Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Đặng Đình Tướng 鄧廷相 (1649-1735) vốn tên là Đặng Thuỵ 鄧瑞, tự Đình Tướng, hiệu Trúc Trai tiên ông 竹齊仙翁, Trúc Ông 竹翁, Chuyết Phu 拙夫, sau lấy tên tự làm Đặng Đình Tướng. Ông là người xã Lương Xá, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Đặng Đình Tướng là cha Đặng Đình Giản và Đặng Đình Quỳnh. Ông giữ các chức quan như: Tả Thị lang Bộ Lại, Thái phó ban Quốc lão, rồi thăng Đại tư mã, Chưởng Phủ sự, sau lại thăng Đại tư đồ, tước Quận công và được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Ông là bậc kỳ cựu trong triều đình, khi mất được phong phúc thần.
Tác phẩm của ông có Thuật cổ quy huấn lục gồm 8 thiên, văn bia, thơ lẫn trong Linh Giang dinh vệ lục và tập thơ Trúc Ông phụng sứ tập làm khi di sứ. Thơ ông hầu hết là tức cảnh, tức sự, hoài cảm, thù đáp, đề vịnh nhân vật, phong cảnh... Phần có giá trị là những bài thơ thể hiện tình cảm và tâm sự của một người xa nước, xa quê và những bài thơ chân tình nói lên nguyện vọng, hoài bão của một sứ thần có trách nhiệm đối với công việc bang giao hữu nghị... Ngoài ra ông còn sáng tác thơ Nôm, hiện còn một số bài chép rải rác trong các sưu tập thơ văn của người khác. Trong Đặng Gia thế phả có một số bài của Đặng Đình Tướng, một số thơ xướng hoạ của ông với những người khác. Ông còn có thơ chép trong Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích.
Đặng Đình Tướng 鄧廷相 (1649-1735) vốn tên là Đặng Thuỵ 鄧瑞, tự Đình Tướng, hiệu Trúc Trai tiên ông 竹齊仙翁, Trúc Ông 竹翁, Chuyết Phu 拙夫, sau lấy tên tự làm Đặng Đình Tướng. Ông là người xã Lương Xá, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Đặng Đình Tướng là cha Đặng Đình Giản và Đặng Đình Quỳnh. Ông giữ các chức quan như: Tả Thị lang Bộ Lại, Thái phó ban Quốc lão, rồi thăng Đại tư mã, Chưởng Phủ sự, sau lại thăng Đại tư đồ, tước Quận công và được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Ông là bậc kỳ cựu trong triều đình, khi mất được phong phúc thần.
Tác phẩm của ông có Thuật cổ quy huấn lục gồm 8 thiên, văn bia, thơ lẫn trong Linh Giang dinh vệ lục và tập thơ Trúc Ông phụng sứ tập làm khi di sứ. Thơ ông hầu hết là tức cảnh, tức sự, hoài cảm, thù đáp,…