Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Nguyễn Dũng ngày 23/06/2010 23:04
Đứng giữa chênh vênh vạch dốc đời
Nghe hồn "ngã giá" tử-sinh chơi
Đòng đưa kiếp-số trên đầu lưỡi
Ngọt nhạt chi người để lệ rơi?
Buổi chợ hôm nay vãn mất rồi
Tìm đâu kẻ bán nửa hồn tôi?
Mà nghe gió lạ rên đầu phố
Cuốn chiều lơ lửng, lửng lờ trôi.
Gửi bởi Nguyễn Dũng ngày 10/08/2009 03:26
Bạn nhìn bên phải bài thơ có mục "lựa chọn" di chuột vào đấy và chọn hình trái tim (yêu thích) nhấp chuột vào và xác nhận thêm một lần nữa là được!
Gửi bởi Nguyễn Dũng ngày 24/04/2009 12:50
Thưa bạn P.Anh kịp lúc:
Có lẽ cố nữ sĩ Ngân Giang không thể trả lời Mail cho bạn đựoc rồi đó, nếu bạn hẹn nữ sĩ trước năm 2002 thì có lẽ nữ sĩ sẽ ưu ái trả lời cho bạn, bạn có biết tập thơ đầu tiên của bà đựoc in vào năm mấy tuổi không? đó là hồi 16 tuổi với tên "giọt lệ xuân"
Tôi xin được trích dẫn chút tiểu sử của "bạn Ngân Giang" của bạn nhé
Năm 20 tuổi, bà viết cho tờ Ngọ báo, Bắc Hà và học đàn tại Hàn lâm âm nhạc do Hội Khai trí Tiến Đức chủ trì.
Năm 21 tuổi, bà có thơ in chung trong cuốn “Duyên văn”.
Năm 22 tuổi (1938), bà rời Hà Nội vào Sài Gòn, viết cho Điện Tín nhật báo, báo Mai. Sau đó, bà trở ra Hà Nội viết cho Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Đàn bà...
Năm sau (1939), thi phẩm “Trưng nữ vương” ra mắt, gây tiếng vang trên thi đàn.
Đầu năm 1944, bà tham gia mặt trận Việt Minh. Và cũng trong năm này, bà cho in tập thơ “Tiếng vọng sông Ngân”.
Năm 1945, bà bị hiến binh Nhật bắt ở nhà Dầu (Khâm Thiên), bị giam cầm khoảng một tháng. Khi được tha, bà tham gia cướp chính quyền rồi được cử làm Trưởng đoàn phụ nữ Cứu quốc TP. Hà Nội, sau phụ trách Phòng Tuyên truyền đường lối chính sách của Mặt trận Việt Minh.
Năm 1946, Ngân Giang phụ trách Ban Lễ tân Bộ Nội vụ, cho in cuốn “Những ngày trong hiến binh Nhật”, nhưng sách vừa in xong chưa kịp hành, thì toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Ngay sau đó, bà ra chiến khu công tác tại Sở tuyên truyền liên khu I.
Năm 1949, do hoàn cảnh gia đình, bà quay về Hà Nội, vẫn làm thơ đăng trên các báo ''Hồ Gươm, Quê hương, Tia sáng, Giang sơn''...ký bút danh “Nàng không tên”.
Năm 1954 hòa bình lập lại, Ngân Giang làm việc ở Sở văn hóa Hà Nội.
Năm 1957, bà được kết nạp chính thức vào Hội Nhà Văn Việt Nam.
Năm 1958 - 1961, bà làm việc tại Hội Nhà Văn Việt Nam.
Từ năm 1961, được sự đồng ý của Hội Nhà Văn, bà về quê sinh sống và hoạt động văn nghệ quần chúng. Tại đây bà khước từ quan hệ với một người đàn ông nên bị ông ta thù ghét, thường xuyên viết thư nặc danh vu cáo là "Nhân văn", là thiếu phẩm hạnh v.v. Bị bức bách về tinh thần, buồn chán, Ngân Giang quay trở lại Hà Nội.
(theo Tự điển Văn học bộ mới).
Chú ý đến ngôn từ, đừng vì chút nho nhỏ kiến thức mà làm đau lòng người đã khuất
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]