Trang trong tổng số 10 trang (99 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 03/05/2009 07:03
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 03/05/2009 07:40
Cảnh vui Nam Việt là quê
Non xanh mây trắng dặm về xa khơi.
Kinh luân từ giã cửa trời,
Hương hoa ngoài biển sáng ngời, thơm tho.
Sóng dào trắng xoá lông cò,
Thành trì lâu các lờ mờ trên mây.
Trường Yên lòng nhớ bấy nay,
Giao Châu đêm vắng từ rầy gõ chuông.
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 02/05/2009 22:41
Từ đầu tiên, câu thứ 2 của khổ thứ 2 cần sửa chính tả.
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 02/05/2009 09:02
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đồ Nghệ vào 02/05/2009 09:04
Em đến xin hồng, hồng mới nụ
Đêm nay hồng nở, bóng em xa
Cầm em bữa trước, em không ở
Giờ biết làm sao cầm được hoa?
Bài này có hai điểm khác (in đậm) so với bài đã đăng.
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 23/04/2009 20:08
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Đồ Nghệ vào 23/04/2009 20:14
Câu thơ: "Thức - gậm nhấm niềm yêu say khước!", "Đêm huyền dịu"...mong bạn Nguyên Minh xem lại bản nguồn, nếu bản in nguồn là đúng như bạn đã đăng ở TV, thì không cần sửa, nhưng nếu bản nguồn là "say khướt" , hay "huyền diệu" thì sao? (Đôi lúc do ảnh hưởng của ngôn ngữ "vùng miền" mà dẫn đến một số vấn đề gây tranh luận về chính tả, về phát âm trong các bài hát,bài thơ v.v...tôi không dám lạm bàn điều dành cho các nhà chuyên môn và ngôn ngữ học) Chỉ mong bạn xem lại bản nguồn.
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 18/04/2009 21:08
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đồ Nghệ vào 18/04/2009 21:09
Tôi nghĩ là nếu bạn có bản khác (dĩ nhiên là có nguồn tin cậy, hoặc giả không có nguồn tin cậy nhưng có chú giải hợp lý về nguồn riêng của bạn) thì bạn cứ đưa vào phần thảo luận thêm. Các bài thơ của Quang Dũng thường rất nhiều bản khác nhau, bạn cứ giới thiệu cho mọi người biết thêm bản khác đi, chắc mọi người sẽ cảm ơn bạn nhiều.
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 17/04/2009 10:18
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ và là một nhà văn hoá lớn. Nói như nhà văn Kim Lân, đó là người mà cái tài thì đàn ông ghen, cái tình thi đàn bà ghen. Một người như thế, sống được, kể cũng vất vả.
Nguyễn Đình Thi là người đa tài. Ông viết văn, soạn kịch, làm thơ, viết nhạc, làm lý luận. Ở lĩnh vực nào, ông cũng có thành tựu, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của từng thể loại đó. Nhưng cũng bởi sự đa tài này mà rồi chính ông lại tự che khuất ông. Khi cần ngắm ông ở thể loại này, lại thấy ông lấp lánh sáng ở thể loại khác. Cũng vì thế, có nhà phê bình nghiên cứu, chẳng biết xếp ông vào đâu. Ở thể loại nào, ông cũng có đóng góp, nhưng rồi ngay trong chính thể loại ấy, người ta cũng thấy ông khiêm nhường đứng khuất sau những bóng dáng khác.
Riêng ở lĩnh vực văn chương, ông là một thái cực của Nguyễn Tuân và Tô Hoài. Trong lúc Nguyễn Tuân gò lưng luyện chữ, sáng tạo chữ, muốn đưa ra những con chữ tưởng như hoàn toàn mới, thì Nguyễn Đình Thi lại cố gắng xoá hết những chữ mới đi, để trang văn phẳng lỳ, không còn cợn lên một chữ nào nữa. Bởi thế ông thường chọn những chữ mòn nhẵn, bạc phếch, mang tính khái niệm, những con chữ mà các thi sĩ khác vứt bỏ, vì sợ không dám dùng, nó như những thửa ruộng bạc màu, hoang hoá, không có dấu hiệu hứa hẹn mùa màng. Nguyễn Đình Thi lại chọn chất liệu ấy để tạo dựng tác phẩm. Ông muốn bạn đọc đến với ông một cách tự nhiên thoải mái. Chân cứ thung thăng bước mà không sợ bị vướng vào câu, tay cứ tự do vung mà không ngại bị va phải chữ, để đến nhanh hơn cái đích mà ông muốn gửi gắm, chuyển tải. Mọi cố gắng của Nguyễn Đình Thi là để làm một nhà văn không có chữ. Đây dường như là một chủ định của ông. Một người nước ngoài, học tiếng Việt, chỉ cần biết dăm, bảy trăm tiếng là đã có thể đọc được toàn bộ thơ văn Nguyễn Đình Thi. Cái hay của thơ Nguyễn Đình Thi không nằm ở chữ. Nó là cái hồn phảng phất ở đằng sau những con chữ bạc phếch kia. Bởi thế phân tích thơ ông mà lại mang câu, chữ ra mổ xẻ là một việc làm không phải. Ông bộc lộ tài năng mình rực sáng hơn cả là ở trong thơ ca. Tuy vậy, thành tựu của thơ ông lại không nằm ở thể lục bát.
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 17/04/2009 09:16
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Đồ Nghệ vào 17/04/2009 21:48
Sau Chầm chậm tới mình (*), Trúc Thông bắt đầu chạy Maratông (*). Có lẽ do mặc cảm, lại lo ngại đường xa, nên anh chạy quá nhanh. Nhanh đến mức tất cả thành loà nhoà. Anh chẳng còn nhìn thấy ai, và cũng chẳng để cho ai nhìn rõ anh. Có điều, cái đích mà anh cần tới lại nằm xa dần ở phía... sau lưng: Bờ sông vẫn gió...
Áy là nơi mẹ anh vẫn thường đi về. Bây giờ, Bờ sông vẫn gió, nghĩa là cảnh vật vẫn thế, chỉ vắng mẹ thôi. Vốn là người con hiếu thảo, nhớ thương mẹ, Trúc Thông trở về, đi thập thững trên con đường xưa mẹ đi, anh quên mất mình là nhà cách tân. Và vì thế, anh đã cho chúng ta một bài thơ khá hay. Đây là bài thơ hay nhất trong đời Trúc Thông. Và bài thơ lại viết theo lối cổ điển, chả cách... một tý nào. Lời chắt. Ý sâu. Câu chữ như rút ruột mà thành.
Bài thơ vừa ra đời, bạn đọc đã đón nhận nồng nhiệt. Và ngay lập tức, người ta sẵn sàng quên đi những chỗ còn khiếm khuyết của nó, và đồng thời cũng quên luôn cả những bài thơ được gọi là cách tân của anh.
BỜ SÔNG VẪN GIÓ
Chị em con kính dâng hương hồn mẹ
Lá ngô lay ở bờ sông
bờ sông vẫn gió
người không thấy về
xin người hãy trở về quê
một lần cuối... một lần về cuối thôi
về thương lại bến sông trôi
về buồn lại đã một đời tóc xanh
lệ xin giọt cuối để dành
trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha
cây cau cũ, giại (**) hiên nhà
còn nghe gió thổi sông xa một lần
con xin ngắn lại đường gần
một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi...
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 17/04/2009 08:42
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đồ Nghệ vào 23/04/2009 08:47
Giữa lúc người ta xuôi về thành phố, thì Phạm Công Trứ lại ngược ra ngoại ô, trở về làng quê, và rồi anh cứ đi mãi, đi hút mãi về xứ dân gian. Ở đó anh gặp Nguyễn Bính, và ngay lập tức, anh đã bị ông thi sĩ đồng hương này bắt mất hồn! Bởi vậy, có một nhà thơ ở bậc đàn anh, đọc xong Trứ bảo: Đời đã có một Nguyễn Bính rồi. Có nên cần thêm một Nguyễn Bính hạng hai, hạng ba nữa không?
Nói thế thì oan cho Trứ quá. Anh đâu phải Nguyễn Bính. Dù có khoác tấm áo the, có đội cái khăn xếp xưa của Nguyễn Bính cũng đâu đã phải là Nguyễn Bính. Hãy xem cô gái nhà quê ra tỉnh này về thì rõ. Cái áo chẽn, cái quần bò đã khác xa cái áo the quần lĩnh cổ cài khuy bấm ngày xưa, chí ít cũng là sự khác biệt về mốt trang phục của thiếu nữ ở hai thời.
Dẫu có khác thế, người đọc Phạm Công Trứ vẫn cứ nhớ đến Nguyễn Bính. Giá không có Nguyễn Bính, có lẽ Phạm Công Trứ đã có một cái chiếu trải giữa làng văn rồi. Nhưng cái chiếu Trứ đang ngồi hiện nay, Nguyễn Bính đã ngả bóng mình xuống đó cách đây nửa thế kỷ. Bởi thế, thơ Trứ có chỗ quả cũng cớm nắng, xanh xao. Thiết tưởng, Trứ cũng có thể bắt chước người xưa, ngửa mặt lên trời mà than rằng: Trời đã sinh ra Trứ sao trước đó còn sinh ra Bính?
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 16/04/2009 09:40
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Đồ Nghệ vào 16/04/2009 10:06
Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác: “Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy”. Nhận định này dường như đã thành nỗi ám ảnh. Và rồi suốt đời, Lưu Trọng Lư cứ loạng choạng, cứ bập bỗm bước trong cái vòng kim cô mà Hoài Thanh đã tiên đoán và vạch ra ngay từ khi ông mới xuất hiện trên thi đàn. Còn về con người Lưu Trọng Lư, thiết tưởng cũng chẳng có ai hiểu ông hơn Hoài Thanh: “Cả đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết”.
Quả đúng vậy. Và nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó chính là Tiếng thu. Đây là “bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư”, cũng là “bài thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại”:
Em không nghe mùa thuBài thơ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào. Nếu cứ theo cách hiểu máy móc của những nhà phê bình quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà tìm tư tưởng, tìm ý nghĩa thì đây là bài thơ “Đầu Ngô mình Sở”. Đã thế, tác giả còn tỏ ra vụng về. Tỳ vết của sự thô vụng ấy nằm trong hai câu chẳng thơ tí nào, nó như câu văn xuôi bình giảng văn học của học sinh phổ thông:
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô...
Hình ảnh kẻ chinh phuẤy vậy mà khi gộp tất cả lại, nằm trong một tổng thể, bài thơ hay đến lạ lùng. Người ta không thấy dấu vết thô vụng đâu nữa.
Trong lòng người chinh phụ
Em không nghe mùa thuEm không nghe, còn anh thì nghe thấy hết. Nghe thấy hết mà không nói ra được.Đây là cuộc đối thoại mà kẻ đối thoại lại ẩn sau sự câm lặng. Hoặc giả em cũng đã nghe thấy, nhưng anh vẫn hỏi như vậy, nghĩa là anh không hiểu em. Đằng nào thì cũng vẫn là thiếu niềm đồng cảm. Một bên thì thổn thức, rạo rực, kêu xào xạc, một bên thì không nghe, không nghe, không nghe, cả con nai ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô, nghĩa là nó cũng không nghe nốt. Hiểu một cách sống sít như thế thì thật thô thiển. Nhà phê bình đã kéo những đám mây ngũ sắc đang bay lảng vảng trong không trung, rồi rải xuống đường làm rơm rạ lót chân, và như thế còn đâu cánh rừng thu, tâm hồn thu cho con nai vàng trú ngụ. Mấy câu điệp khúc ấy thực chất chỉ để tạo giai điệu rất đặc biệt cho bài thơ này. Ở đây, nhạc điệu cũng là một phần nội dung chính làm nên hồn vía bài thơ. Còn ở góc độ khác, cũng nhìn bằng con mắt lý trí, có người còn cho rằng đây là bài thơ Lưu Trọng Lư thâu cóp của nước ngoài. Thực tế trong bếp núc sáng tác, có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người bình luận còn viện cớ rằng: “Thực tế Việt Nam làm gì có khu rừng vàng. Đấy là rừng châu Âu. Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm. Mùa thu Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều: Rừng thu từng biếc chen hồng”. Và con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác! Ơ hay, Lưu Trọng Lư có nhìn thiên nhiên bằng con mắt thịt đâu! Lại phải mời Hoài Thanh về làm luật sư bào chữa cho ông thôi: “Trong thơ Lư, nếu có cả chim kêu, hoa nở, ta cũng chớ tin. Hay ta hãy tin rằn tiếng ấy, màu kia chỉ có ở trong mộng. Mộng! Đó mới là quê hương của Lư. Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng, Lư không nghe thấy gì đâu. Sống ở thế kỷ 20, ngày ngày nện gót trên các con đường Hà Nội mà người cứ mơ màng thấy mình gò ngựa ở những chốn xa xăm nào”.
...
Em không nghe rạo rực
...
Em không nghe rừng thu...
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 15/04/2009 03:23
Bài thơ Trở về quê nội được nhà thơ viết vào tháng 9-1965 và được in trong tập thơ Hoa Dừa do NXB Giải phóng ấn hành năm 1969.
Trang trong tổng số 10 trang (99 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối