野望(西山白雪三城戍)

西山白雪三城戍,
南浦清江萬里橋。
海內風塵諸弟隔,
天涯涕淚一身遙。
惟將遲暮供多病,
未有涓埃答聖朝。
跨馬出郊時極目,
不堪人事日蕭條。

 

Dã vọng (Tây sơn bạch tuyết Tam Thành thú)

Tây sơn bạch tuyết Tam Thành thú,
Nam phố thanh giang Vạn Lý kiều.
Hải nội phong trần chư đệ cách,
Thiên nhai thế lệ nhất thân diêu.
Duy tương trì mộ cung đa bệnh,
Vị hữu quyên ai đáp thánh triều.
Khoá mã xuất giao thì cực mục,
Bất kham nhân sự nhật tiêu điều.

 

Dịch nghĩa

Đồn Tam Thành ở vùng tuyết trắng núi Tây
Cầu Vạn Lý bắc ngang dòng sông trong bến Nam
Trong cõi gió bụi các em đều xa cách
Nơi góc trời ứa lệ, một mình ta lạc loài
Tuổi tác sắp già, càng đau ốm luôn
Chưa có chút mảy may nào báo đáp ơn vua
Cỡi ngựa ra ngoài thành trông vời
Không chịu nổi việc đời mỗi lúc một héo hon.


Đỗ Phủ làm bài này năm Thượng Nguyên thứ 2 (761) ở thảo đường tại Thành Đô.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (19 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

Tây Sơn tuyết trắng ba thành lính
Nam Phố sông trong một nhịp cầu
Góc bể xa em mờ mịt bụi
Chân trời lẻ bóng tả tơi châu
Ơn vua chẳng chút công đền đáp
Luống tuổi càng nhiều lúc ốm đau
Cỡi ngựa ra thành vời mắt ngắm
Việc đời mỗi lúc một dầu dầu


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
25.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Chi Điền

Tây sơn tuyết phủ ba thành thú,
Nam Phố sông xanh Vạn Lý kiều.
Bốn bể các em trong gió bụi,
Bên trời mình khách sống cô liêu!
Tuổi già sắp đến thân đau yếu,
Chưa chút công lao đáp thánh triều.
Ruổi ngựa ngoài thành nghìn vạn dậm,
Khổ lòng trước cảnh mãi tiêu điều.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
25.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phí Minh Tâm

Đồn Tam Thành đồi tây tuyết phủ
Cầu Vạn Lý nối nhịp Phố Nam
Sông hồ gió bụi gây xa cách
Góc trời ứa lệ dạ có ham
Tuổi tác đã cao thân đau ốm
Nợ nước ơn vua trọn chưa làm
Ngoại thành rung rủi trên lưng ngựa
Thấy cảnh tiêu điều lòng hết kham.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
24.50
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của chopmat

Bến nam in bóng muôn cầu,
Non tây tuyết nhuộm trắng màu quan san.
Quê hương cách những mây ngàn,
Góc trời ta đó lệ tràn nhớ mong.
Hay đâu đến buổi chiều hôm,
Mà chưa được chút đền ơn thánh triều.
Buồn trông dáng ngựa liêu xiêu,
Cảm thương sự nghiệp, tiêu điều tấm thân.

15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

chopmat

Điệp ơi! Chữ "đồ" phần chữ Hán nó là chữ "thời" mà.
Chữ "Tây" và chữ "Phố" không nên để chữ viết hoa kẻo lại nhầm thành 2 địa danh cụ thể.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

chopmat

Hay quá! Đã sửa thì sửa cho tận. Điệp sửa nốt "Tam Thành" với "Vạn Lý" thành ko viết hoa đi. Nếu ko e rằng hai câu:
"Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết,
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền."
Cũng phải viết hoa chữ "Thiên Thu" và "Vạn Lý" đấy ^-^

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tên riêng

Mình sửa chữ Sơn và Phố thành không viết hoa vì nó không phải tên riêng, nhưng Tây và Nam thì đều là tên riêng, Vạn Lý và Tam Thành cũng là tên riêng. Mình đã bổ sung thêm chú thích các tên này.

Ngay cả Nam phố trong nhiều bài thơ/từ khác (nhất là các bài từ đời sau) chỉ có nghĩa phiếm chỉ nơi ly biệt, nhưng cũng cần phải viết hoa, nó xuất phát từ tên riêng mà. Giống như bây giờ viết "gã Sở Khanh" chứ không phải "gã sở khanh" mặc dù người đó không có tên Sở Khanh chăng nữa, nhưng Sở Khanh vẫn là một tên riêng.

Trong tiếng Trung và cả trong tiếng Việt hay có sự nhập nhằng giữa danh từ chung và danh từ riêng ở một số trường hợp, như Trường Giang, Hoàng Hà, Thái Sơn... Các chữ giang, hà, sơn trong đó có lúc coi là thuộc tên riêng, có lúc không phải. Việc này chủ yếu dựa vào thói quen mà thôi, thiết nghĩ khỏi cần tranh cãi thêm. Bản thân tiếng Hán không có vấn đề này, mà vấn đề này chỉ nảy sinh khi phiên âm ra chữ Latin (Pinyin, Hán Việt,...).

PS: "Vạn Lý kiều" với "vạn lý thuyền" tất nhiên là khác nhau xa rồi.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

chopmat

Điệp ko sửa là chuyện của Điệp. Nhưng nên giữ đúng nguyên tác gốc nghĩa là ko có chữ viết hoa.
Thứ 2 là: chữ "Thú" đối với chữ "Kiều" thế nào đây ?
2 câu trên động từ nó là ở cái từ nào?
theo tôi được biết: "thú": (động từ) đóng đồn
                   "kiều":(động từ) bắc qua
Nơi núi phía tây( ám chỉ nơi biên giới xa xôi)tuyết phủ trắng có 3 cái thành đóng quân đồn trú.
Ở bến nam ( ám chỉ nơi phồn hoa đô hội) sông xanh có muôn cây cầu bắc qua.
Vì nhìn xuống dưới : có 2 từ "Hải nội" nghĩa là trong nước (hải ngoại = nơi nước ngoài) và từ "Thiên nhai": góc trời.
Thêm nữa có 2 động từ "cách" và "diêu" đứng cuối câu.
4 câu này diễn chung 1 tâm trạng (đề , mở)
^-^

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

chopmat

Điệp xem lại tổng thể các từ sau:
"thú" , "kiều" , "cách" , "diêu" , "cung" , "đáp" , "cực mục" , "tiêu điều"
là sẽ thấy ngay.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tên riêng

Thế nào là "nên giữ đúng nguyên tác gốc nghĩa là ko có chữ viết hoa". Bác nói thế khác gì bảo Việt Nam, Trung Quốc, Hà Nội, Bắc Kinh, Giang Nam,... tất tật đều không viết hoa. Các tên địa danh tất nhiên ban đầu đều mang một hàm nghĩa nào đó, nhưng tên riêng thì nó vẫn là tên riêng. Như mình đã nói, chữ nào coi là tên riêng, chữ nào không coi là tên riêng đôi khi không có ranh giới rõ ràng, chủ yếu căn cứ vào thói quen chung của người đời. Ở trường hợp này có thể coi là đại đồng tiểu dị, thiết nghĩ khỏi phải tranh luận dài dòng.

thú = (động từ) đóng, trấn giữ / (danh từ) đồn trấn
kiều = (động từ) bắc qua / (danh từ) cây cầu
(không thấy có lý do gì mà không đối được với nhau)

"Hải nội" có nghĩa là trong chốn nhân gian, người xưa quan niệm nơi cùng trời cuối đất ở bốn phía đều có biển bao bọc nên mới gọi thiên hạ là hải nội, chứ không có ý đối lập với từ "hải ngoại" như cách hiểu trong tiếng Trung hiện đại. Đời Đường mà đã có quan niệm hải nội = trong nước, hải ngoại = ngoài nước thì thực là bó tay :p. Hiểu như bác thì chắc phải dịch "Hải nội tồn tri kỷ" thành "Người yêu vẫn chưa đi nước ngoài mất" :)

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (19 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối