Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 08/04/2009 04:39 bởi
karizebato, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 07/06/2009 20:50 bởi
karizebato Thả lá đề thơ
tại sao tôi làm thơ?
tôi tìm kiếm cho mình một đỉnh góc đời, giữa không gian hai chiều - ba chiều - bốn chiều...
tôi muốn đêm rực rỡ nắng vàng, vườn lộng lẫy nở tràn cỏ hoa, con tim mãi không già, và cuộc sống đã không như điều tôi mơ ước...
hồn tôi oan khiên đợi hạn cuối cùng
tim tôi rỏ máu
không có điều gì để trách ai, tỉnh ra...
bao nhiêu nước đã chảy dưới chân cầu
nhờ ơn đời cay đắng đã cho tôi thi vị!
Ngô Tịnh Yên
Tựa
Nguyên Sa
gánh đời
qua những khó khăn
gánh con
sương gió nhọc nhằn sớm khuya
gánh tình
qua những cách lìa
gánh mình
nước mắt đầm đìa buồn vui
gánh ngày
gánh những bùi ngùi
gánh đêm
trăn trở tới lui phận người
gánh thơ
qua những chợ đời
gánh xong
hết một kiếp rồi... tịnh yên
Bài thơ mở đầu của Lãng mạn năm 2000 được tác giả đặt tên là Gánh thơ qua những chợ đời cũng có thể mang tựa Tự họa. Mỗi câu sáu tám vẽ ra một hình ảnh Ngô Tịnh Yên đang gõ một cánh cửa, Tịnh Yên gõ cánh cửa đời, cánh cửa đời không mở, nhà thơ gõ cánh cửa tình yêu, cánh cửa tình yêu không mở, gõ cánh cửa ngày, gõ cánh cửa đêm, cánh cửa ngày cũng như cánh cửa đêm đều đóng kín. Mỗi câu sáu tám là một bức tự họa Ngô Tịnh Yên gõ những cánh cửa không mở, toàn bộ bài thơ là nhà thơ gõ cánh cửa thơ, gõ nhẹ nhàng, cánh cửa thơ mở tức khắc và lớn rộng. Ngay bài thơ mở đầu của Lãng mạn thế kỷ hai mươi, Ngô Tịnh Yên bước vào trong thế giới thơ qua cánh cửa lớn, rộng mở.
Ngô Tịnh Yên bước vào thế giới thần thoại thi ca thật nhẹ nhàng và thật vững chắc. Thế giới thần thoại đòi hỏi nguời muốn bước vào đó phải đọc lên được câu thần chú. Thần chú được gìn giữ riêng bởi thiên thần Thi Ca mang cho ai thì người ấy được không phải là mật khẩu của dương gian. Ngô Tịnh Yên làm sao tìm thấy những câu thần chú không biết, chỉ thấy Tịnh Yên đọc lên nhẹ nhàng, đọc lên thần chú một ngàn mới tinh Gánh thơ qua những chợ đời, làm mở rộng cánh cửa thứ nhất. Ngôi nhà thi ca có nhiều cánh cửa. Cánh cửa thứ nhì mở toang ngay khi nhà thơ nữ đọc lên thần chú khác, tinh khôi Bolsa:
Bolsa
mưa ít, nắng nhiều
buổi sáng tổ quốc, buổi chiều quê hương
Bolsa
cũng ráng tròn vuông
vương thì tội mà đi thương thế nào
Bolsa
túi đựng vàng thau
trắng đen lẫn lộn nói đâu thành lời
Bolsa
bùng nổ một thời
giọng ca Tuấn Vũ, tuyệt vời Linda...
Thơ cũng như thiên nhiên, như núi non, sông biển: ngọn cao mở ra cho thấy còn ngọn cao hơn. Ngô Tịnh Yên tiếp tục thản nhiên đi lên, vừa đi vừa đọc Tàn tro bay, đọc Chiều tang nghi quán, đọc lên Tình buồn, đọc lên Tín điều...
Khi tôi gặp Ngô Tịnh Yên, tác giả Ở nơi nào cũng có tình yêu, đã ở trong ngôi nhà riêng trong giới Thi Ca. Tôi vẫn giữ kỷ niệm về ngôi nhà của Tịnh Yên có những lối đi tuyệt đẹp. Hôm nay tới thăm ngôi nhà của thi sĩ có tên mới Lãng mạn năm 2000 tôi tưởng trở lại ngôi nhà xưa, nhưng không phải. Nơi ở của thi sĩ đã là kiến trúc mới. Những con đường dắt tới ngôi nhà càng khác lạ. Hoa cỏ, ánh sáng và nhã nhạc trên những con đường đó thay đổi màu sắc, đường nét và âm thanh mỗi giờ mỗi phút chớ không phải chỉ lần trước, lần này. Thơ cũng như đời, cũng như nhạc, có dẫn nhập, có khởi đầu, có con đường dắt tới ngôi nhà. Nhất là lục bát. Những chữ dẫn đầu mở ra bài thơ, mở ra những đoạn thơ, mở ra mỗi hai câu lục bát, mỗi lần một đổi mới trong thơ của Ngô Tịnh Yên. Bàn tay dắt thơ đi tới, con mắt soi đường thơ, thi nhân trong thơ Ngô Tịnh Yên, mỗi bài mỗi khác, và hơn thế, trong khuôn khổ của mỗi bài lục bát, thi nhân hoàn toàn của riêng, mau chóng trở thành thơ, con mắt của thơ trở thành thơ, con đường đưa tới ngôi nhà có cả những chiếc võng đong đưa, dẫn nhập đã là cả một tiểu truyện có vóc dáng trường thiên. Gánh tình mau chóng trở thành gánh con, gánh ngày, gánh đêm, gánh vui, gánh buồn, gánh đời... Thi nhân trong thơ Ngô Tịnh Yên còn là con đường biết đổi chỗ, con đường không bao giờ đứng yên một chỗ. Gánh ở đầu hai câu sáu tám, chẻ ở những vị trí bất định, lúc thì mặc áo danh từ, quay lại đã lộng lẫy động từ, tĩnh từ và trạng từ
Gió đem sợi tóc chẻ hai
Mưa chẻ những giọt ngắn dài vấn vương
Tình yêu chẻ những vết thương
Biệt ly chẻ những con đường lá bay
Hoa hồng chẻ mấy nhánh gai
Đường ngôi chẻ một, bàn tay chẻ mười
Con sông chẻ sóng bồi hồi
Nỗi buồn chẻ nhỏ, nỗi vui chẻ ngàn
Củi ngo còn dóm bếp than
Lòng tôi ai chẻ những tàn tro bay?
Ai chẻ những tàn tro bay? Từ bao giờ? Từ bao giờ thơ Ngô Tịnh Yên bỗng nhiên có những cung trầm? Thơ khởi đầu thơ ngay từ những con đường biết đổi màu sắc, đường nét, âm thanh và đổi chỗ, thơ đã thơ ngay từ con đường đưa vào thơ, từ bao giờ xuống những cung trầm? Làm cho thơ khởi đầu đã là thơ rồi, ở trong sâu còn thơ khác thắm sâu? Trong những gian phòng của ngôi nhà từ bao giờ có những bức họa gánh xong, bức họa tổ quốc, bức họa quê hương, bức họa nỗi buồn chẻ nhỏ, bức họa tàn tro bay? Lần trước tôi tới thăm ngôi nhà thơ của Tịnh Yên không có, lần này hành lang nào cũng có, gian phòng nào cũng có. Một mình Bolsa có tới hai vùng ánh sáng, ở đầu hành lang là vùng ánh sáng sâu thẳm, tận cùng ánh sáng bùng nổ vẫn không kém sâu thẳm. Những bùng nổ và những thẳm sâu, lẫn lộn những vùng ánh sáng chói chang với vùng bán ảnh cũng là gian phòng Tín điều
ở trong nhau
có thiếu, thừa
nửa còn diễm tuyệt, nửa chưa viên thành
ở trong nhau
cố vô tình
nửa mưu toan lạ, nửa rình rập xa
ở trong nhau
cố thật thà
nửa đem trao tặng, nửa tha thứ lầm
ở trong nhau
có hờn căm
nửa xôn xao hận, nửa thầm lặng yêu
Bạn thích bức nào? Bức diễm tuyệt và viên thành hay bức mưu toan lạ? Bức trao tặng hay bức tha thứ? Bức xôn xao hận hay bức thầm lặng yêu? Hay bạn muốn đứng một mình và nhìn ngắm
ở trong nhau có tượng thờ
đã hoang tàn với bụi mờ thời gian
Người làm thơ biết rằng Tịnh Yên đã bước sang một thời kỳ khác của kỹ thuật thơ, thời kỳ ở bên kia của sự tổng hợp tuyệt vời của những danh từ chung và danh từ riêng, của những từ ngữ cụ thể và từ ngữ trừu tượng của động từ và tĩnh từ chưa từng đứng bên nhau.
Tôi rất thích những mưu toan lạ, những rình rập xa, những xôn xao hận, những tha thứ lầm, toàn những bất ngờ, càng yêu mến khi chúng đứng bên nhau thành những bất ngờ khác.
Tôi trang trọng giới thiệu đến bạn đọc những con đường tuyệt đẹp, những thi nhãn lóng lánh của Lãng mạn năm 2000. Tôi trang trọng giới thiệu cùng bạn đọc những con đường biết đổi chỗ đưa tới căn nhà Ngô Tịnh Yên gồm những đại sảnh, những thâm cung và cả những hành lang đầy ắp những cảm xúc sống động, tình yêu, tình đời và suy tư, kiến trúc và trần thiết với những kỹ thuật ở những độ cao của kiến trúc thơ, và nhìn xuống, từ đó, là sâu thẳm bất ngờ.
Thả lá đề thơ
tại sao tôi làm thơ?
tôi tìm kiếm cho mình một đỉnh góc đời, giữa không gian hai chiều - ba chiều - bốn chiều...
tôi muốn đêm rực rỡ nắng vàng, vườn lộng lẫy nở tràn cỏ hoa, con tim mãi không già, và cuộc sống đã không như điều tôi mơ ước...
hồn tôi oan khiên đợi hạn cuối cùng
tim tôi rỏ máu
không có điều gì để trách ai, tỉnh ra...
bao nhiêu nước đã chảy dưới chân cầu
nhờ ơn đời cay đắng đã cho tôi thi vị!
Ngô Tịnh Yên
Tựa
Nguyên Sa
gánh đời
qua những khó khăn
gánh con
sương gió nhọc nhằn sớm khuya
gánh tình
qua những cách lìa
gánh mình
nước mắt đầm đìa buồn vui
gánh ngày
gánh những bùi ngùi
gánh đêm
trăn trở tới lui phận người
gánh thơ
qua những chợ đời
gánh xong
hết một kiếp rồi... tịnh yên
Bài…