Trang trong tổng số 1 trang (10 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 29/06/2008 04:14
Qua trầm kích chiết hay qua trình kích chiết? (Bạch Đằng Hải khẩu)
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 03/09/2006 19:16
Không gian bi tráng. Ly biệt sầu thương. Nỗi buồn thăm thẳm cứ lấn át dần hùng tâm tráng chí người đi bằng cảm giác mất mát, đổ vỡ, hụt hẫng dâng đầy trong những dòng thơ của Tống biệt hành.
Tống biệt hành không nằm trong không khí của những cuộc ra đi như Tây Tiến, Đất nước của giai đoạn kháng chiến chống Pháp, nên tư cách tráng sĩ của ly khách hiện ra trong bài thơ thuần tuý chỉ là hình ảnh con người lãng mạn cá nhân mà thôi. Dẫu rằng trong thực tế, người bạn của Thâm Tâm có thể lên chiến khu, nhưng từ nguyên mẫu đến nhân vật trữ tình trong thơ thường vẫn có khoảng cách nhất định. Huống chi cách xây dựng hình ảnh, khắc hoạ tâm trạng nhân vật ở đây hoàn toàn thuộc về thủ pháp lãng mạn. Có mượn thơ xưa cái không khí “đưa qua sông” cũng là để phân biệt với người của thời hiện đại không đưa qua sông. Có mượn bóng chiều cũng để nhấn mạnh ngoại cảnh không phải là tác nhân tạo nên nỗi buồn biệt ly, vì bóng chiều không thắm không vàng vọt, không vui, không buồn… Những từ đưa người, ly khách, người buồn, người đi… có thể nhận ra suốt trục dọc của bài thơ và nhấn nhá nhiều lần như một điệp khúc buồn. Sự thay đổi của thời đại và sự khác biệt trong tư tưởng đã làm nên hình bóng con người hiệp sĩ nhưng kiểu người ấy khác hẳn Kinh Kha ngày xưa ra đi diệt trừ bạo chúa. Bởi đọc kỹ những câu thơ Thâm Tâm, ta không biết được người ấy đi đâu, muốn làm gì cụ thể. Tất cả chỉ là để thoả mãn khát khao:
Chí nhớn chưa về bàn tay khôngNhưng vì một lý tưởng cá nhân để sẵn sàng đánh đổi tất cả, dứt bỏ sợi dây ràng buộc của tình mẫu tử, chị em, anh em, bạn bè… có tàn nhẫn quá chăng? Đứng về lý, tác giả là người đồng tình cùng ly khách, trong những lời cảm khái. Nhưng nếu chỉ có vậy, người ra đi sẽ có bộ dạng của một kép hát trên sân khấu. Thâm Tâm đã nghiêng về mặt tình cảm, hoà nhập với tâm trạng người trong cuộc để diễn tả những khoảnh khắc của chiều hôm trước, sáng hôm nay và của cả buổi chiều hiện tại với nỗi buồn đứt ruột cố nén trong lòng kẻ ra đi. Để biết rằng người ấy không phải là kẻ một dửng dưng. Khổ kết nghẹn ngào như một lời trăng trối gửi về mẹ, chị, em với những hình ảnh so sánh chiếc lá bay, hạt bụi, hơi rượu say đầy những ám ảnh thân phận. Và đó cũng là cách cắt nghĩa cho thái độ dửng dưng đến lạnh lùng trước đó.
Thì không bao giờ nói trở lại
Sông Hồng chẳng phải xưa sông DịchCó lẽ phải bắt đầu từ tâm thế thời đại ấy, chúng ta mới cắt nghĩa được phần nào tứ thơ của Tống biệt hành. Vào những năm bốn mươi của thế kỷ XX, trên thi đàn lãng mạn Việt Nam, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính có một hơi thơ giống nhau: “Nằm đây thép gỉ son mòn - Cái đi mất mát, cái còn lần khân” (Độc hành ca - Trần Huyền Trân); “Ta đi nhưng biết về đâu chứ - Đã nổi phong yên lộng bốn trời - Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ - Uống say mà gọi thế nhân ơi” (Hành phương Nam - Nguyễn Bính). Phải chăng, khi cuộc sống thực trở nên bức bối ngột ngạt, các nhà thơ thời ấy khao khát một cuộc ra đi? Nhưng phần lớn những khúc hành, ca chỉ là một sự giải toả tâm trạng bức bối, trong khi cuộc sống thực của các nhà thơ cứ quẩn quanh trong khuôn đời chật hẹp. Tinh thần ấy đã từng được nói lên rất rõ trong thơ Hàn Mặc Tử: “Đi, đi, đi mãi nơi vô định - Tìm cái phi thường, cái ước mơ” (Đời phiêu lãng). Nhân vật người đi trong Tống biệt hành dù có gợi lại không khí cổ xưa, dù có gắng gượng chống chọi tiếng thổn thức sâu thẳm từ tâm hồn bằng dáng vẻ kiêu dũng bề ngoài, cũng vẫn chỉ là sản phẩm thuần tuý lãng mạn. Người đọc thẩm thấu thêm chất “bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam) từ bài thơ của Thâm Tâm, để trân trọng những tấm lòng biết hướng về những điều cao cả, như một sự phản ứng lại xã hội tầm thường tù túng lúc bấy giờ. Vì vậy, nỗi buồn của người đi (cũng là tâm trạng của chính Thâm Tâm) rất đáng quý.
Ta ghét hoài câu “nhất khứ hề”…
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 02/09/2006 05:38
Bài đọc ngược
Tay tự dời hoa trồng dưới hè,
Tía hồng trước mắt rộn ràng khoe.
Tin xuân ánh tuyết mai tiên báo,
Ngày tạnh quang mây liễu khói che.
Tinh đẩu ghê thơ sông lạnh rắc,
“Thánh hiền” chia chén khách quên về.
Vào nhà gió mát ta thêm hứng,
Liền tánh liền hương có quế hòe.
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 02/09/2006 05:36
Bài thơ đọc xuôi đọc ngược
(Đọc ngược)
Dưới sân dời hoa tự tay trồng,
Trước mặt tía hồng hoa nở đầy.
Ngày bắt đầu tạnh ráo, khói vây quanh cây liễu,
Ánh xuân sớm báo tin xuân về, ánh tuyết phản chiếu lên hoa mai.
Sao Bắc đẩu ghê sợ tiếng thơ rơi trên sông lạnh,
Hiền thánh của làng say chia nhau uống, khách cạn chén.
Gió mát vào nhà gợi hứng đẹp cho ta,
Tên tuổi liền với hương thơm kết thành đôi quế hòe.
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 02/09/2006 05:33
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Trần Hà Nam vào 02/09/2006 05:34
(Nghịch độc)
Đình hạ di hoa thủ tự tài,
Mãn tiền hoa sắc tử hồng khai.
Tình sơ nhật ái yên hàm liễu,
Báo tảo xuân quang tuyết ánh mai.
Tinh Đẩu khiếp hàn giang lạc cú,
Thánh hiền phân ẩm khách khuynh bôi.
Thanh phong nhập thất ngô giai hứng,
Danh tánh liên hương kết quế hòe.
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 02/09/2006 05:30
Bài đọc xuôi
Quế hòe đứng cạnh tánh danh kề,
Gió mát nhà ta hương rủ rê.
Nghiêng chén làng say hiền thánh rõ,
Rơi thơ sông lạnh đẩu tinh ghê.
Khói vươn cành liễu hay trời tạnh,
Tuyết ánh hoa mai biết Tết về.
Trước mắt tía hồng hoa nở rộ,
Tự tay dời xuống đặt bên hè.
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 30/08/2006 13:54
Mùa xuân – qua nét phóng bút tài hoa của Hàn Mặc Tử, bỗng trở nên duyên dáng và có sức cuốn hút lạ thường. Xuân như thiếu nữ mơn mởn đào tơ, tràn căng sức sống, song xuân không hiện lên rõ nét mà cứ huyền ảo, như thực như hư. Không thể chỉ đọc từng câu từng chữ mà cảm được bài thơ. Cần cảm thụ quyện hoà từng luồng cảm giác.
Mở đầu bài thơ là một khung cảnh được từ từ hé mở. Không gian tươi mát, rõ ràng. Thi sĩ rắc màu lên từng cảnh sắc. Lấm tấm vàng của mái tranh, biếc xanh giàn thiên lý. Chợt nghe như sự sống bừng dậy, bỡn cợt, gợi tình. Câu thơ chuyển mạch rất nhanh với cách ngắt nhịp tài tình “bóng xuân sang”. Cảnh mới thực bỗng thoắt trở nên mơ hồ. Bóng xuân lướt nhanh ẩn hiện làm ta ngỡ ngàng. Mùa xuân, qua con mắt thi nhân, phập phồng sức sống. Màu xanh tươi lan toả ngút mắt. Vút lên cao là tiếng hát tuổi xuân xanh. Màu sắc, âm thanh trộn đều tạo một không gian động, hồn nhiên thơ mộng. Tưởng chừng ta gặp hồn thơ Nguyễn Du qua vẻ đẹp: “Cỏ non xanh tận chân trời”, song ta nhận ra Hàn Mặc Tử bởi những cảm giác quẫy mạnh trong từng câu thơ, ta cảm được cái rùng mình của mùa xuân qua làn “sóng cỏ”. Thi sĩ lặng mình trước mùa xuân, chợt bâng khuâng nhủ lòng mình:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấyCâu thơ lắng nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác cái buồn cố hữu của những nhà thơ thời đó. Cái tiếc rẻ cho duyên con gái một đi không trở lại. Không giục giã, hối hả gấp gáp như Xuân Diệu “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ – Em, em ơi tình non sắp già rồi!” nhưng với hai câu thơ này Hàn Mặc Tử đã mang tới cho người đọc những đợt sóng ngầm tình cảm gấp gáp, hối hả mà duyên dáng lạ thường.
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Chị ấy năm nay còn gánh thócNỗi nhớ như mùa xuân, cũng chín đỏ. Như tình người, tình quê ấm áp, đậm đà. Câu hỏi tưởng bâng quơ, sực nhớ kia chính là nỗi niềm mến thương từ lâu ủ kín, chợt mùa xuân làm thức dậy trìu mến, thiết tha.
Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang?
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 30/08/2006 08:36
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 30/08/2006 13:51
Lòng nghe thích thú tiếng đàn hay,
Thích tiếng đàn hay, biết của ai.
Ai gảy năm dây nghe thích thú,
Âm nghe thích thú cõi lòng đây.
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 30/08/2006 08:27
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 30/08/2006 13:38
Muốn cho dân khỏi bệnh
Phân lượng định cho hay
Làm thầy làm tướng nọ
Cứu nước cứu người đây.
Tủ chứa nhiều sâm truật
Thuốc không luận chua cay
Trường vị cần rửa sạch
Tinh thần mới thấy đầy.
Thầy hay chữa lành bệnh
Cường thịnh đều tiến ngay
Dân an là nước trị
Cùng uống rượu vui vầy.
Gửi bởi Trần Hà Nam ngày 30/08/2006 08:23
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 30/08/2006 13:35
Trông mây man mác nhớ thương cha,
Nhìn khúc sông trôi nẫu ruột rà.
Khoa Ngọ trường Hương đăng Ất bảng,
Mùa Hè năm Tuất thượng vân xa.
Quan từ để lộc dành bầy trẻ,
Thọ vắn cho con thêm tuổi già.
Lan quế đời đời hương thắm mãi,
Nếp lành phúc hậu dõi truyền xa.
Trang trong tổng số 1 trang (10 bài trả lời)
[1]