Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Fon ngày 17/04/2009 23:22
mình thật sự rất thích bài tôi yêu em. người ta nói "tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở", và cũng chính nhờ mối tình âm thầm, nồng cháy kia mà hôm nay mình mới có thể ghiền 1 bài thơ đến vậy.
Gửi bởi Fon ngày 17/04/2009 23:19
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là “Nữ hoàng của thi ca tình yêu”. Thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thuỷ chung, giàu trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Sóng là bài thơ được làm năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền. Bài thơ sau đó được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Sóng là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh.
Sóng là một hình tượng động, bất biến cũng như “tình yêu muôn thuở / Có bao giờ đứng yên”. Vì vậy cho nên sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Nếu Xuân Diệu mượn sóng để biểu tượng cho tình yêu của ông:
Anh xin làm sóng biếcthì Xuân Quỳnh lại mượn sóng là biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu nhiều khao khát và biến động. Hai hình tượng sóng và em luôn đi đôi sánh cặp với nhau. Sóng là em mà em cũng là sóng. Sóng và em hoà quyện vào nhau, có lúc khiến ta không nhận ra đâu là em đâu là sóng nhưng có lúc lại tách ra, soi chiếu vào nhau, tôn lên những vẻ đẹp vừa đa dạng lại vừa phong phú.
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho mãi đến muôn đời
Cho đến nát cả trời
Anh mới thôi dào dạt
Dữ dội và dịu êmHai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: Dữ dội – dịu êm; Ồn ào – lặng lẽ đã làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực. Những lúc biển động, bão tố phong ba thì biển dữ dội ồn ào còn những giây phút sóng gió đi qua biển lại hiền hoà trở về dịu êm lặng lẽ. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu, không chịu yên định mà đầy biến động, khao khát “Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên”. Đúng như vậy, tình yêu của người con gái nào bao giờ yên định bởi có lúc họ yêu rất dữ dội, yêu mãnh liệt hết mình với những nhớ nhung “cả trong mơ còn thức”, đôi khi ghen tuông giận hờn vô cớ:
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Nếu phải cách xa nhauNhưng cũng có lúc người con gái lại thu mình trở về với chất nữ tính đáng yêu, họ lặng lẽ, dịu êm ngắm soi mình và lặng im chiêm nghiệm:
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
(Thuyền và biển)
Có những tình yêu không thể nói bằng lờiSóng của Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn thiếu nữ đang trong độ tuổi hai mươi, tiếng nói của một trái tim chân thành và đam mê, luôn rực cháy chất trẻ trung mãnh liệt, khao khát được sống hết mình và yêu hết mình. Vì thế cho nên:
Chỉ hiểu nhau qua từng ánh mắt
Nhưng đó là tình yêu bền vững nhất
Bởi thứ ồn ào là thứ dễ lãng quên
(Đinh Thu Hiền)
Sông không hiểu nổi mìnhBa hình ảnh sông, sóng, bể như là những chi tiết bổ sung cho nhau: sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm. Mạch sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao. Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đích của chính mình. Sóng không cam chịu một cuộc sống đời sông chật hẹp, tù túng nên nó làm cuộc hành trình ra biển khơi bao la để thoả sức vẫy vùng. Tình yêu của Xuân Quỳnh cũng vậy, tình yêu của người phụ nữ cũng không thể đứng yên trong một tình yêu nhỏ hẹp mà phải vươn lên trên tất cả mọi sự nhỏ hẹp tầm thường để được sống với những tình yêu cao cả, rộng lớn, bao dung. Đây là một quan niệm tình yêu tiến bộ và mạnh mẽ của người phụ nữ thời đại. Có thấy ngày xưa quan niệm tình yêu cổ hủ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” để rồi bao cô gái đã phải cất lên lời than van ai oán:
Sóng tìm ra tận bể
Thân em như giếng giữa đàngHoặc:
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
Thân em như tấm lụa đàoTừ đó ta mới thấy hết được cái mới mẻ trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh: Người phụ nữ chủ động tìm đến với tình yêu để được sống với chính mình.
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Ôi con sóng ngày xưaTừ “Ôi!” cảm thán như tiếng lòng thốt lên từ nỗi thổn thức của trái tim yêu. Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – “ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng. Sóng là thế muôn đời vẫn thế vẫn dữ dội ồn ào vẫn dịu êm lặng lẽ như tình yêu tuổi trẻ có bao giờ đứng yên. Bởi tình yêu tuổi trẻ luôn khát vọng luôn khát khao và mơ ước. Nó làm ta bồi hồi khát khao và nhung nhớ bởi “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” hay “Bắt chim bướm thả vào vườn tình ái” (Xuân Diệu). Tình yêu làm điên đảo tuổi trẻ với những nhớ nhung giận hờn, những cồn cào da diết như lời thơ Xuân Quỳnh đã từng viết “Những ngày không gặp nhau/Lòng thuyền đau rạn vỡ/ Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu mong nhớ”. Có yêu nhau mới thấy được cồn cào của vị nhớ, mùi ái ân, mới thấy được thế nào là bồi hồi ngực trẻ.
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bểNgười phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thành sự bất lực không lý giải được câu hỏi muôn đời ấy trong tình yêu: “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”. Đây là một cách cắt nghĩa về tình yêu rất Xuân Quỳnh, một cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực cảm. Lí giải được ngọn nguồn của sóng thì dễ bởi “Sóng bắt đầu từ gió” nhưng để hiểu “Gió bắt đầu từ đâu” thì thi nhân lại ấp úng “Em cũng không biết nữa”. Cũng như tình yêu của anh và em nó đến rất bất ngờ và tự nhiên bởi “Tình yêu đến trong đời không báo động”. Câu thơ “Em cũng không biết nữa” như một cái lắc đầu nhè nhẹ, bâng khuâng và phân vân. Đến câu hỏi “Khi nào ta yêu nhau” thì đúng là nữ sĩ đang bâng khuâng và băn khoăn. Kì lạ quá, diệu kì quá, em và anh yêu nhau bao giờ nhỉ? Câu hỏi này muôn đời không ai lí giải nổi nhất là những bạn trẻ đang yêu và đắm say trong men tình ái. Tình yêu là vậy, khó lí giải, khó định nghĩa. Xuân Diệu – ông hoàng của thi ca tình yêu cũng đã từng băn khoăn khi định nghĩa về tình yêu “Đố ai định nghĩa được tình yêu/ Có khó gì đâu một buổi chiều/Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”. Chính vì không thể lí giải rõ ngọn ngành nên tình yêu vì thế mà trở nên đẹp và là cái đích để cho muôn người đi tìm và khám phá. Tình yêu không có tuổi cũng như “xuân không ngày tháng”. Tình yêu là một ẩn số giữa hai thế giới tâm hồn chứa đầy bí mật.
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Dù tin tưởng chung một đời một mộngNhững tâm hồn bí mật ấy luôn khao khát giao hoà, khao khát khám phá nhưng lại không lý giải nổi tình yêu. Bởi tình yêu là bài toán chưa có lời giải đáp, tình yêu như bài thơ chưa có hồi kết. Vì thế tình yêu luôn đẹp, luôn mới và hấp dẫn. Có lẽ vì thế mà thi sĩ đã lắc đầu “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”.
Anh là anh mà em vẫn là em
Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em
(Xuân Diệu)
Nhớ ai bổi hổi bồi hồiCòn Xuân Quỳnh thì:
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
(Ca dao)
Con sóng dưới lòng sâuHoà cùng những con sóng: sóng thơ, sóng lòng, ta tìm về cõi sâu kín của tâm hồn thi sĩ và cũng là của muôn kiếp “má hồng”. Bài thơ Sóng ra đời khi những con sóng lòng dâng lên dữ dội, những con sóng nhớ thương, thao thức của một tâm hồn đang yêu. Cả bài thơ là những đợt sóng nối nhau vỗ vào tâm hồn người đọc. Sóng và nhân vật em đan quyện vào nhau để thì thầm những nỗi niềm, những tâm tư. Đây là một khổ thơ vô cùng đặc biệt bởi trong bài thơ chỉ duy nó có sáu câu. Sáu câu thơ trải dài như nỗi thao thức, băn khoăn của tâm hồn thi sĩ trong đêm.
Con sóng trên mặt nước
Những con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Con sóng dưới lòng sâuHai câu thơ với hình thức lặp cấu trúc quyện hoà cùng nghệ thuật đối “dưới lòng sâu – trên mặt nước” tạo nên sự điệp trùng của những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau. Có con sóng gầm gào trên mặt đại dương nhưng cũng có con sóng cuộn trào trong lòng biển cả. Con sóng ngầm còn mãnh liệt hơn cả con sóng trên mặt nước. Cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của sóng biển. Sóng là em, em là sóng. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Lúc lặng lẽ, êm đềm khi nồng nàn dữ dội, nhưng thế nào đi nữa, em vẫn mãi là em, vẫn mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt. Cũng như sóng kia thôi, dù dịu êm hay dữ dội thì:
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờXuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn ta nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ sóng, có khi nào chẳng cồn cào, có khi nào thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn vời cách trở. Sóng chẳng còn là sóng nếu tĩnh yên, lặng lẽ. Vì vậy mà sóng đã được Xuân Quỳnh diễn tả bằng một từ ngữ rất sáng tạo “không ngủ được”. Sóng là vậy, dù lặng yên dưới lòng biển hay dữ dội trên mặt đại dương thì ngàn đời vẫn khát khao tìm về bến bờ tĩnh tại. Chưa đến được bờ thì nhớ thương, thương nhớ, thì thao thức một nỗi niềm. Vì nhớ bờ “bởi hôn mãi ngàn năm không thoả/ Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi”. Nên con sóng đã hành trình vượt qua không gian bao la và thời gian xa thẳm. Nó bất chấp cả thời gian “ngày đêm không ngủ được” để quyết tâm hướng vào bờ cho thoả nỗi niềm mong nhớ.
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anhXuân Quỳnh dùng chữ “lòng” rất tinh tế. Lòng là nơi sâu kín nhất của tâm hồn con người. Nơi bí mật thẳm sâu của tình yêu và nỗi nhớ. Khi Xuân Quỳnh nói “lòng em nhớ” nghĩa là chị đã phơi bày tất cả gan ruột của mình để dốc hết yêu thương mà gửi về người mình yêu. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức – thời gian trong mơ. Vị ngọt ngào mê đắm của tình yêu lan toả trong cách nói nghịch lý “cả trong mơ còn thức”.
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương BắcThế giới của Anh và Em không giới hạn chiều dài Bắc – Nam, không khoanh vùng địa bàn mà nơi nào cũng có nỗi nhớ thường trực của tình yêu vĩnh viễn. Xuân Quỳnh đã tiếp nhận nỗi nhớ ấy bằng tất cả sự nhạy cảm của lứa tuổi đôi mươi và khẳng định cho một cái tôi của con người luôn vững tin ở tình yêu. Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nói “Xuôi Nam, ngược Bắc” giờ đây Xuân Quỳnh lại nói “Xuôi Bắc, ngược Nam” là cách nói ngược. Phải chăng tình yêu đã làm cho con người bị đảo lộn phương hướng? Nhưng có một phương mà em không thể nào lẫn lộn, không thể nào nguôi nhớ đó là phương anh:
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩXuân Quỳnh buộc chặt bao “sợi nhớ, sợi thương” về phương anh:
Hướng về anh một phương
Chỉ riêng điều được sống cùng anhThế mới biết tình yêu của chị nồng nàn, mãnh liệt thế nào. Hướng về anh thì có thể thay đổi nhưng với lời khẳng định chắc nịch “một phương” thì nơi em hướng về là bất di bất dịch. Anh đã là “hệ quy chiếu” của đời em. Từ đó nhà thơ đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có giới hạn. Cảm thông cho cuộc đời Xuân Quỳnh, ta càng hiểu thêm tình cảm của chị:
Niềm mơ ước trong em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh
Em trở về đúng nghĩa trái tim emNếu như những khổ thơ trước nhà thơ nói về niềm vui sướng dào dạt, những nhung nhớ giận hờn thì đoạn thơ này nhà thơ lại thể hiện những băn khoăn, lo lắng. Đó cũng là trực cảm của tình yêu.
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Ở ngoài kia đại dươngBa từ “Ở ngoài kia” như cánh tay Xuân Quỳnh mềm mại đang chỉ tay về khơi xa nơi trăm ngàn con sóng ngày đêm không không biết mỏi đang vượt qua giới hạn không gian thăm thẳm muôn vời cách trở để hướng vào bờ ôm ấp nỗi yêu thương. Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hoà nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ như tìm về nguồn cội yêu thương, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thếXuân Quỳnh qua khổ thơ trên đã phần nào cho người đọc nhận thức rõ về những dự cảm và nỗi băn khoăn của chị. Những từ “tuy dài thế – vẫn đi qua – dẫu rộng” như chứa đựng ở trong nó ít nhiều nỗi âu lo. Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia. Có thể nói Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử thách trong tình yêu; đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử thách đến vói bến bờ hạnh phúc. Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua thời gian dài đằng đẵng và đám mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa. Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để nói lên dự cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu.
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan raCuộc đời là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nên và hoà lẫn cùng trăm con sóng nhỏ. Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. Sóng không phải là biểu tượng của một cái tôi ngạo nghễ và cô đơn như thơ lãng mạn. Khát vọng lớn nhưng trong cách nói Xuân Quỳnh lại rất khiêm nhường: trăm con sóng nhỏ như là sự tổng hoà những vẻ đẹp khác nhau để tạo thành biển lớn. Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hoà mình vào đại dương bao la, hoà mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương “Người yêu người, sống để yêu nhau” (Tố Hữu).. Phải chăng đó là khát vọng muốn bất tử hoá tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh? Vâng! Đó không chỉ là tinh thần của con người thời đại chống Mỹ mà còn là âm vang của một tấm lòng luôn tha thiết với sự sống, với tình yêu.
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Gửi bởi Fon ngày 17/04/2009 23:14
bài này hồi đó mượn sách của chị đọc từ hồi năm lớp 8, dị mà mê mẩn luôn. Tự nhiên cứ mỗi lần đọc lại là 1 cảm giác mới lạ, không hề nhàm chán. Đặc biệt em ấn tượng nhất với 2 câu đầu khổ 1 và 2 câu cuối khổ 3
Gửi bởi Fon ngày 23/02/2009 14:31
1. Đặc điểm về nội dung
Sống vội vàng chỉ là một cách nói. Trong cốt lõi, đây là một quan niệm sống mới mang ý nghĩa tích cực nhằm phát huy cao độ giá trị của “cái tôi” cá nhân trong thời hiện đại. Quan niệm sống nói trên được diễn giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ mang màu sắc “biện luận” rất riêng của tác giả.
a) Từ phát hiện mới: cuộc đời như một thiên đường trên mặt đất
Bước vào bài thơ, độc giả ngạc nhiên trước những lời tuyên bố lạ lùng của thi sĩ:
Tôi muốn tắt nắng điNhững lời tuyên bố đó chỉ có vẻ kì dị, ngông cuồng bề ngoài, nhưng thực chất bên trong chứa đựng một khát vọng rất đẹp: chặn đứng bước đi của thời gian để có thể vĩnh viễn hoá vẻ đẹp của cuộc đời.
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;Trong cái nhìn mới mẻ, say sưa thi nhan vồn vã liệt kê bao vẻ đẹp của cuộc đời hằng ngày loạt đại từ chỉ trở này đây làm hiện lên cả một thế giới thật sống động. Hơn thế, cõi sống đầy quyễn rũ ấy như đang vẫy gọi, chào mời bằng vẻ đẹp ngọt ngào, trẻ trung và có ý để dành cho những ai đang ở lứa tuổi yêu đương, ngọt ngào: đây là tuần tháng mật để dành cho ong bướm, đây là hoa của đồng nội (đang) xanh rì, đây là lá của cành tơ phơ phất và khúc tình si kia là của những lứa đôi.....
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đâu khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Cũng từ đây thiên nhiên chuyển hoá từ hợp thành tan:
Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc,Dường như tất cả đều hoảng sợ bởi những chảy trôi của thời gian, bởi thời gian trôi đe doạ sẽ mang theo tất cả, thời gian trôi dự báo cái phai tàn sắp sửa của tạo vật. Thế là từ đây, thơi gian không còn là một đại lượng vô ảnh, vô hình nữa, người ta nhận ra nó mang hương vị đau xót của chia phôi, người ta phát hiện nó tựa như một vết thương rớm máu trong tâm hồn:
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bộng dứt tiếng reo thi.
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,Niềm xót tiếc cứ thế tuôn chảy miên man trong hàng loạt câu thơ và khắc nghiệt với bất công đã trở thành một quan hệ định mệnh giữa tự nhiên với con người. Nỗi cay đắng trước sự thật đó được triển khai trong những hình ảnh và ý niệm sắp xếp theo tương quan đối lập giữa: lòng người rộng mà lượng trời chật; Xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn mà tuổi trẻ của con người thì chẳng hai lần thắm lại. Cõi vô thuỷ vô chung là vũ trụ vẫn còn mãi vậy mà con người, sinh thể sống đầy xúc cảm và khao khát lại hoá thành hư vô. Điều “bất công” này thôi thúc “cái tôi” cá nhân đi tìm sức mạnh hoá giải.
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]