Tạo ngày 12/01/2008 16:26 bởi
Vanachi Đào Duy Từ 陶維慈 (1572 - 7/12/1634) là nhà quân sự và văn hoá, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người có công giúp chúa Nguyễn giữ vững cơ nghiệp ở Đàng Trong.
Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Vốn là người tinh thông sử sách, lý số và binh pháp, nhưng do bị kìm hãm dưới Triều Lê-Trịnh, không cho ông thi vào hạng Cổng Cử (tức Cử nhân) vì xuất thân từ gia đình kép hát (xướng ca vô loài), nên ông uất chí bỏ vào Đàng Trong lập nghiệp. Đó là vào năm 1625, khi đó Đào Duy Từ đã 53 tuổi.
Khi mới vào Nam, do gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ông phải ẩn thân đi ở chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long ở xã Bồ Đề (nay thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định). Vị phú hộ này là người ham mê văn học, đã phát hiện ra tài học của Đào Duy Từ. Chính ông này đã tiến cử Đào Duy Từ cho quan Khám lý Trần Đức Hoà (còn gọi là Cống Quận công) người cùng xã và cũng là anh em kết nghĩa với Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (còn gọi là Thuỵ Quận Công). Vì mến tài của Đào Duy Từ, Trần Đức Hoà đã gả con gái cho đồng thời tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sau cuộc gặp gỡ với Đào Duy Từ, Chúa Sãi đã phong cho ông làm Nội tán, xem như người tâm phúc. Do được trọng dụng, ông đã hết lòng tận tuỵ giúp chúa Nguyễn về tổ chức quân sự, chính trị, văn hoá và đã đương đầu thành công với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và được chúa Sãi ví như Ngoạ Long Gia Cát (Khổng Minh) của mình.
Năm Canh Ngọ 1630, ông chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng là Luỹ Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (1630) và Luỹ Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Đây là chiến luỹ quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước nguy cơ bị chúa Trịnh tấn công.
Sinh thời, ông sáng tác nhiều tác phẩm văn, thơ, và nhiều ca khúc rất giá trị và biên đạo một số điệu múa được lưu truyền rộng rãi. Đào Duy Từ là người Việt đầu tiên làm thơ lục bát và là ông tổ của nghệ thuật hát tuồng, nổi tiếng với hai ngâm khúc là Ngoạ Long cương văn và Tư Dung vãn. Ông đồng thời là tác giả bộ sách quân sự đặc biệt Hổ trướng khu cơ, được xem là một trong hai bộ sách về nghệ thuật quân sự (tác phẩm kia là Binh thư yếu lược) của người Việt Nam.
Ông mất năm Giáp Tuất (1634), thọ 62 tuổi. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn phong tặng ông hàm Tán trị dực vận công thần, Kim tử vinh lộc đại phu, Đại lý tự khanh, tước Lộc Khê hầu. Đến triều Minh Mạng, Đào Duy Từ được truy phong tước Hoằng Quốc công. Năm 1932, vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thành hoàng đình Lạc Giao tại Ban Mê Thuột. Đây là đình làng đầu tiên của người Kinh lên cao nguyên lập nghiệp vào năm 1928.
Đào Duy Từ 陶維慈 (1572 - 7/12/1634) là nhà quân sự và văn hoá, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người có công giúp chúa Nguyễn giữ vững cơ nghiệp ở Đàng Trong.
Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Vốn là người tinh thông sử sách, lý số và binh pháp, nhưng do bị kìm hãm dưới Triều Lê-Trịnh, không cho ông thi vào hạng Cổng Cử (tức Cử nhân) vì xuất thân từ gia đình kép hát (xướng ca vô loài), nên ông uất chí bỏ vào Đàng Trong lập nghiệp. Đó là vào năm 1625, khi đó Đào Duy Từ đã 53 tuổi.
Khi mới vào Nam, do gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ông phải ẩn thân đi ở chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long ở xã Bồ Đề (nay thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định). Vị phú hộ này là người ham mê văn học, đã phát…