Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Đặng Văn Hoà (25/6/1791 - 20/6/1856) hiệu Lễ Trai, người làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thuận Hoá (nay thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), là trưởng nam của một vị túc nho không ra làm quan.
Năm Quý Dậu 1813 niên hiệu Gia Long thứ 12, nhà Nguyễn mở khoa thi hương đầu tiên, Đặng Văn Hoà dự thi và đỗ hương cống, lúc mới 22 tuổi. Hai năm sau, ông được tuyển vào học ở Cống Sĩ Viện (tức là Quốc Tử Giám) rồi đến năm 1819 lúc vừa 29 tuổi, đã được bổ nhiệm làm tri huyện một huyện ở tỉnh Quảng Nam. Từ đó, ông bắt đầu cuộc đời làm quan, trải bốn đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, và Tự Đức; nhiều lần là đại quan trong triều và nhiều lần được bổ ra ngoài trị nhậm những tỉnh thành quan trọng với vai trò tổng trấn, tổng đốc, tuần phủ.
Năm 1831, ông làm quyền Tổng trấn Bắc thành (thành Hà Nội). Khi vua Minh Mạng bãi bỏ chức Tổng trấn và đổi tên Thăng Long thành Hà Nội cũng trong năm đó, thì ông được cử làm Tuần phủ Hà Nội một thời gian ngắn. Ông thực sự là Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình trong thời gian từ 1835 đến 1839 và từ 1846 đến 1848. Ngoài ra, ông cũng là Tổng đốc các tỉnh Nam Định - Hưng Yên trong các giai đoạn 1832-1833, 1843, và 1848; không kể những lần ông được điều gấp vào phụ trách công việc cai trị ở các tỉnh Bình Định - Phú Yên và Gia Định - Biên Hoà. Thời gian là Tổng đốc các tỉnh Hà - Ninh và Nam - Hưng, ông đã để lại trong lòng người Bắc Hà nhiều tình cảm nồng hậu. Danh sĩ Cao Bá Quát từng là môn khách của ông và có lần được ông xin tha tội chết khi họ Cao vì thương tài mà chữa lỗi phạm huý trong bài thi của thí sinh. Vào năm 1853, con trai của Đặng công là Đặng Huy Cát được kén làm phò mã, lấy Thái Trưởng công chúa Tĩnh Hoà, con thứ 34 của vua Minh Mạng, nên ông làm sớ xin đổi tên là Đặng Văn Thiêm; chính vì thế, sử sách nhà Nguyễn nói về ông với tên Đặng Văn Thiêm. Cũng trong năm ấy, ông được sung vào làm Tổng tài Quốc sử quán và phụ trách công việc này cho đến lúc mất ngay tại công đường Bộ Hộ vào năm 1856, hưởng thọ 66 tuổi.
Ông có để lại tác phẩm Lễ Trai thi tập trong đó có thơ xướng hoạ với vua Thiệu Trị tại vườn Cơ Hạ, thơ miêu tả cảnh vật một số địa phương nơi ông đã từng trấn nhậm hay đã đi qua; và đặc biệt là những bài thơ nói lên tâm trạng của mình khi ra làm quan, nói lên khí phách của người quân tử không ham danh lợi; mặc dù làm quan lớn, sống trong cảnh phồn hoa nhưng không để thân danh luỵ vì vật chất tầm thường.
Đặng Văn Hoà (25/6/1791 - 20/6/1856) hiệu Lễ Trai, người làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thuận Hoá (nay thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), là trưởng nam của một vị túc nho không ra làm quan.
Năm Quý Dậu 1813 niên hiệu Gia Long thứ 12, nhà Nguyễn mở khoa thi hương đầu tiên, Đặng Văn Hoà dự thi và đỗ hương cống, lúc mới 22 tuổi. Hai năm sau, ông được tuyển vào học ở Cống Sĩ Viện (tức là Quốc Tử Giám) rồi đến năm 1819 lúc vừa 29 tuổi, đã được bổ nhiệm làm tri huyện một huyện ở tỉnh Quảng Nam. Từ đó, ông bắt đầu cuộc đời làm quan, trải bốn đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, và Tự Đức; nhiều lần là đại quan trong triều và nhiều lần được bổ ra ngoài trị nhậm những tỉnh thành quan trọng với vai trò tổng trấn, tổng đốc, tuần phủ.
Năm 1831, ông làm quyền…