Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 28/04/2010 20:51
còn cả chỗ
"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng"
hình như là "náu sau rừng"
xem lại với, anh Vanachi nhé
Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 15/04/2010 23:59
Trong nền văn học Việt Nam, có một thi nhân đặc biệt chiếm một vị trí cũng đặc biệt trên thi đàn. Đó là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Đặc biệt bởi tài sử dụng ngôn ngữ của ông mà có người đã khâm phục ca ngợi tiên sinh như một nhà ảo thuật ngôn ngữ. Đặc biệt bởi vì ông là “chiếc gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới” (Hoài Thanh). Sinh thời, ông viết nhiều tác phẩm hay, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bài thơ Thề non nước.
Bài thơ có gì đặc biệt mà lại cùng với tác giả rạng danh trên thi đàn Việt Nam đến như vậy?
Ta hãy xem:
Nước non nặng một lời thề,Hình ảnh một cuộc chia li hiện ra buồn bã qua một câu thơ như một lời thở dài nặng trĩu. “Nước non” gợi lên hình ảnh về một bức tranh sơn thuỷ, có núi sông. “Nước non” ở câu trên đi cạnh nhau như một đôi bạn quấn quýt, và trọng tâm cả câu đặt vào chữ “nặng” càng làm rõ cái sắt đá của lời thề. Tưởng chừng như không gì chia cách được nước - non. ấy thế mà:
Nước đi, đi mãi không về cùng non.
Nước đi, đi mãi không về cùng non.“Nước, non” bị tách ra hai đầu câu thơ, như cùng tồn tại ở hai cực, tách biệt và xa cách làm sao. Nước đi như một tất yếu khách quan của quy luật vận động. Còn non đứng lại, chỉ biết chờ mong. Từ “đi” được láy và được ngăn cách, tạo cảm giác về một sự day dứt khắc khoải khôn nguôi. Non khắc khoải điều gì?
Nhớ lời nguyện nước thề nonLời “nguyện nước thề non” thiết tha là thế, sâu nặng là thế, ấy mà non - nước vẫn cách chia. Một lần nữa, non - nước lại đứng ở hai vế câu đối lập:
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông,Hình ảnh của non hiện ra ở đây cụ thể hơn, như một người con gái. Những “dòng lệ, xương mai, tóc mây, vẻ ngọc nét vàng” đầy ước lệ chẳng đã nói lên điều đó sao? Người con gái đẹp nhưng buồn. Một lần nữa cái phong vị chia li lại thấm đều lên từng câu chữ, lại khắc đậm thêm trong ta một nỗi u tình sâu kín. Nhạc thơ hầu hết là thanh bằng, tạo âm điệu trầm buồn da diết. Tứ thơ chất chứa nỗi cô đơn:
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Xương mai một nắm hao gầy,Cái gì cũng chỉ có một! Một mái tóc mây, một dáng vẻ hao gầy, một mình non đứng cô đơn. Thế nhưng nỗi sầu thì cứ đầy vơi, nỗi buồn như trào ra từng lời nói. Câu thơ ẩn chứa một sự đối lập xót xa.
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Non cao tuổi vẫn chưa già,Nếu như ở đoạn thơ trên, sự ra đi của “nước” là một quy luật tự nhiên thì ở đoạn này, viễn cảnh về sự trở lại của “nước” cũng tuân theo một quy luật tự nhiên bất di bất dịch. Có thể nói đoạn thơ này là lời an ủi thiết tha, chân thành của “nước” dành cho “non”:
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước hãy còn thề xưa.
Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Dù cho sông cạn đá mòn.Lời thề vàng đá ngày nào vẫn còn đó, sâu nặng trong mỗi người. Cho nên đáp lại sự chung thuỷ đợi chờ của non là lòng sắt son của nước:
Còn non, còn nước hãy còn thề xưa.
Non cao đã biết hay chưa?Cặp từ “non - nước” được liên tiếp lặp lại ở những vị trí khác nhau ngày càng gần lại, ban đầu còn cách biệt câu trên câu dưới, còn sóng đôi nhưng chưa gặp gỡ thì sau đã đi liền nhau như tái hợp, sum vầy. Ta thấy từ trong mỗi câu thơ loé lên những tia hi vọng tươi sáng, hợp thành một niềm tin chắc chắn vào một ngày sum họp gần kề. Tản Đà đã rất hữu ý khi sắp xếp từng câu chữ.
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.Như một người trai đạt thành sự nghiệp, quy cố hương với tấm lòng thanh thản tươi vui.
Nước kia dù hãy còn đi,Màu xanh tươi tắn và dạt dào sức sống của ngàn dâu tượng trưng cho một khởi đầu tốt đẹp sau những thay đổi tang thương. Từng lời, từng chữ cứ quyện vào nhau, đan kết lại trong một nỗi hân hoan dào dạt. Ta như thấy được nết mặt vui mừng của người chinh phụ khi đón chồng về, như cảm nhận được niềm vui ngân lên trong những thanh âm trong trẻo của hai câu thơ cuối.
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.
Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 18/03/2010 04:04
Dương thây trên cinet.gov.vn còn có một bản khác mà Dương nghĩ là hợp lí:
TIẾNG CHỔI TRE
Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác…
Những đêm đông
Khi cơn dông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác...
Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua.
Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!
Anh Vanachi xem lại bản chính xác là gì giúp nhé.
Thank!
Nguồn: http://www.cinet.gov.vn/V...ng/tieng%20choi%20tre.htm
Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 17/03/2010 01:44
Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, có nhiều bài viết về chủ đề quê hương, đất nước. Lòng yêu nước thể hiện ở mỗi bài mỗi khác, tuỳ theo cảm hứng của tác giả, song mỗi bài là một nốt nhạc trong bản giao hưởng ngợi ca Tổ quốc và nhân dân anh hùng.
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong chiến khu tây Thừa Thiên gian khổ và ác liệt thời chống Mĩ. Trong những ngày mưa bom bão đạn ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã ra đời.
Bài thơ kể về người mẹ dân tộc Tà-ôi vừa địu con trên lưng vừa giã gạo để nuôi bộ đội; tỉa bắp trên nương góp phần sản xuất lương thực cho kháng chiến và mơ ước sau này sẽ được thấy Bác Hồ, ước mong con mình khôn lớn được sống trong đất nước tự do. Qua đó, tác giả ca ngợi tình yêu con thiết tha, đằm thắm và tình yêu nước sâu nặng của bà mẹ Tà-ôi.
Bài thơ có 3 khúc ru, mỗi khúc đều mở đầu bằng câu:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiTrong mỗi khúc hát ru đều có hình ảnh người mẹ với công việc vất vả cùng tình cảm, ước vọng đối với đứa con và quê hương đất nước.
Kết thúc là lời ru của mẹ được lặp lại ở mỗi đoạn:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.
Mẹ thương a-kay, mẹ thương...
Con mơ cho mẹ...
Mai sau con lớn...
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiTrong lời ru đứa con chứa chan niềm thương mến sâu xa đối với người mẹ.
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ dộiNếu câu thơ trên tả thực thì câu thơ dưới thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng giữa mẹ và con. Tác giả vừa miêu tá công việc giã gạo nặng nhọc của người mẹ, vừa miêu tả giấc ngủ chập chờn, giấc ngủ nghiêng của cu Tai trên lưng mẹ. Dường như chú bé cũng thấy được nỗi vất vả và ý nghĩa đẹp đó trong việc làm của mẹ nên hơi thở em hoà cùng hơi thở mẹ và em cố ngủ ngoan cho mẹ yên lòng.
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổiKhi mẹ giã gạo, cu Tai vẫn ngủ trên lưng. Trong giấc ngủ, em vẫn cảm nhận được mồ hôi của mẹ rơi trên má em nóng hổi, cảm nhận được sự vất vả và tình yêu con thiết tha của mẹ.
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡiCâu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân:
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnTừ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiVẫn là lời vỗ về của trái tim chan chứa thương yêu của nhà thơ, mong em bé ngủ ngon để mẹ yên tâm làm việc, nhưng ở khổ thơ này, cảm xúc da diết hơn thể hiện qua hình ảnh tương phản độc đáo: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ. Núi thì lớn, nương bắp thì rộng mà sức mẹ có hạn. Mẹ cắm cúi, lom khom tỉa bắp, trên lưng mẹ con vẫn ngủ say. Câu thơ đã khắc sâu nổi vất vả khó nhọc của người mẹ vùng cao trong lao động sản xuất thời chống Mĩ.
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏiCâu thơ lấp lánh nét đẹp cuộc đời và tình mẹ con. Biện pháp ẩn dụ trong những câu thơ này có nhiều ý nghĩa. Bắp trên nương tươi tốt nhờ ánh nắng mặt trời. Cu Tai cũng giống như mặt trời toả nắng sưởi ấm trái tim mẹ để mẹ sống tốt hơn, đẹp hơn cho đời. Em là mặt trời bé bỏng, thân yêu của mẹ.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡiCàng thương con, người mẹ lại càng thương bà con dân bản. Mẹ ước mơ về một ngày mai no ấm hạnh phúc, về sự trưởng thành và sức mạnh kì diệu của đứa con thân yêu.
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hát bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi...
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiSự lặp lại hai câu thơ “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ” đã tạo nên âm điệu ngân nga, thấm dần vào người đọc một cảm xúc thân thương. Con cùng mẹ băng suối, vượt ngàn, đạp rừng xông tới. Cả nhà, cả làng, cả nước cùng đánh giặc.
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trườngLời thơ khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của bà mẹ Tà-ôi nói riêng và đồng bào miền tây Thừa Thiên Huế nói chung. Lúc này, mẹ và em cùng lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biêt bao khó khăn vất vả, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau gang tấc.
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡiĐiệp khúc: Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi, Mẹ thương a-kay..., Con mơ cho mẹ..., Mai sau con lớn... đã thể hiện khát vọng cháy bỏng trong lòng người mẹ. Mẹ mong ước cho con những điều thật thiết thực và cũng thật lớn lao, kì diệu:
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do...
Mai sau con lớn vung chày lún sân...,Khi giã gạo, mẹ mong con mơ cho mẹ hại gạo trắng ngần. Khi tỉa bắp trên nương, mẹ mong con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. Khi chiến đấu, mẹ mong con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ trong ngày đất nước sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thông nhất. Chính tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha và nhân hậu cao cả của những người mẹ nghèo yêu nước ấy đã góp phần làm nên chiến thắng hôm nay.
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
Mai sau con lớn làm người Tự do...
Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 07/03/2010 00:43
Bạn nào có bản chuẩn hơn cùng sửa lại cho tốt hơn đi các bạn
Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 05/03/2010 07:50
Sơn cầu còn đỏ chưa phai?
Non xanh còn đối? sông dài còn sâu?
Còn thuyền đánh cá buông câu?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa?
Lấy ai viếng cảnh bây giờ?
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau?
Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 05/03/2010 07:43
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]