Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi vũ khúc của lửa ngày 12/12/2009 05:15
đọc bài thơ này khổ thơ cuối làm mình nhớ mẹ!
bất chợt thấy dường như có gì đó làm xót xa
có chút gì đó đôi khi vẫn vô tình lãng quên
không hẳn chỉ là tình yêu mẹ dành cho ta mà lãng quên chính tình yêu ta dành cho mẹ
Gửi bởi vũ khúc của lửa ngày 29/11/2009 04:10
xuân qua, hạ qua rồi thu cũng qua để lại cho lòng người một chút hụt hẫng với dấu chân của thời gian vì thời gian đã qua không thể trở lại và những điều đã làm cũng không thể nào làm lại được. và vì vậy mình vẫn cần một chỗ trú chân trong tâm hồn mình.
đọc bài thơ này mình rất thích nhưng kèm với nó là một nỗi buồn khó tả
Gửi bởi vũ khúc của lửa ngày 30/09/2009 08:58
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi vũ khúc của lửa vào 30/09/2009 09:33
Tiếng hát con tàu là một dấu mốc cho thấy hành trình “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” của hồn thơ Chế Lan Viên. Ra đời trong những năm tháng ở miền đang hồ hởi với công cuộc dựng xây cuộc sống mới, bài thơ thể hiện khát vọng hoà nhập của thơ ca, nghệ thuật, xúc cảm ở người nghệ sĩ với cuộc sống rộng lớn đang rộn ràng nơi ấy. Cảm hứng này thể hiện rõ trong khổ thơ:
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?Người nghệ sĩ đã tìm thấy sự đồng vọng trong tiếng gọi của đất nước, của nhân dân. Tiếng gọi của đất nước, nhân dân ngoài kia đã trở thành tiếng lòng thôi thúc: “Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi”. Ý nguyện lên đường, hoà vào cuộc sống mới được khẳng định dưới hình thức câu hỏi tu từ. Tự giác như thế, nhà thơ đồng thời cũng cảm nhận thấy rõ sự mong đợi, ngóng chờ của đất nước, nhân dân đối với nhiệt huyết của mình: Tình em đang mong, tình mẹ đứng chờ. “Tình em”, “tình mẹ” ở đây vừa là tình nghĩa của những con người cụ thể đã được nhà thơ nhắc đến ở phần trước bài thơ, vừa là hình ảnh mang ý nghĩa khái quát về nhân dân, những tình cảm của cuộc sống mới.
Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ
Tàu hãy vỗ dùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]