Cổ kim hận sự thiên nan vấnNỗi hận xưa nay trời khó hỏi, nỗi oan ức của những người phong nhã “ta tự nai lưng ra cán đáng” (2). Chẳng biết 300 năm sau thiên hạ còn ai khóc cho Tố Như chăng? Hương hồn Tố Như Tử nếu linh thiêng trở lại, chắc ông chẳng bận tâm làm gì cái chuyện “tam bách dư niên hậu”! Điều đáng ray rức là thân phận con người, ta nên oán nó hay không nên oán nó?
Phong vận kỳ oan ngã tại cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như?
Thiên cổ văn chương thiên cổ sư,Hay:
Bình sinh bội phục vị thường ly.
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ 1)
Mỗi độc nho quan đa ngộ thân,Khi nghĩ về Giả Thái Phó ở Trường Sa, Nguyễn Du có ý cho rằng mình là người nghìn năm sau hiểu lòng Khuất Nguyên hơn Giả Nghị. Tương Đàm với đây gần nhau chỉ trong gang tấc, sống cách nhau nghìn năm, gặp nhau mà hai bên không có gì trái nhau:
Thiên niên nhất khốc Đỗ Lăng nhân.
(Mỗi lần đọc câu “Mũ áo nhà Nho thường làm luỵ thân mình”,
Lại một lần khóc thương người đất Đỗ Lăng sống nghìn năm trước.
Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ 2)
Tương Đàm chỉ xích tương lân cậnKhi đi sứ sang Trung Quốc, đến thăm mộ của Liễu Hà Huệ, ông viết:
Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi.
(Trường Sa Giả Thái Phó)
Bi tàn một tự mai hoang thảoXuống xe để tỏ lòng tôn kính trước mộ của một tịnh nhân như Liễu Hà Huệ, đối với một vị sứ thần nhà Nguyễn như Nguyễn Du phỏng có mấy người?
Thiên cổ văn phong nhất há xa.
(Bia tàn chữ mất vùi trong cỏ
Ngàn năm nghe tiếng xuống xe chào. (3)
Liễu Hà Huệ mộ)
Thiên cổ thuỳ nhân lân độc tỉnhĐọc những câu thơ trên, thoạt nghe, ta ngỡ Nguyễn Du chỉ là người đa sầu đa cảm. Chính bạn bè ông cũng nghĩ như thế. Nhưng ngẫm cho cùng, cuộc đời là cuộc mộng, ai sống trong cõi đời này mà chẳng mộng. Ông tự bạch:
Tứ phương hà xứ thác cô trung
Cận thời mỗi hiếu vi kỳ phục
Sở bội tiêu lan cánh bất đồng.
(Nghìn xưa ai xót người thức tỉnh
Khắp chốn gửi đâu một tấm lòng
Thời nay kẻ thích trang phục lạ
Tiêu lan họ mặc chẳng giống ông
Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu)
Tri giao quái ngã sầu đa mộngĐiều đáng nói là giữa chốn huyễn hoá tám vạn khói sương này, người mộng tự tìm cho mình một đời sống thanh tao, thoát tục, dẫu biết rằng cảnh phù sinh khó mà dứt đoạn.
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung.
(Ngẫu đề)
Tiễn nhĩ dã âu tuỳ thuỷ khứHay:
Phù sinh lao lục kỷ thời hưu.
(Giá được như đàn âu lội nước
Cõi đời lao nhọc lúc nào thôi
Đồng Lung giang)
Ná đắc khiêu ly phù thế ngoạiCó lúc, hình ảnh Đào Tiềm thong dong vô sự làm ông thèm thuồng ao ước:
Trường tùng thọ hạ tối nghi nhân.
(Ước gì nhảy khỏi ra vòng tục
Dưới bóng cây tùng thích biết bao
Sơn thôn)
Tiễn sát bắc song cao ngoạ giảKhác với người đồng thời và đồng hương với mình, Nguyễn Công Trứ thường nói:
Bình cư vô sự đáo hư linh.
(Thèm được như người bên cửa Bắc (4)
Ngày ngày chẳng việc bận đến tâm
Ký hữu)
Làm trai đứng ở trong trời đấtĐáng mặt anh hùng lắm! Thì Nguyễn Du cũng chẳng ra làm quan đấy thôi! Nhưng Nguyễn Công Trứ sau bao nhiêu năm “Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên” lại thốt ra một câu vô cùng chua chát:
Phải có danh gì với núi sông.
Trên trường danh lợi vinh liền nhụcNguyễn Du thì “Giữa đường ngẫu hứng” đã ý thức rõ sự phù phiếm của cuộc đời. Cái nhìn của ông thật là tinh tế và sâu sắc:
Giữa cuộc trần ai khóc lộn cười.
Phục lạp tử tôn không loại tửuÝ thức sâu sắc cõi đời là giả tạm, Nguyễn Du tự vạch cho mình một lối về, một chốn về mà ở đó không còn những oái oăm phiền muộn, đơn sơ với hoa tùng quả bách, với mây trắng nước trong:
Thế gian phú quý đẳng phù vân
Bách niên đáo để giai như thị
Hồi thủ mang mang nhất phiến trần.
(Lễ bày rượu tưới phiền con cháu
Chức trọng tiền nhiều mây hợp tan
Kết cục trăm năm đều thế cả
Ngoảnh trông một áng bụi mơ màng).
Đồ trung ngẫu hứng)
Tùng hoa bách tử khẳng hứa thựcCòn biết bao nhiêu câu thơ nói về con người hồn hậu, trong sáng này. Những tưởng như bao nhiêu sĩ phu bất đắc chí giữa “Vạn lý lợi danh khu bạch phát”, vay mượn một chữ Nhàn có vẻ rất trữ tình để thoa dịu những đớn đau thất bại trên đường đời. Nhưng Nguyễn Du khác họ nhiều lắm. Ông thèm được như Đào Tiềm, thương cảm Khuất Nguyên và kính trọng Đỗ Phủ, nhưng tư tưởng của ông thì không như họ. Ông có một niềm tin vững chắc ở bản tâm mình, và đó là niềm vui lớn nhất khi ông mang tất cả chí nam nhi trở về với những phút giây yên tĩnh. Thỉnh thoảng vụt lên trong thi ca những dòng chữ siêu thoát và thiền vị đến không ngờ:
Bạch đầu khứ thử tương an quy.
(Hoa tùng quả bách mà ăn được
Đầu bạc về đây chứ về đâu?
Hoàng Mai Sơn Thượng thôn)
Vô ngôn độc đối đình tiền trúcCao Bá Quát một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái mai hoa). Còn Nguyễn Du thì có lần suốt 3 tháng chống chọi với cái rét ghê người để được nhìn thấy hoa mai nở trên đỉnh núi:
Sương tuyết tiêu thời hợp hoá long.
(Lặng lẽ trước sân nhìn khóm trúc
Tan tuyết rồi xem trúc hoá rồng
Ký hữu)
Nhương tận khổ hàn tam duyệt nguyệtTôi đã vô tình liệt kê quá nhiều, hẳn có thể làm bạn khó chịu. Nhưng thiển nghĩ, mấy trăm bài thơ, bài nào cũng hay, câu nào cũng đẹp, tôi chỉ sợ để rơi rớt bao nhiêu châu ngọc khi vẽ lại một nhân cách, một tấm lòng... Đôi vần vụng dại, ngâm lên cùng khói hương tưởng niệm, cung chiêu “Người cha tóc trắng” của văn học Việt Nam.
Lĩnh đầu lạc đắc khán mai hoa.
(Từ Châu đạo trung)
Đại địa xứ xứ giai Mịch La (5)Khi đến thăm mộ Kỳ lân, một vật thiêng được người Trung Hoa xem là điềm báo Thánh nhân xuất thế, ông bảo nếu vậy thì thời ấy sao Kỳ lân không lượn chơi đất phương Nam:
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuấtRõ ràng, Nguyễn Du cũng thao thức với nỗi đau thế sự, cũng xót xa cùng đất nước nhiễu nhương. Nhưng ông tự nghĩ: Sao ta lại đem trong sạch hay tỉnh táo để nhìn đời, để phải như cánh bèo trôi dạt rất đáng thương:
Đương thế hà bất Nam du tường.
(Kỳ lân mộ)
Hà dĩ thanh tỉnh khan thế sựNgôn ngữ là cửa ngõ của tâm hồn, nhưng chưa hẳn là chính tâm hồn ấy. Nói một cách khác, thi ca Nguyễn Du phơi bày một nhận thức sâu sắc về cuộc đời; và ẩn nấp sau những vần thơ mẫn cảm ấy là một chữ “Tâm” vô cùng sâu rộng, một tư tưởng vừa siêu thoát vừa hiện thực, vừa tích cực vừa khoan hoà, thấm đẫm vị Thiền Phật giáo.
Phù bình nhiễu nhiễu cánh kham ai.
(Lưu Linh mộ)
Vô cùng kim cổ thương tâm xứVăn thiêng không ở trong lời (Linh văn bất tại ngôn ngữ khoa), Nguyễn Du không hề nói đến Phật giáo, nhưng thái độ, quan điểm của ông luôn nhuốm đầy nhân sinh quan Phật giáo. Trước hết là nhận thức về Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã. Đâu đâu trong thơ ông cũng toát lên cái nhìn chín chắn, không hư dối về cuộc đời. Đó là sự thật về cái Khổ (Khổ đế), sự thật thứ nhất trong bốn sự thật mà một hành giả tu tập Phật giáo phải ý thức rõ ràng. Nguyễn Du hay nói về cái đầu bạc, ông có vẻ bị ám ảnh bởi sương tuyết thời gian phủ lên mái tóc xanh trai trẻ của mình. Lúc mới 30 tuổi Nguyễn Du đã viết: “Hư danh vị phóng bạch đầu nhân” (Mạn Hứng). Rồi suốt ba tập thơ, chỗ nào cũng thấy ông nói về mái đầu tóc trắng. Thảo nào đã có người gọi ông là “Người cha tóc trắng của thi ca và tư tưởng Việt Nam, ngồi im lặng trên mây núi Hồng, già với gió thu...” (6). Nhìn mình, nhìn người, nhìn đời, chỗ nào Nguyễn Du cũng thấy vô thường chi phối, toàn thể nhân sinh thế thái qua cái đầu bạc:
Nhất phiến hàn thanh tống cổ kim.
Lão nạp an miên Hồng Lĩnh vânHai câu cuối thật thần tình, thật ý vị. Không ngại sương đêm thấm ướt vạt áo, chỉ mừng là mày râu không dính bụi. Ô hay! Vị Sư già nằm giữa mây núi, mày râu Sư chắc bạc trắng như mây, trinh tuyền lắm lắm, vì có bụi trần hồng nào mà nhuộm đỏ? Chỉ có sương đêm làm ướt áo đôi chút. Lạnh chút thôi, mà thanh thản biết dường nào! Hình ảnh đẹp, ngôn từ cũng cực kỳ đẹp, hẳn cái nhìn kia cũng xuất phát từ một tấm lòng rất đẹp.
Phù âu tĩnh túc noãn sa tân
Nam minh tàn nguyệt phù thiên lý
Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân
Hắc dạ hà kỳ mê thất hiểu
Bạch đầu vô lại chuyết tàng thân
Bất sầu cửu lộ triêm y duệ
Thả hỷ tu mi bất nhiễm trần.
(Sư già ngủ giữa mây Hồng Lĩnh
Bãi ấm âu nằm lặng giấc say
Biển rộng trăng trôi ngàn dặm thẳm
Đường xưa gió quất một thân gầy
Đêm đen dường mãi quên không sáng
Ẩn vụng xui thêm tóc bạc đầy
Vạt áo dầm sương đâu ngại ướt
Mày râu mừng chẳng bụi trần ray)
(Ngô Linh Ngọc dịch).
Đình vân xứ xứ tăng miên địnhLạ nhất trong bài này là câu thứ bảy: “Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp”. Sao lại là tiêu tuệ nghiệp? Có phải tác giả muốn nói đến cái nghiệp do trí tuệ gây ra? Tức Sở tri chướng, Thế trí biện thông? Quả là ít ai dám dịch chữ này.
Lạc nhật sơn sơn viên khiếu ai
Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp
Hồi đầu dĩ cách vạn trùng nhai
Dục điển túc sương mưu nhất tuýChính vì không thể đổi lấy một cuộc say, nên Nguyễn Du đã thao thức. Phải có một lối thoát, duy tại con người không biết lấy mà thôi, ông buồn trông áng bụi hồng mờ mịt không bờ bến mà tự trách ngày ngày mình vẫn đi lại trong ấy mà không biết:
Nại hà đầu dĩ bạch như ngân.
(Quảng Tế ký thắng)
Trướng vọng hồng trần diễu vô tếCũng với ý ấy, có một câu thơ vô cùng đặc sắc, hệt như lời vịnh của một Thiền sư:
Bất tri nhật nhật thử trung hành.
(Từ Châu đê thượng vọng)
Niên niên thu sắc hồn như hử3. Kim Cang Bát Nhã - Tư tưởng chủ đạo trong thi ca Nguyễn Du:
Nhân tại tha hương bất tự tri
(Hồn thu vẫn tự bao giờ
Người xa quê cũ chẳng ngờ đó thôi
Giang đầu tản bộ)
Nhân liễu thử tâm nhân tự độHay:
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu.
Mãn cảnh giai không hà hữu tướngNguyễn Du chưa bao giờ tự xưng mình là Phật tử. Nhưng người học Phật có thể xem ông là “Đạo hữu”. Người cha của thi ca Việt Nam lại là người từng đọc Kinh Kim Cang đến hơn 1000 lần (Ngã độc Kim Cang thiên biến linh), hẳn toàn bộ sự nghiệp thi ca của ông thấm đẫm tư tưởng Phật giáo.
Thử tâm thường định bất ly thiền.
Minh nguyệt chiếu cổ tỉnhTrong bài nói về ý đạo trên, Nguyễn Du đã xác định Tâm chính là Đạo. Nghĩa chữ Tâm ở đây chỉ có trong kinh điển Phật giáo. Tâm thể thì thường hằng vắng lặng, dù sóng gió ba đào có làm mặt nước tâm giao động chút ít, nhưng rồi mặt nước cũng trở về trạng thái nguyên uỷ của mình.
Tỉnh thuỷ vô ba đào
Bất vị nhân khiên xả
Thử tâm chung bất giao
Túng bị nhân khiên xả
Nhất giao hoàn phục chỉ
Trạm trạm nhất phiến tâm
Minh nguyệt cổ tỉnh thuỷ.
(Trăng sáng soi giếng xưa
Nước giếng không gợn sóng
Không bị người khuấy động
Tâm này chẳng giao động
Nếu bị người khuấy động
Lay động rồi lại dừng
Một chữ Tâm lóng lặng
Như trăng soi giếng xưa
Đạo ý)
Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sựTâm, Phật, chúng sanh đồng nhất thể. Tất cả các pháp đều lưu xuất từ nhất tâm này. Phật và chúng sanh, mê và ngộ, giải thoát và trói buộc... tất cả đều ở Nhất tâm. Người liễu đạt được Tâm này thì tự mình độ thoát. Tam tạng kinh điển Phật thuyết ở Linh Thứu sơn cũng ở tại tâm người mà thôi:
Tứ thời tâm kính tự như như.
(Hoa rơi lá rụng chỉ là việc trước mắt,
Bốn mùa gương tâm vẫn chẳng có gì thay đổi)
Nhân liễu thử tâm nhân tự độKhi chưa liễu ngộ được tâm này thì vạn tượng sum la đều khởi, phàm thánh chia hai, núi là núi, sông là sông. Khi liễu ngộ được tâm này rồi thì gương Tâm sáng rỡ như ánh trăng - Đại viên cảnh trí - gặp nhân chiếu nhân, gặp vật chiếu vật, không phân biệt, thực tại vẫn là thực tại. Núi không phải là núi nên núi là núi. Chẳng rõ người chưa thực ngộ lý này có thể viết một cách tự nhiên được một câu thơ thế này chăng:
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu
Đạt nhân tâm kính quang như nguyệtTất cả các pháp đều không. Không có nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng (KINH KIM CANG). Nguyễn Du viết:
Xử sĩ môn tiền thanh giả sơn.
(Tâm người đạt ngộ ngời gương nguyệt
Trước sân ẩn sĩ núi xanh rờn
(Tạp ngâm 2)
Mãn cảnh giai không hà hữu tướngTâm này thường ở trong Định và chẳng xa rời việc chứng ngộ của Thiền. Các cụ thâm nho ở Hà Nội đã không hiểu nên dịch quá xa nghĩa của nguyên tác: “Lòng khăng khăng chỉ hướng về Thiền” (8). Chẳng hề có “khăng khăng” hay “hướng về”, “thường định” ở đây là “thường ở trong Định” và “bất ly Thiền” tức ngay nơi tâm là Thiền. Có lẽ Nguyễn Du cũng nhiều lần đọc Pháp Bảo Đàn mới có cái khẩu khí của Huệ Năng như thế.
Thử tâm thường định bất ly Thiền.
Đại sư vô ý diệc vô tận
Phủ thán thành trung đa biến thiên.
(Đề Nhị Thanh động)
Phật bản thị không bất trước vậtĐặc biệt là đoạn cuối của bài thơ này:
Hà hữu hồ kinh, an dụng phân?
Linh văn bất tại ngôn ngữ khoa
Thục vi Kim Cang vi Pháp Hoa
Sắc không cảnh giới mang bất ngộ
Si tâm quy Phật Phật sinh ma
Nhất môn phụ tử đa giao tế
Nhất niệm chi trung ma tự chí...
(Tạm dịch: Phật vốn là không, không dính mắc mọi vật, có dính dáng gì đến kinh đâu mà phải chia. Văn thiêng không phải ở ngôn ngữ, cái gì là Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa? Giữa “Sắc” và “Không” mờ mịt không nhận ra được. Quy y Phật với cái tâm si mê như thế thì Phật sinh ra ma. Cả nhà cha con đều mù quáng cả, thì chỉ trong một niệm là ma tự tìm đến ngay...)
Ngô văn Thế Tôn tại Linh SơnMột bài thơ, cũng có thể xem là một ngữ lục Thiền. Vô hình trung, bài thơ hé mở thế giới tâm chứng của Nguyễn Du. Hay nói một cách khác - Kim Cang Bát Nhã đã là tư tưởng dẫn đạo trong đời sống và thi ca của Tố Như Tử.
Thuyết pháp độ nhân như hằng hà sa số
Nhân kiến thử tâm nhân tự độ
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu
Minh kính diệc phi đài
Bồ - đề bổn vô thụ
Ngã độc Kim Cang thiên biến linh
Kỳ trung áo nghĩa đa bất minh
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ
Tài tri vô tự thị chân kinh.
(Tạm dịch: Ta nghe nói Đức Thế Tôn tại núi Linh Thứu, thuyết pháp độ hằng hà sa số người. Người liễu ngộ được tâm thì người tự độ thoát, Linh Sơn chỉ ở tại tâm người mà thôi. Không có đài gương sáng, nào có cây Bồ-đề. Ta đọc hơn ngàn biến Kinh Kim Cang, những ý nghĩa sâu kín trong đó phần nhiều ta không rõ. Đến hôm nay tới đài chia kinh này mới biết rằng Vô tự chính là Chân kinh).