Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Quá Hải Vân quan (Trần Bích San): Sai chữ

Câu cuối bản chữ Hán, "đầu" gõ thành "thủ".

Ảnh đại diện

Xuân tiêu lữ thứ (Nguyễn Du): Đoàn Thành?

Tại sao bản phiên âm câu cuối là "Đoàn Thành" mà bản chữ Hán lại chép là "Vi thành"? Nhầm lẫn chữ Đoàn團 và chữ Vi圍 chăng?

Ảnh đại diện

Mại bi đường - Vãn khởi (Tùng Thiện Vương): Hình như sai chữ Hán?

Câu "đãi đắc tiều thanh hoán thủ" bản chữ Hán liệu có sai chữ "thanh"?

Ảnh đại diện

Tử khâm 3 (Khổng Tử): Nghĩa của "Khiêu thát"?

Trước hết, 2 chữ 挑達 đọc là gì? Nên đọc là "thao thát". Đây là từ láy trong tiếng Hán cổ đại. Đường Vận cũng chú âm chữ 挑 là "thổ đao thiết" 土刀切, Tập Hội, Vận Hội, Chính Hội ghi âm "tha đao thiết" 他刀切, nên đọc là "thao" cũng hợp với sách vận thư, mà còn thể hiện đúng tính chất láy. Bài thơ này chẳng qua thêm trợ từ ngữ khí "hề" vào thành "Thao hề thát hề", nghĩa không đổi.
"Thao thát" nghĩa là gì?
Mao truyện chú: 挑達,往來相見貌 (Thao thát, vãng lai tương kiến mạo: thao thát là bộ dạng đi qua lại gặp nhau). Ngày nay học giả đa phần thống nhất 2 từ "thao thát" trong bài này chỉ "đi đi lại lại một mình" - hợp với ý nghĩa bài thơ hơn.

Ảnh đại diện

Thấm viên xuân - Thưởng xuân từ (Phùng Khắc Khoan): Vài lỗi nhỏ

Dòng thứ 4: Cái văn Thái càn khôn --> chữ Văn 聞 viết nhầm thành Khai 開
Dòng cuối: 致 phải đọc là "trí" chứ không phải "chí". Hạnh đắc trí thân.

Ảnh đại diện

Khúc giang đối vũ (Đỗ Phủ): "thấp" hay "lạc"?

Ngoài ra, cũng là câu "lâm hoa trước vũ yên chi thấp (lạc)" đó, thì "thấp" (ướt) hay "lạc" (rụng) thì hơn?
Cứ theo tôi thì "thấp" như bên Trung Quốc lưu hành rõ ràng hay hơn. Mà "yên chi" phải là "son phấn" mới thấy rõ nó hay. "Mưa đẫm hoa rừng son phấn ướt" vừa đúng cái cảnh hoa rừng ướt đẫm mưa, vừa thấy sự tàn tạ của cảnh sắc, hoa rừng như khuê nữ xưa (Khúc Giang trước đây vốn nhiều cung điện, nay chỉ còn hoa rừng đẫm mưa, hạnh hoang đưa gió) nhan sắc đã tàn, phấn son đã ướt. Không biết chữ "lạc" là chép theo bản nào vậy?

Ảnh đại diện

Khúc giang đối vũ (Đỗ Phủ): Chữ Hán

Câu thực thứ nhất (câu thơ thứ 3) thấy bên Trung Quốc chủ yếu viết là "yên chi thấp" 胭脂濕, yên chi là son phấn, chứ "yên chi" viết như trên có vẻ không hợp lí. Chữ yên như trên(燕) có 2 âm, 1 là "yến" - chim yến; 2 là "yên" - tên 1 vùng đất. "Yên chi" viết vậy rất khó thông.

Ảnh đại diện

Đồng Tước đài phú (Tào Thực): Nhiều lỗi sai

Phần chữ Hán và phiên âm có nhiều chỗ lệch nhau. Chữ Hán là 西城, phiên âm lại đọc thành Tây Vực (Tây Thành là đúng, vì hiệp vận với những chữ "tình", "dinh", "thanh"... bên trên). Phần chữ Hán chép mấy câu "Lãm Nhị Kiều ư Đông Nam hề, lạc triêu tịch chi dữ cộng" vốn là câu của Gia Cát Lượng cố tình sửa. Câu gốc đúng phải như phần phiên âm (Liên nhị kiều ư đông tây hề...)
Bản dịch vì đọc sai "Tây Thành" thành "Tây Vực", nên cũng dịch thành Tây Vực, ngoài ra có nhiều chỗ dịch không thoả, như "Thái thú", hoàn toàn không có trong bản gốc, có lẽ đọc nhầm "Thái phủ" mà ra chăng? "Thái phủ" ý chỉ trời. Câu đầu "Tòng minh hậu dĩ hi du hề" ý đơn giản là "đi theo thừa tướng mà chơi" thôi, không có chỗ nào là "noi đức sáng thánh quân rực rỡ" cả.

Ảnh đại diện

Đề Hạng Vương từ (Hồ Tông Thốc): Về câu thứ 7 trong bài

Bài thơ này có vài dị bản, đại khái là đôi chỗ dùng chữ không giống nhau, nhưng không ảnh hưởng gì lắm, duy có câu thứ 7, chưa thấy bản nào chép là "ngũ tại", Trong Truyền Kỳ Mạn Lục, trong sách của ông Lam Giang đều chép là "ngũ tải", đều dịch là "Năm (5) năm" ("tải" là năm), chớ "ngũ tại" không có nghĩa chi cả. Do người đăng bài chép sai chăng?

Ảnh đại diện

Thôn cư thư hỉ (Lục Du): bổ sung giải thích

Về nguồn dẫn bài thơ, hiện tại tác giả đã có bổ sung giải thích đầy đủ câu cuối cùng: http://huyhoang.thuhoavn....09/thon-cu-thu-hi-luc-du/
Bạn thanh86 có thể tham khảo.

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: