Đinh Gia Khánh (25/12/1924 - 7/5/2003) là giáo sư, nhà nghiên cứu văn hoá và văn học dân gian. Ông sinh tại Thái Bình, quê xã Lạc Khoái, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đỗ tú tài ban sinh ngữ tại Trường Bưởi (Hà Nội). Khi đang học năm thứ nhất Đại học Luật thì Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia Việt Minh. Tháng 9-1945, ông trở lại làm giáo sư trung học, dạy triết học và Anh ngữ tại Trường Bưởi. Tháng 12-1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, có thời kỳ làm báo trong quân đội Việt Minh. Tháng 4-1947, ông dạy tại Trường trung học Hàn Thuyên (Bắc Ninh). Năm 1951, giảng dạy tại Trường Sư phạm, Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Tháng 9-1956, ông về nước giảng dạy văn học và Hán Nôm tại Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) và gắn bó với nơi này, trở thành một trong những giáo sư tài năng, uyên bác.
Đinh Gia Khánh chủ yếu tự học. Khi tốt nghiệp trung học, ông đã rất giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp và sau này còn tự học thêm tiếng Nga, tiếng Đức ở một mức độ nhất định làm công cụ nghiên cứu. Vốn Hán học của ông, dù là tự học, nhưng thuộc lớp những người uyên thâm ở Việt Nam sau năm 1954. Năm 1980, ông được phong hàm giáo sư ngành văn học dân gian, mà học trò vẫn thường gọi ông là “giáo sư kép”. Trước khi nghỉ hưu năm 1999, ông làm chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Ông là người đã sáng lập Viện Văn hoá dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hoá) đồng thời giữ chức viện trưởng từ 1983 đến 1987, Tạp chí Văn hoá dân gian, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (1996). Ông mất tại Hà Nội.
Đinh Gia Khánh (25/12/1924 - 7/5/2003) là giáo sư, nhà nghiên cứu văn hoá và văn học dân gian. Ông sinh tại Thái Bình, quê xã Lạc Khoái, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đỗ tú tài ban sinh ngữ tại Trường Bưởi (Hà Nội). Khi đang học năm thứ nhất Đại học Luật thì Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia Việt Minh. Tháng 9-1945, ông trở lại làm giáo sư trung học, dạy triết học và Anh ngữ tại Trường Bưởi. Tháng 12-1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, có thời kỳ làm báo trong quân đội Việt Minh. Tháng 4-1947, ông dạy tại Trường trung học Hàn Thuyên (Bắc Ninh). Năm 1951, giảng dạy tại Trường Sư phạm, Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Tháng 9-1956, ông về nước giảng dạy văn học và Hán Nôm tại Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) và gắn bó với nơi này,…
Thơ dịch tác giả khác