Nguyễn Thị Du 阮氏遊 (1574-1654) cũng có tên nữa là Nguyễn Thị Duệ 阮氏睿, người làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, xứ Hải Dương thời Lê Mạc. Bà đã có sắc đẹp lại rất thông minh, tính tình khẳng khái. Lúc nhỏ giả trai đi học, sử sách chỉ xem qua là nhớNăm Hưng Trị (1588-1590) nhà Mạc bà đi thi hội, thi đình đều trúng tuyển. Mạc Mậu Hợp thấy dung mạo đẹp đẽ, gạn hỏi, bà phải thú thật. Bà được đưa vào cung và được phong làm hoàng phi. Lúc ấy bà mới 17 tuổi.
Năm Nhâm Thìn (1592), nhà Mạc mất ngôi, bà trốn vào núi, sống hẩm hút cùng một đạo cô, được ít lâu lại bị bắt nạp cho Bình An Vương Trịnh Tùng. Bà rất được nhà chúa sủng ái, song chán mùi chung đỉnh, bà xin cất một am nhỏ nơi vườn hoa, ngày ngày ra xem kinh và ngâm vịnh. Trịnh Tùng mất (1623), bà xin về sống nơi quê hương.
Được mấy năm, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng lại mời bà vào phong chức giáo thụ dạy cung nhân. Bà rất được kính trọng, người trong cung tôn xưng là Lễ phi, lúc bấy giờ đã 56 tuổi. Tiếng hay chữ nổi khắp cả trong triều ngoài quận, vua Lê chúa Trịnh cùng triều thần, hễ gặp những câu gì, những điển gì không hiểu đều đến hỏi bà.
Bà thọ 80 tuổi. Bình sinh bà sáng tác nhiều, chữ có, Nôm có, song chỉ lưu thế hai tập thơ Nôm, một làm theo thể Đường luật, một theo thể lục bát. Tập thứ nhất nhan đề là Ni tần thi tập tức là tập thơ của ni cô làm cung tần hay cung tần làm ni cô, sáng tác thời Bình An Vương Trịnh Tùng, gồm trên 50 bài luật vịnh tứ thời, mỗi mùa 10 vịnh, và trên 10 bài tập vịnh. Tập thứ hai theo thể lục bát, là tập gia phả diễn ca thuật rõ gia tình, gia cảnh và thân thế của mình, văn chương lưu lợi.
Nguyễn Thị Du 阮氏遊 (1574-1654) cũng có tên nữa là Nguyễn Thị Duệ 阮氏睿, người làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, xứ Hải Dương thời Lê Mạc. Bà đã có sắc đẹp lại rất thông minh, tính tình khẳng khái. Lúc nhỏ giả trai đi học, sử sách chỉ xem qua là nhớNăm Hưng Trị (1588-1590) nhà Mạc bà đi thi hội, thi đình đều trúng tuyển. Mạc Mậu Hợp thấy dung mạo đẹp đẽ, gạn hỏi, bà phải thú thật. Bà được đưa vào cung và được phong làm hoàng phi. Lúc ấy bà mới 17 tuổi.
Năm Nhâm Thìn (1592), nhà Mạc mất ngôi, bà trốn vào núi, sống hẩm hút cùng một đạo cô, được ít lâu lại bị bắt nạp cho Bình An Vương Trịnh Tùng. Bà rất được nhà chúa sủng ái, song chán mùi chung đỉnh, bà xin cất một am nhỏ nơi vườn hoa, ngày ngày ra xem kinh và ngâm vịnh. Trịnh Tùng mất (1623), bà xin về sống nơi quê hương.
Được mấy năm, Thanh…