Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi nghichnhi ngày 03/05/2012 20:12
Có lẽ bản dịch trên của bác là dịch từ dị bản Tĩnh dạ tứ với câu 1 là 床前看月光 chứ không phải bản ở trang này ?!
Gửi bởi nghichnhi ngày 03/05/2012 17:05
曉鏡但愁雲鬢改,
夜吟應覺月光寒。
蓬萊此去無多路,
Về lời dịch 3 câu này, tôi thích bản của Hoàng Giap Tôn nhất:
Câu 5&6: Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải,
Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn.
Dịch là: Gương sớm mỗi soi buồn tóc ngả
Đêm ngâm biết lạnh ánh trăng là
thì thật là đạt và hay. Các bản dịch khác là buồn tóc bạc, tóc úa, tóc điểm..rõ ràng là không đúng. Vì lúc này Lý Thương Ẩn còn khá trẻ, tóc chưa úa bạc được đâu. Vất vả buồn phiền thì thấy mỗi ngày tóc bớt xanh, bớt mượt đi mà thôi. Nghĩa là “tóc ngả màu thêm theo mỗi sớm”.
Ánh sáng theo vật lý thì nó có năng lượng, nghĩa là nó “nóng” chứ chẳng có tia sáng lạnh nào cả. Nếu có thì chiếu sáng một lúc làm nước thành đá được đấy. Nhưng thi nhân ngâm thơ thì lại “cảm” được cái “ánh trăng lạnh lẽo”. Nên câu dịch như trên này mới đúng là lột được cái thần của câu thơ “Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn”.
Câu 7: Bồng Lai thử khứ vô đa lộ. Như các dẫn chứng và thảo luận ở phần trên đã có. Ở đây có 2 cách hiểu “vô đa lộ” là “không nhiều lối” và “không xa mấy”. Hoàng Giáp Tôn đã dịch là “bao nhiêu nhỉ” (Bồng Lai lối tới bao nhiêu nhỉ) thì như vậy lại là được cả hai. Bao nhiêu nhỉ? Nghĩa là có bao nhiêu lối đâu, nghĩa là không nhiều lối. Bao nhiêu nhỉ? Lại cũng là xa gần bao nhiêu đâu? Nghĩa là không xa mấy. Dịch như vậy cũng là đạt và hay.
Lại nữa câu 2: 東風無力百花殘。Đông phong vô lực bách hoa tàn. Câu này theo riêng tôi, tác giả chỉ tả cảnh vật thời gian không gian lúc chia tay thôi. Lúc này là tháng ba, cuối Xuân, trăm hoa đã tàn cả, gió Xuân cuối mùa cũng rất yếu. Sau mùa Đông giá lạnh, gió Xuân đem về hơi ấm và sự mát mẻ khiến trăm hoa và vạn vật đều tươi tốt bừng sức sống, chứ như một số lời dịch lại đổ trách nhiệm cho gió Xuân “thối héo, thổi rụng..trăm hoa, thì tôi e oan cho gió Xuân lắm. Còn như liên tưởng suy diễn của thi nhân cho rằng gió Xuân nay đã “vô lực” rồi nên trăm hoa nay mất nguồn nâng đỡ nuôi dưỡng mà tàn tạ, thì cũng có phần đúng. Nhưng như vậy câu thơ cũng chỉ nên hiểu ý là “cuối xuân, gió xuân đã quá yếu, còn trăm hoa đã tàn úa” . Kín đáo. Xa xa một chút. Không nên nhấn, quy kết vào cái quan hệ “nhân quả”, tại gió Xuân mà.., gió Xuân..làm cho..”.
Qua các bản dịch đã đăng ở trên với các cảm nhận của tôi đã trình bày. Tôi thấy bản dịch của Hoang Giap Tôn đạt hơn cả. Xin trao đổi cùng các bạn.
NGHICHNHI
Gửi bởi nghichnhi ngày 27/04/2012 10:39
Tôi đồng ý với một số thi hữu đã viết ở trên rằng bản dịch trước hết phải sát nghĩa, đủ cảnh đủ vật đủ sự kiện, và lột tả được đúng tâm tình của tác giả thì mới đạt.
Ý kiến tôi thấy bản phỏng tác của Thích Quảng Sự còn không bằng bản của Nguyễn Hàm Ninh. Này nhé:
Câu 1:
Nguyễn Hàm Ninh: Trăng tà chiếc qụa kêu sương.
Thích Quảng Sự: Bên trời trăng xuống qụa kêu sương.
Cả hai không sát được nghĩa “sương mãn thiên”
Câu 2:
NHN: Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.(tạm sát nghĩa)
TQS: Lửa rọi bờ phong đối mộng trường.(sai khác nhiều). Lửa ở đây không phải là lửa chài. Mộng trường có thể là mộng đẹp, ngủ ngon.
Câu 3&4:
NHN: Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Nêu được địa điểm (Thành Cô Tô, chùa Hàn San), nêu được thời điểm (nủa đêm).
TQS: Thuyền khách Cô Đài đêm vắng vọng
Chuông chùa buông nhẹ chút sầu vương
Cô Đài ở đây có thể là tên chiếc thuyền, cũng có thể là đích chở khách tới của nhà thuyền (xe đò Nha Trang, tàu Hà Nội, tàu Hạ Long, tàu Bạch Đằng..), chứ chưa xác định là địa điểm nơi thuyền đang đậu. Đêm vắng không phải là nửa đêm. Chuông buông nhẹ ở đây không hợp với “chung thanh đáo” của tâm trạng Trương Kế vừa hỏng thi trở về trằn trọc, day dứt trong lòng không ngủ được, giấc sầu, giấc buồn, giấc tàn, giấc trằn trọc.. thì được, chứ giấc “mộng trường” thì sai lạc quá. Lại nữa hỏng thi thời đó thì buồn lắm, đau khổ tưởng chết nữa là, muốn dằn xuống muốn dẹp đi mà không được. Cảnh vật, tiếng động xung quanh cứ len vào cứ bám theo (đối) làm tàn giấc ngủ chứ “chút sầu vương” sao được?! Và chuông chùa của TQS là chùa nào cũng được chứ đâu phải chùa Hàn San!?
Tóm lại tôi thấy bản của Nguyễn Hàm Ninh dù cũng chưa sát nghĩa lắm nhưng vẫn hay hơn bản của Thích Quảng Sự.
Gửi bởi nghichnhi ngày 22/04/2012 14:58
明月光: ánh sáng của vầng trăng tỏ, của đêm trăng tỏ. Dịch là “ánh trăng rọi” tôi nghĩ không hợp lý hợp tình. Cảnh ở bài thơ này có thể là: Tác giả ngồi trên giường mà chưa thể ngủ. Đêm nay trăng tỏ, ánh trăng sáng bạc ở phía đầu giường mà làm tác giả mơ hồ tưởng là sương phủ nơi mặt đất. Ngẩng đầu trông lên thấy “vầng trăng vằng vặc giữa trời” (Nguyễn Du), mà cúi đầu ngậm ngùi nhớ về cố hương. Chữ 光 nghĩa đúng là ánh sáng, sáng…Còn nếu là chiếu sáng rọi sáng thì phải đi cùng với một từ chiếu, rọi.
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]