Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi TNGH ngày 09/01/2010 12:54
Tôi nhớ có một bản dịch sau trong sách lịch sử Trung Quốc:
Đường đông bụi táp mặt người
Ai ai cũng bảo đi chơi ngắm đào
Huyền Đô đào mọc lắm sao
Đều trồng sau lúc chàng Lưu vắng rồi.
Tôi đọc một cuốn lịch sử Trung Quốc thấy có bản dịch này:
Chết đi là hết còn đâu
Đau lòng chưa thấy chín châu một nhà
Mai này thống nhất sơn hà
Các con nhớ khấn cho ta biết cùng.
Bản dịch này tôi cho là rất đạt. Tôi chỉ post lên đây theo trí nhớ, ai có thời gian xin kiểm tra giùm.
Gửi bởi TNGH ngày 14/04/2008 10:36
Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê, như nhà văn Tô Hoài từng nhận xét: “Chỉ có quê hương mới tạo ra được từng chữ, từng câu Nguyễn Bính. Trên chặng đường ngót nửa thế kỉ đề thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt kia đằm lên, ngây ngất, day dứt không thể yên, khi ấy xuất hiện những bài thơ tình yêu tuyệt vời của Nguyễn Bính”. Để bàn luận đến phong cách thơ bình dị, mộc mạc, đậm chất thôn quê của Nguyễn Bính, chúng ta không thể nào không nhắc đến Tương tư.
Cũng như các nhà thơ lãng mạn đương thời, Nguyễn Bính say mê với đề tài tình yêu. Nhưng cách biểu hiện thì theo một lối riêng của chính ông. Trong khi các nhà thơ lãng mạn hướng về phương Tây, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây, thì Nguyễn Bính hướng về nghệ thuật dân tộc, chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian. Với Tương tư, Nguyễn Bính bắt đầu chủ đề tình yêu bằng một nỗi nhớ:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,Trong cuộc sống hàng ngày, tương tư là chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương, thầm kín của người con người với đối tượng mà mình có cảm tình hoặc yêu thích. Vậy mới nói, tình yêu nào cũng bắt đầu bằng nỗi nhớ, và tình yêu trong Tương tư cũng vậy. Cũng là nhớ, nhưng là “chín nhớ mười mong”, là nhớ thương khắc khoải. Cái nỗi nhớ da diết tưởng chừng như không đong đếm được được nhà thơ gói gọn trong bốn chữ “chín nhớ mười mong” nhưng lại càng khiến cho nỗi nhớ như trải rộng thêm ra, đầy thêm lên.
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giờiĐến đây, nỗi nhớ đã được chỉ đích danh. Đó là nỗi nhớ của tình yêu, nỗi nhớ của một người con trai dành cho một người con gái. Người con trai đang yêu này là con người có gốc rễ sâu xa với làng mạc quê hương. Vì thế, đến cả cái chất yêu, cái chất nhớ cũng đượm tình quê, hồn quê bình dị mà chân thật. Thơ của thi sĩ lãng mạn mà như của dân dã, nỗi nhớ mộc mạc mà lại đằm thắm, tâm tư. Nguyễn Bính thích lối cụ thể hoá cái trừu tượng của ca dao, cụ thể ra thành chữ số (yêu nhau tam tứ núi cũng trèo), nhưng lại có cấu trúc điêu luyện của thơ:
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Một người chín nhớ mười mong một người“Một người” đứng ở hai đầu câu thơ, tạo ra một khoảng cách, diễn tả sự xa cách, nhớ mong như vậy quả là hay, quả là độc đáo! Tâm trạng của người tình đơn phương cũng được mở ra với trời đất. Rằng trời cao kia cứ nắng cứ mưa, còn “tôi” đây dù nắng dù mưa vẫn một nỗi lòng yêu thương, nhớ nhung “nàng”.
Hai thôn chung lại một làngĐọc câu thơ, ta thấy tội nghiệp cho người trách hơn là người bị trách. Rõ ràng là nàng “Thôn Đông” đâu có hay biết rằng mình đã lọt vào mắt xanh của chàng “Thôn Đoài”. Nhưng thấy người ở Thôn Đoài mười mong chín nhớ đến độ tự hờn giận vu vơ lại thấy thật tội nghiệp, đáng thương. Đáng thương nhất không phải tình cảm không được đáp lại mà là ngay cả mình thích người ta cũng không để người ta biết, không dám để người ta biết, chỉ biết lặng lẽ nhớ mong rồi chờ đợi vào hai chữ “vô tình”.
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngàyCách sử dụng láy chữ “ngày qua ngày lại...” như là âm hưởng của luyến láy trong âm nhạc dân gian, như dân ca, như hát chèo. Cách phô diễn của Nguyễn Bính cũng uyển chuyển. Cùng là sự vận động của thời gian mà câu trên là nhạc, và câu dưới là màu. Nhạc là của ngày, màu là của mùa. Nhưng không thể viết “mùa qua mùa lại...” mà phải viết “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” thì ấn tượng tương tư mới đậm, tương tư đến vàng vọt cả “lá xanh” hay là héo úa cả tuổi xanh?
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò giangHết trách móc lại chuyển sang kể lể, than thầm. Kể lể như vậy là để bộc lộ lòng yêu tha thiết của người tình, nhưng khốn nỗi có “ai” biết cho nỗi lòng tương tư trắng đêm ấy. Những từ “ai” phiếm chỉ được điệp lại gây âm hưởng trùng điệp nghe mà não lòng. Những từ “ai” gợi nhớ những từ “ai” trong ca dao:
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.Than thầm, trách móc vì yêu, vì nhớ, vì tương tư. Tình cảm đơn phương vốn xưa nay chẳng mấy ai vui. Có lẽ nhớ thương não nề vì mong ước vô vọng, sự chờ đợi khiến trái tim tình si thêm khao khát, lại nhuốm thê lương:
Bao giờ bến mới gặp đò,Cùng một lúc nhà thơ dùng hai biểu tượng bến và đò, hoa và bướm thường thấy trong ca dao. Cũng như trong ca dao, biểu tượng tĩnh như bến, hoa ám chỉ người con gái, biểu tượng động như đò, bướm ám chỉ cho người con trai. Vận dụng biểu tượng chung, Nguyễn Bính đã khéo léo biểu đạt cảnh ngộ riêng của đôi bạn tình. Sao lại “Bao giờ bến mới gặp đò”? Thế là mong ước của chàng trai vô vọng rồi. Đò dịch thì thuận chứ sao lại đòi bến dịch? Cho nên cứ trách “cớ sao bên ấy chẳng sang”, rồi “không sang là chẳng đường sang đã đành”, rồi “tình xa xôi”. Lại nữa “hoa khuê các” làm sao gặp “bướm giang hồ”? Rõ ràng là Nguyễn Bính đã thổi vào hoa – bướm của dân dã một chút tình lãng mạn của thời đại. Thành ra cuộc tình của đôi lứa vừa có cái bí ẩn như những cuộc tình trong ca dao lại thêm chút “khó hiểu của thời đại” như Hoài Thanh từng nói. Thực chất, sâu trong thâm tâm, dẫu trái tim tình si có yêu thương, nhớ nhung mãnh liệt nhưng vẫn cảm nhận được sự vô vọng, mộng tưởng xa xôi. Thế mới là tương tư, thế mới chỉ biết tương tư, thầm sầu, thầm trách trong đơn phương vô vọng.
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầuCâu thơ “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” được nhắc lại, có thêm cặp biểu tượng của tình yêu là trầu – cau. Dẫu trầu cau là biểu tượng kết đôi, lứa đôi hạnh phúc nhưng dẫu có trầu, có trầu, có cau thì cũng chỉ là nhớ đơn phương thôi, người nhớ người, cau nhớ trầu, chứ không làm sao “đỏ với nhau được” như ca dao:
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Miếng trầu với lại quả cauẤy thế mới lại càng khắc khoải không yên, càng tương tư day dứt. Tương tư là nỗi nhớ mong, mà nhớ mong thầm kín, đơn phương thì há chẳng phải là thất tình? Bởi thất tình mới cứ mãi vấn vướng không dứt, cứ buồn man mác mà chẳng biết ngỏ cùng ai, chỉ biết thốt lên dăm bảy câu thơ tỏ lòng cùng nỗi nhớ, có trách móc, hờn giân đấy, mà là “giận thì giận mà thương càng thương”.
Làm sao cho đỏ với nhau thì làm
Gửi bởi TNGH ngày 14/04/2008 10:31
Theo "Thi nhân Việt Nam", NXB Văn học 2006, in theo bản in lần đầu năm 1942 thì "lòng tôi than lạnh gio tàn làm sao" chứ không phải "tro tàn". Không bàn về tính chính xác của chính tả. "Gio" là từ dân gian, "tro" là từ ngôn ngữ hàn lâm hay dùng nên Nguyễn Bính dùng từ này phù hợp với phong cách thơ của ông hơn.
Gửi bởi TNGH ngày 14/04/2008 10:21
Theo tôi nhớ ngày đi học thì đây chỉ là một đoạn thơ trích trong trường ca "Bài thơ Hắc Hải" (1958) đưa vào sách giáo khoa thôi. Bài đăng nên ghi rõ như thế và nhân thể kiểm tra lại cả tiêu đề. Xin cảm ơn.
Gửi bởi TNGH ngày 14/04/2008 10:18
"Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người" có lẽ đúng hơn là "cháy bỏng". Tôi không có văn bản ở đây để dẫn chứng, nhờ cộng đồng kiểm tra lại và fix bài đăng lên. Xin cảm ơn.
Gửi bởi TNGH ngày 14/04/2008 09:48
Chiếc lá đầu tiên của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm là một trong những bài thơ được các thế hệ học trò yêu thích. Thi sĩ giờ đã bước vào mùa thu cuộc đời nhưng trong đôi mắt anh mãi còn cái xôn xao mùa hạ.
* “Em thấy không tất cả đã xa rồi - Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ….” Chiếc lá đầu tiên có phải là sáng tác đầu tay của anh? Và anh thai nghén thi phẩm này trong bao lâu?
- Chiếc lá đầu tiên (ban đầu có tên là Trường ơi, chào nhé) không phải là sáng tác đầu tay của tôi. Thường thì tôi viết khá nhanh, như Sông thương tóc dài được nhiều người chép vào sổ tay: “…Mai đành xa sông Thương thật thương/ Mắt nhớ một người, nước in một bóng/ Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng/ Anh một mình - náo động - một mình anh”, tôi chỉ viết trong khoảng 5-10 phút.
Còn Chiếc lá đầu tiên có lẽ là một trong những bài thơ của tôi được thai nghén lâu nhất: hơn 10 năm. Tuy nhiên, 2 khổ thơ đầu được viết khá nhanh, đúng ra, không phải là tôi viết mà chỉ là chép lại cảm xúc, cảm xúc dào dạt quá. Còn những câu thơ sau tôi viết thong thả trong nhiều năm.
* Trong 2 khổ đầu được viết rất nhanh ấy, có không ít câu thơ đã gieo dấu ấn sâu đậm trong nhiều độc giả. Thí dụ: “Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm”. Anh đã gửi gắm điều gì trong câu thơ này?
- Ngay từ khi bỡ ngỡ bước chân vào lớp 1, cây bàng đã để lại ấn tượng đặc biệt trong tôi như người lính gác tuổi thơ. Ấn tượng ấy cứ theo tôi mãi để rồi 12 năm sau trái bàng mới rụng xuống trang thơ tôi trong nỗi nhớ bâng khuâng.
* Trong bài thơ, anh đã gọi tên nỗi nhớ của 12 năm ngồi trên ghế nhà trường: Nhớ lớp học bâng khuâng màu xanh rũ, nhớ những trò đùa “nhất quỷ nhì ma”, nhớ thầy cô, bạn bè… nhưng có lẽ nỗi nhớ tạo thi hứng, làm điểm tựa cho bài thơ là nỗi nhớ về em. “Em” trong bài thơ thực hay hư?
- (Cười). Bản chất của rung động đầu đời vốn là mơ hồ. Thế nên tôi mới viết: Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu. “Có lẽ” thôi, ai dám khẳng định “chắc chắn” bao giờ. Và lại yêu qua sự báo tin của tiếng ve vô tình. Trong hai khổ thơ đầu, có hai câu thơ tôi gửi gắm nhiều nỗi bâng khuâng mùa hạ: “Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay – Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước”.
* Có người ví: “tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu” mỏng mảnh dễ tan vào sương khói. Còn anh?
- Tình yêu đầu là cảm xúc tinh sương của đời người. Nó không đơn giản là tình yêu nam - nữ thuần tuý, nó cao hơn thế nhiều, vì trong đó còn có cả tình bạn. Nhưng cũng hơn cả tình bạn, nó còn là tình người… Thật khó để gọi thành tên, nguồn cảm xúc rưng rưng ấy một đi không trở lại, như không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông.
* Anh tâm đắc nhất những câu thơ nào trong bài thơ?
- Tôi tâm đắc tất cả những câu thơ trong bài thơ này. Nhưng… (ngẫm nghĩ) tôi thích nhất khổ thơ cuối. Đất nước chiến tranh, tôi cũng như bao người trẻ thời đó xung phong tình nguyện nhập ngũ. Vào bộ đội trải qua trăm trận đánh, trăm lần bom đạn dập vùi, để đến một ngày đất nước không tiếng súng, tôi trở về trường xưa.
Cây bàng xưa vẫn đó, nhưng cái ngày xưa yêu dấu của tôi với phượng hồng, với ve kêu vĩnh viễn không bao giờ trở lại và em… em cũng xa. Người ấy đã đi lấy chồng. Khổ thơ cuối đã bật lên tất cả cảm xúc dồn nén của tôi: “Em đã yêu anh, anh đã xa vời/ Cây bàng hò hẹn chìa tay vẫy mãi/ Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại/ Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên”.
* Hình ảnh hoa phượng xuất hiện khá nhiều lần trong sáng tác của anh? Anh có thể lý giải điều này?
- Ngay trong bài thơ gần đây, chính là bài kết cho tập thơ sắp xuất bản của tôi, cũng khắc khoải với phượng, có nhan đề: Cho phượng năm xưa. Thơ ca theo tôi quan trọng là đôi mắt nhìn. Tôi vẫn chưa hết bâng khuâng. Tôi vẫn tìm thấy trong mùa hạ phượng vẫn hồng như máu những năm xưa. Chiếc lá nào với tôi cũng là chiếc lá đầu tiên, mối tình nào với tôi cũng mãi còn cái hồi hộp, xôn xao của mối tình thứ nhất.
"Những ngày trốn học/Đuổi bướm cạnh cầu ao" ghi thừa chữ "nhớ". Sách giáo khoa ngày xưa tôi đi học không có từ này nhưng học sinh khi học thuộc lòng cứ hay thêm vào, cô giáo thường nhắc nên bây giờ tôi vẫn nhớ.
Gửi bởi TNGH ngày 14/04/2008 09:34
"Chợt hay: khăn liệm quanh người vẫn thơm" chứ không phải "thơn".
Gửi bởi TNGH ngày 14/04/2008 09:24
- Câu "Ong bay nhà khu Tỉnh uỷ Hưng Yên" bị sót mất chữ "Yên".
- Sau câu "Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát" sót mất một câu "Dưới chân ta đến đầu hàng, Đờ Cát".
Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối