển, nhưng một hôm từ vườn hoạ mi tiếng chim hót vẳng tới, người thợ đá thả hồn đắm say nghe chim hót đến lặng người, tạm gác bỏ công việc nặng nhọc và đưa chân bước vào vườn hoạ mi nghỉ ngơi, thư giãn trong tĩnh lặng. Những giây phút khoan khoái ấy kéo dài không lâu mà công việc lao động đang chờ người thợ đá - đó chính là nhu cầu bên trong của con người. Tiếng chim hoạ mi hót ríu ran không át nổi tiếng sóng vỗ bờ ì ầm, những âm thanh quen thuộc của người lao động. Vẻ duyên dáng quyến rũ của vườn hoạ mi được nhà thơ miêu tả bằng những câu thơ du dương đầy tính nhạc như mời chào vẫy gọi. Đối với người lao động làm công việc chân…