Thơ » Trung Quốc » Tấn » Đào Tiềm
Đăng bởi Vanachi vào 01/10/2006 06:50, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 27/11/2023 11:25
晉太元中,武陵人捕魚為業,緣溪行,忘路之遠近。忽逢桃花林,夾岸數百步,中無雜樹,芳草鮮美,落英繽紛。漁人甚異之,復前行,欲窮其林。林盡水源,便得一山。山有小口,髣髴若有光;便舍船從口入。初極狹,才通人;復行數十步,豁然開朗;土地平曠,屋舍儼然,有良田、美池、桑竹之屬;阡陌交通,雞犬相聞。其中往來種作,男女衣著,悉如外人;黃髮垂髫,並怡然自樂。
見漁人,乃大驚;問所從來,具答之。便要還家,設酒,殺雞作食。村中聞有此人,咸來問訊。自云先世避秦時亂,率妻子邑人來此絕境,不復出焉;遂與外人間隔。問今是何世,乃不知有漢,無論魏晉。此人一一為具言所聞,皆歎惋。餘人各復延至其家,皆出酒食、停數日,辭去。此中人語云:「不足為外人道也。」
既出,得其船,便扶向路,處處誌之。及郡下,詣太守說如此。太守即遣人隨其往,尋向所誌,遂迷不復得路。
南陽劉子驥,高尚士也;聞之,欣然親往。未果,尋病終。後遂無問津者。
Tấn Thái Nguyên trung, Vũ Lăng nhân bộ ngư vi nghiệp, duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận. Hốt phùng đào hoa lâm, giáp ngạn sổ bách bộ, trung vô tạp thụ, phương thảo tiên mỹ, lạc anh tân phân. Ngư nhân thậm dị chi, phục tiền hành, dục cùng kỳ lâm. Lâm tận thuỷ nguyên, tiện đắc nhất sơn. Sơn hữu tiểu khẩu, phảng phất nhược hữu quang, tiện xả thuyền tòng khẩu nhập. Sơ cực hiệp, tài thông nhân, phục hành sổ thập bộ, khoát nhiên khai lãng; thổ địa bình khoáng, ốc xá nghiễm nhiên, hữu lương điền, mỹ trì, tang trúc chi thuộc, thiên mạch giao thông, kê khuyển tương văn. Kỳ trung vãng lai chủng tác, nam nữ y trước, tất như ngoại nhân, hoàng phát thuỳ thiều, tịnh di nhiên tự lạc.
Kiến ngư nhân, nãi đại kinh, vấn sở tòng lai, cụ đáp chi. Tiện yêu hoàn gia, thiết tửu, sát kê tác thực. Thôn trung văn hữu thử nhân, hàm lai vấn tấn. Tự vân tiên thế tị Tần thời loạn, suất thê tử ấp nhân, lai thử tuyệt cảnh, bất phục xuất yên, toại dữ ngoại nhân gian cách. Vấn kim thị hà thế, nãi bất tri hữu Hán, vô luận Nguỵ, Tấn. Thử nhân nhất nhất vi cụ ngôn, sở văn giai thán uyển. Dư nhân các phục duyên chí kỳ gia, giai xuất tửu thực, đình sổ nhật, từ khứ. Thử trung nhân ngữ vân: “Bất túc vị ngoại nhân đạo dã”.
Ký xuất, đắc kỳ thuyền, tiện phù hướng lộ, xứ xứ chí chi. Cập quận hạ, nghệ Thái thú thuyết như thử. Thái thú tức khiển nhân tuỳ kỳ vãng, tầm hướng sở chí, toại mê bất phục đắc lộ.
Nam Dương Lưu Tử Ký cao thượng sĩ dã, văn chi, hân nhiên thân vãng. Vị quả, tầm bệnh chung. Hậu toại vô vấn tân giả.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 01/10/2006 06:50
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 01/10/2006 06:51
Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người ở Vũ Lăng làm nghề đánh cá, theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần, bỗng gặp một rừng hoa đào mọc sát bờ mấy trăm bước, không xen loại cây nào khác, cỏ thơm tươi đẹp, hoa rụng rực rỡ. Người đánh cá lấy làm lạ, tiến thêm vô, muốn đến cuối khu rừng. Rừng hết thì suối hiện và thấy một ngọn núi. Núi có hang nhỏ, mờ mờ như có ánh sáng, bèn rời thuyền, theo cửa hang mà vô. Mới đầu hang rất hẹp, chỉ vừa lọt một người. Vô vài chục bước, hang mở rộng ra, sáng sủa; đất bằng phẳng trống trải, nhà cửa tề chỉnh, có ruộng tốt, ao đẹp, có loại dâu loại trúc, đường bờ thông nhau, tiếng gà tiếng chó tiếp nhau. Trong đó những người đi lại trồng trọt làm lụng, đàn ông đàn bà ăn bận đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc tới những trẻ để trái đào, đều hớn hở vui vẻ.
Họ thấy người đánh cá, rất lấy làm kinh dị, hỏi ở đâu tới. Người đánh cá kể lể đầu đuôi. Họ bèn mời người này về nhà, bày rượu, mổ gà để đãi. Người trong xóm nghe tin, đều lại hỏi thăm. Họ bảo tổ tiên trốn loạn đời Tần, dắt vợ con và người trong ấp lại chỗ hiểm trở xa xôi này rồi không trở ra nữa; từ đó cách biệt hẳn với người ngoài. Họ lại hỏi bấy giờ là đời nào, vì họ không không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Nguỵ và Tấn. Người đánh cá nhất thiết kể lại đủ cả sự tình, họ nghe rồi đều đau xót, than thở. Những người đứng bên đều mời về nhà mình chơi, đều thết đãi ăn uống. Ở lại chơi vài ngày rồi từ biệt ra về. Trong bọn họ có người dặn: “Đừng kể cho người ngoài hay làm gì nhé!”.
Ra khỏi hang rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn theo đường cũ mà về, tới đâu đánh dấu chỗ đó. Đến quận, vào yết kiến quan Thái thú kể lại sự tình. Viên Thái thú sai ngay người đánh cá trở lại, tìm những chỗ trước đã đánh dấu, nhưng mơ hồ, không kiếm được con đường cũ nữa.
Ông Lưu Tử Ký ở đất Nam Dương là bậc cao sĩ, nghe kể chuyện, hân hoan tự đi tìm lấy nơi đó, nhưng chưa tìm ra thì bị bệnh mà mất. Từ đó không ai hỏi thăm đường đi nữa.