Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 26/02/2008 15:05 bởi
Vanachi Ngân Giang (20/3/1916 - 18/7/2002) là một nữ thi sĩ Việt Nam được biết đến với sở trường thơ mang hơi hướng thơ Đường. Bà có nhiều bài được truyền tụng và được coi là hay trong áng văn thơ Việt Nam như Trưng Nữ Vương, Xuân chiến địa... Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.
Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, ngoài ra còn có các bút danh Đỗ Quế Anh, Nguyệt Quyên..., xuất thân trong một gia đình Nho học tại Hà Nội. Bà kể: “Năm lên 6 tuổi, theo người bác ra sân ga, nhìn những con tàu ra vào ga, buồn quá tôi bỗng thốt lên: Tàu về, rồi tàu lại đi, Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga.” Từ đó, ông bác dành nhiều thời gian để dạy cháu mình làm thơ, phú, dịch thơ Đường. Năm 8 tuổi, bà đăng bài thơ đầu tiên, Vịnh Kiều, với bút danh Nguyệt Quyên. Năm 9 tuổi, đọc kinh Phật thấy mình mắc nhiều tội lỗi quá, nên bà quyết định quyên sinh. Rất may, người nhà kịp thời phát hiện và cứu chữa. Năm 16 tuổi, bà in tập thơ đầu tiên, Giọt lệ xuân (NXB Tân Dân).
Hiểu rõ tính nết con gái mình, ông đồ nho Đỗ Hữu Tài muốn cho con yên bề gia thất sớm. Không chịu sự sắp đặt của cha, bà cố tình bỏ trốn nhưng không được. Năm 21 tuổi, bà cho xuất bản cuốn Duyên văn và rời Hà Nội vào Sài Gòn viết cho Điện Tín nhật báo và báo Mai. Sau đó, bà trở ra Hà Nội viết cho Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Đàn bà... Bốn năm sau, tập thơ Tiếng vọng sông Ngân ra đời đã đưa bà lên vị trí những người được yêu thích trên thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ. Năm 1935, bà tìm đến với phong trào cách mạng, bắt đầu bằng việc làm giao thông cho Đoàn Thanh niên.
Thế rồi vào một đêm mật thám Pháp đã tới nhà khám xét, tra hỏi vì cô “Hạnh Liên (bút hiệu khác của Ngân Giang) đã làm thơ kêu gọi thanh niên đứng lên cứu nước dán ở Đền Ngọc Sơn”. Mẹ chồng, vì lo cho sự an toàn của gia đình, đã không ngớt lời chì chiết cô con dâu là “mầm mống gieo hoạ cho cả dòng họ”. Vào một đêm, khi đang có thai, Ngân Giang lại gieo mình xuống Hồ Tây; “Dường như trời chưa cho tôi thoát kiếp trầm luân”, sau này nữ sĩ nhớ lại. Bà cũng nói “Kiếp trước tôi là võ tướng, vì giết nhầm một văn nhân nên kiếp này phải làm thi sĩ để trả nghiệp” (theo Lê Thọ Bình).
Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Ngân Giang hăng hái đeo ba lô, bồng hai con nhỏ theo đoàn quân cách mạng về Việt Bắc, để rồi hai năm sau đó phải quay trở lại nội thành. Giữa lúc không nơi nương tựa, bà chấp nhận làm vợ con trai tuần phủ Hà Đông với hy vọng “sẽ là lá chắn che chở an toàn để tiếp tục đóng góp cho cách mạng”. Đây cũng là bước ngoặt đầy bi kịch của nữ sĩ.
Năm 1954 hoà bình tái lập, Ngân Giang làm việc ở Sở văn hoá Hà Nội một thời gian, rồi không hiểu vì lý do gì, bà bị buộc phải thôi làm nơi ấy khi ở tuổi 41. Ngày ngày, bà ra bãi sông Hồng quét lá khô để bán, tối về rửa bát thuê, nhưng cũng chỉ đủ tiền mua gạo nấu cháo cho những đứa con lay lắt sống qua ngày. Rồi bà được nhận vào Hợp tác xã thêu ren. “Một bận người ta phát động chống tiêu cực, tôi mạnh dạn vạch mặt kẻ tham ô, nào ngờ tham ô thì không chết mà mình bị đuổi việc”, bà kể. Khi không còn đủ sức để ra bờ sông quét lá nữa, bà ra đầu đường mở quán bán hàng nước... Sau khi mất, bà được chôn tại làng Hướng Dương, Thường Tín, Hà Tây.
Thi sĩ Nguyễn Vỹ viết: “Không giống như Mộng Sơn, Anh Thơ, Ngân Giang nữ sĩ sống rất nhiều về tình yêu, đau khổ rất nhiều về tình yêu. Nhưng chẳng bao giờ nàng có hạnh phúc với tình yêu cả... Và không biết vì lý do gì, Ngân Giang không thích đăng thơ trên báo, nhưng thi thoảng được nghe thơ Ngân giang, chúng tôi cảm động, khoái trá, bởi phong vị sầu mơ da diết, ngào ngạt trong thơ” (Văn thi sĩ tiền chiến, NXB Văn học, 2007).
Nữ sĩ Ngân Giang nổi tiếng là một nhà thơ nữ thời Tiền chiến và đã để lại nhiều áng thơ hay. Khi thấy bà không có tên trong Thi nhân tiền chiến của Hoài Thanh, Hoài Chân và cũng không có tên trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, hai biên soạn là Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung, NXB Sống Mới, 1968) đã ghi lời than phiền của thi sĩ Thẩm Thệ Hà: “Điều làm cho ngạc nhiên là tại sao các nhà phê bình văn học lại bỏ quên một nữ sĩ tài hoa đến thế?”
Tác phẩm:
- Giọt lệ xuân (nhật ký và thơ dưới bút danh Hạnh Liên, NXB Tân Dân, 1932)
- Tiếng vọng sông Ngân (NXB Lê Cường, 1944)
- Những ngày trong hiến binh Nhật (NXB Đức Trí, 1946)
- Những người sống mãi (NXB Sự thật, 1973)
- Thơ Ngân Giang (3 tập: NXB Phụ nữ, 1989; NXB Trẻ, 1991; NXB Phụ nữ, 1994)
Ngân Giang (20/3/1916 - 18/7/2002) là một nữ thi sĩ Việt Nam được biết đến với sở trường thơ mang hơi hướng thơ Đường. Bà có nhiều bài được truyền tụng và được coi là hay trong áng văn thơ Việt Nam như Trưng Nữ Vương, Xuân chiến địa... Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.
Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, ngoài ra còn có các bút danh Đỗ Quế Anh, Nguyệt Quyên..., xuất thân trong một gia đình Nho học tại Hà Nội. Bà kể: “Năm lên 6 tuổi, theo người bác ra sân ga, nhìn những con tàu ra vào ga, buồn quá tôi bỗng thốt lên: Tàu về, rồi tàu lại đi, Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga.” Từ đó, ông bác dành nhiều thời gian để dạy cháu mình làm thơ, phú, dịch thơ Đường. Năm 8 tuổi, bà đăng bài thơ đầu tiên, Vịnh Kiều, với bút danh Nguyệt Quyên. Năm 9 tuổi, đọc kinh Phật thấy…