Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Tức cảnh chiều thu (Bà huyện Thanh Quan): Giải nghĩa câu 5,6

“Bầu dốc giang sơn say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.”
Câu này là câu hay nhất trong bài cũng là câu nói lên trình độ và sự đặc sắc của nhà thơ. ‘Bầu dốc’: bầu rượu uống hết, dốc xuống để lấy vài giọt cuối cùng. ‘Giang sơn say chấp rượu’: Dù đã uống hết cả một bầu rượu nhưng chưa say, chỉ có cảnh đẹp làm cho nhà thơ say, cảnh đẹp chấp cả bầu rượu. Nghĩa rằng chỉ có cảnh đẹp mới làm nhà thơ say được, cảnh đẹp chấp việc uống hết 1 bầu rượu nhưng không say. Còn câu sau: “Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ”. ‘Túi lưng’: tay nải đeo phía sau lưng nên gọi là túi lưng. ‘Phong nguyệt nặng vì thơ” gió và trăng đã làm cho chiếc túi nặng vì có gió trăng sẽ có thơ mà túi này chứa đầy thơ. Nghĩa rằng gió trăng đã làm cho chiếc túi nặng trĩu thơ văn vì người đeo túi là một thi sĩ. Hai câu thơ này có cùng một nhịp: giang sơn làm cho say chấp cả rượu, phong nguyệt làm cho nặng vì đầy thơ.
Bài phân tích thơ hay nhất là bài hiểu được nhà thơ viết về điều gì không phải là bài dùng cả tá từ hoa mỹ để nói hộ nỗi lòng nhà thơ, rồi chém nhăng chém cuội trên trời dưới đất. Giá rằng bọn trẻ đọc thơ vì thích thơ chứ chẳng phải vì con điểm cái chữ.

Ảnh đại diện

Canh khuya (Hồ Xuân Hương): Dùng nhiều từ hoa mỹ sáo rỗng

Bạn dùng quá nhiều từ hoa mỹ nhưng vô cùng sáo rỗng không hiểu ý thật của bài thơ mà chỉ cố dùng từ đẹp để bài phân tích trở nên hay hơn. Trong câu một’ trống canh dồn’ nói về việc đã khuya nên tiếng trống canh đánh nhiều hơn. Canh 1 đánh 1 tiếng canh 2 đánh 2 tiếng.. canh 5 đánh 5 tiếng..’trống canh dồn’ nghĩa là nhiều tiếng trống dồn dập, có thể tác giả đang ở canh 4 hoặc canh 5(từ 1h đến 5h).
Còn ở câu: “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.“
Phân tích rất hời hợt vì không hiểu ý tác giả. Bạn nói hai lần bi kịch là sao. ‘Bóng xế‘miêu tả bóng của trăng ngả dài về một bên thì có liên quan gì đến trăng sắp tàn?

Ảnh đại diện

Cái quạt (Hồ Xuân Hương): Phân tích bài Cái Quạt

Cái quạt
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên này tác hợp tự ngàn xưa.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Đây là một trong những bài mình yêu thích nhất của Hồ Xuân Hương rất thanh mà rất tục.
Cái thanh:
Để tạo ra khung quạt người ta đục lỗ ở hai nan cái và các nan bọng, gọi là lỗ cay, sau đó dùng một đoạn dây thép luồn qua các lỗ mới đóng nhằm giữ khung cho quạt. Và giai đoạn xỏ lỗ này là giai đoạn mở lời bài thơ: “Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa”. Lỗ cay vừa miêu tả ở trên dù to hay nhỏ đều có thể đút vừa qua được nếu như cứ xâu xâu. Xâu xâu là hành động thử đi thử lại, cứ làm thì ắt sẽ xuyên qua được lỗ cay bởi vì “Duyên này tác hợp tự ngàn xưa”. Chuyện này đã làm bao đời rồi nên chắc chắn sẽ qua được. Sự độc đáo vừa thiếu vừa thừa của cái quạt được khai thác trong bài thơ: “Chành ra ba góc da còn thiếu”. Khi mở quạt, hai nan quạt cái tạo thành hình chữ V, tay cầm hai nan quạt tạo thành hình chữ Y, và chữ Y thì có ba góc đúng như nhà thơ nói mở quạt ra sẽ có ba góc. Giấy không bao phủ toàn bộ quạt vẫn còn chừa một khoản trống giữa các nan gần tay cầm để việc mở ra đóng vào dễ dàng hơn không bị cấn. Mở ra thì rõ ràng là thiếu rồi thế khép lại thì: “Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”. Khép hai nan quạt chính lại tạo thành dấu chấm than ! với khoảng trống giữa dấu chấm và nét gạch là phần không có giấy, phần trên của nan quạt, giấy bị dồn lại nên phải thừa ra. Thật quoái là mà hay nhỉ khép thì thừa mà chành ra lại thiếu. Sự độc đáo này được bà khai thác và cũng muốn tả một thứ tương tự như thế.

Cái tục:
“Một lỗ xâu xâu”, Hồ Xuân Hương muốn nhấn mạnh rằng chỉ có một lỗ mà thôi, trong khi quạt có nhiều lỗ cần phải xâu, có nhất thiết phải nói một lỗ không? Có chứ vì con gái chỉ có một lỗ ở cửa mình. Bài thơ lấy bối cành trong đêm tân hôn vì chỉ trong đêm tân hôn mới cần xâu xâu, lỗ còn nhỏ cần thử đi thử lại để cố đút vào trong. Một lời khích lệ rằng nếu cứ xâu xâu thì sẽ vào vì “Duyên này tác hợp tự ngàn xưa”. Cái việc này được hai bên âm dương hợp tác từ cổ chí kim nên yên tâm nó sẽ vừa dù lớn hay nhỏ. ‘Chành ra ba góc’ hay dạng hai chân ra, hai chân và thân sẽ tạo hình chữ Y và cũng có ba góc. Từ da nhằm miêu tả giấy hay thật sự để nói đến da vì bím cũng thiếu rất nhiều da do đó mới có thể xâu vào được. “Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”, đọc đến đây thì ắt hẳn bạn cũng đã hiểu từ da-thịt đều là tả thật, thực sự khi khép háng lại môi lớn thừa rất nhiều thịt. Cái đặc sắc của bài thơ này ở chỗ lấy cái quạt miêu tả cái chẳng phải cái quạt nhưng có cảm giác chúng là một tả cái này để vẽ cái kia, giống nhau đến lạ kỳ. Hơn hết bà dùng rất nhiều từ đối nghịch: chành ra - khép lại, đôi-ba, da-thịt, còn-thiếu. Một cô gái thi ca và đảm đang trong chuyện giường chiếu thế này thì “Chẳng trách anh hùng thích mó tay”.

Ảnh đại diện

Cái giếng (Hồ Xuân Hương): Phân tích bài Cái Giếng

Cái giếng
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng.
Cầu trắng phau phau hai ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lội giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai đã biết,
Đố ai dám thả nạ rồng rồng.

Đây là một bài thơ tả cửa mình thật là thơ.
Cái thanh:
Ở câu mở đầu cũng là lời giới thiệu: “Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông“. ‘Ngõ ngay thăm thẳm‘tức là ngõ thẳng và sâu chạy thẳng vào nhà. Đi vào nhà là thấy giếng luôn nên hai câu sau liền miêu tả cái giếng: “Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng”. Câu này đơn giản là một lời khen giếng có nước trong. Bà tiếp tục miêu tả cái giếng: “Cầu trắng phau phau hai ván ghép”. Hai mặt ván thường được dùng để che miệng giếng khi không dùng đến để tránh ai sảy chân rơi xuống. ‘Trắng phau phau’ nghĩa là rất trắng, ‘phau phau’ là từ để nhấn mạnh sự trắng. “Nước trong leo lẻo một dòng thông” giếng này đẹp và dòng nước rất trong được thông từ miệng giếng xuống đáy. Ở câu sau từ ‘lún phún’ chỉ gà rải rác quanh miệng giếng. Câu miêu tả cuối cùng là về cá diếc, cá vừa nhỏ vừa nhanh lội giữa giếng. Bà miêu tả cái giếng từ ngoài vào trong làm ta thấy khi đọc thơ có sự sống động về mặt ngôn ngữ và nó còn sống động hơn khi ta nhìn ở góc độ khác:
Cái tục:
Liệu bà có đang chỉ miêu tả cái giếng hay không? Hay đang hàm ý miêu tả điều gì khác. Ngoài tả cái giếng bà còn muốn tả cửa mình của người con gái. Ở câu đầu là lời dẫn vào cửa mình hay ‘nhà ông’: “Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông”. Nằm xuống duỗi chân ra thì từ gót chân lên cửa mình có phải đi qua một cái ngõ vừa thẳng vừa sâu không. Vào ngõ là thấy giếng luôn nên bà đã khen cái giếng này ‘rất lạ lùng’. Cầu được làm từ hai ván ghép lại, bím cũng được làm từ hai môi lớn ghép lại. Nước trong leo lẻo khác gì dâm thuỷ chảy ra cũng leo lẻo, nước tiểu và kinh nguyệt thì không thể có màu trong vắt như thế được. “Cỏ gà lún phún leo quanh mép” là một câu tả vô cùng tinh tế. Lún phún còn là từ để nói lông tóc mọc không đều và thưa thớt, bà dùng một từ tả lông để miêu tả gà hay từ tả ấy đang miêu tả chính lông của bà vì cỏ gà leo quanh mép cũng như lông mu chỉ mọc quanh môi lớn. “Cá diếc le te lội giữa dòng”, cá diếc nhỏ và đang le te ở giữ dòng, trong văn hoá Việt xưa cá diếc còn dùng để chỉ âm vật phụ nữ và âm vật thì quả thật chỉ nằm ở giữa giếng mà thôi. Tất cả cái tục mới nói ở trên là do đầu tóc đen tối của tôi suy diễn hay là ý của nhà thơ? Có những câu hai nghĩa thì tôi có thể đang đi lệch hướng tác giả nhưng còn những câu một nghĩa thì sao? Đấy phải chăng thật là những cái tục tác giả muốn gửi gắm. “Giếng ấy thanh tân ai đã biết” thanh tân là trai tân thế cớ sao trai tân lại không biết cái giếng này, phải chăng cái giếng này chỉ được hé lộ trong đêm tân hôn. Chỉ những người có vợ mới biết cái giếng này vì ngày nào chả hì hục lấy nước giếng trong đêm. Câu cuối là một câu khiêu khích hơn là một câu hỏi: “Đố ai dám thả nạ rồng rồng” rồng rồng là cá quả còn nhỏ, nạ rồng rồng nghĩa mẹ cá quả mà cá quả trưởng thành trong văn hoá Việt chính là dương vật. Đây là lời thách thức cũng như lời mời khiêu gợi, đố ai dám cho cá vào người em!.

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: