Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tranminh360 ngày 20/08/2010 06:35
Nguyễn Trãi không chỉ là một vị quan tài giỏi, có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn là một nhà văn, nhà thơ, một đại thi hào của dân tộc. Ngoài áng thiên cổ hùng văn Bình ngô đại cáo, nhà thơ lớn này còn là tác giả của hàng trăm bài thơ Quốc âm, thơ chữ Hán đặc sắc. Trong số đó, phải kể đến bài Mộ xuân tức sự nguyên văn bằng chữ Hán.
Bài thơ được nhà thơ Khương Hữu Dụng dịch thành Cuối xuân tự sự như sau:
Suốt ngày nhàn nhã khép phòng vănBài thơ mang tên Cuối xuân tức sự, nghĩa là tả các sự việc xảy ra trước mắt vào một ngày cuối xuân. Nguyễn Trãi viết bài thơ này khi ông đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Khi ấy ông đã không được tin dùng, lại bị nghi kị, gièm pha. Không gian trong bài thơ thu hẹp lại nơi phòng văn của tác giả, vắng lặng trọn ngày cửa khép, khách tục không kẻ vãng lai. Phải chăng nơi đây được ví như tiên cảnh, tách biệt hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt bụi bặm của phù hoa trần thế. Trọn ngày nhàn nhã, nhà thơ đang ẩn mình giữa rừng nho biển thánh, đắm mình trong hương sắc tư tưởng đạo đức của cố nhân từ các áng sách xưa lan toả.
Khách tục không ai bén mảng gần
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan.
Suốt ngày nhàn nhã khép phòng vănLời thơ rất mực nhẹ nhàng, nhưng hàm chứa ít nhiều chua cay, bực bội và khó chịu, mang theo tâm trạng của nhà thơ. Con người trước nay ham hành động vì nước vì dân như Nguyễn Trãi, bây giờ phải chịu bó rọ giữa phòng văn suốt ngày nhàn nhã. Nhìn cảnh đất nước lầm than, dân chúng khổ sở ông rất đau lòng mà không làm gì được.
Khách tục không ai bén mảng gần
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộnĐầy sân mưa bụi nở hoa xoan. Nhà thơ cảm nhận xuân bằng tiếng cuốc và bằng mùi hương vọng vào, ông cảm nhận ra rằng ngoài kia hoa xoan đang nở trong làn mưa bụi rắc nhẹ lay phay. Tiếng cuốc gọi hè ở đây đâu chỉ nhắc nhở cho nhà thơ biết mùa xuân sắp tàn mà phải chăng như còn đem đến cho ông âm vang một hướng vọng về đất nước như một cách cảm nhận của người xưa. Ông đã linh cảm được số phận của đất nước, số phận của nhân dân. Chim cuốc là hoá thân Thục Đế ngày nào bị mất nước, nên còn ôm mãi mối hờn khôn nguôi. Tuy trong phòng văn, nhưng chẳng phút nào nhà thơ không nghĩ đến hoàn cảnh đất nước đang buổi khó khăn. Đôi lúc lại chạnh nghĩ đến cảnh mình tuổi xuân đã muộn. Nỗi day dứt không nguôi trong lòng đã hoá thân thành từng dòng thơ hàm súc mà ta đang phân tích. Đủ thấy, dù trong hoàn cảnh nào, nhà thơ vẫn không nguôi ngoai được nỗi niềm ái quốc yêu dân của mình.
Chớ bảo xuân làn hoa lụi hếtHay tả đôi câu của cụ Trạng Trình sau này:
Đêm qua sân trước một nhà mai
Chín mươi thì kể xuân đã muộnTuy mỗi người một cảnh, nhưng người xưa hầu như lúc nào cũng thắm thiết lòng tin yêu cuộc sống! Có thể xem đó là một bài học lớn cho con cháu ngày sau chăng?
Xuân ấy qua ngày xuân khắc còn
Gửi bởi tranminh360 ngày 17/08/2010 19:45
Bản dịch đầu tiên là của Nguyễn Đình Hồ, trong Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hoá, 1962
Gửi bởi tranminh360 ngày 21/05/2010 11:07
Hỡi thế gian, tình ái là chi,
Mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
Nam bắc đôi đàng, thế rồi ly biệt,
Mưa dầm nắng dãi, hai ngả quan san.
Thiếp nhớ chàng muôn ngàn đau khổ,
Thiếp nhớ chàng khốn khổ xiết bao!
Hỏi chàng đang ở phương nao,
Nhấp nhô mây núi nao nao cõi lòng.
Bản dịch trong Thần điêu hiệp lữ (đoạn đầu).
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]