Trang trong tổng số 25 trang (244 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 10/12/2011 01:45
Trường ca Trường Sơn-ngọn lửa và tiếng hát
Nhà thơ Nguyễn Bao
Một trong những con đường đưa nhân dân ta đến Đại thắng Mùa Xuân: quét sạch bóng xâm lược, giành trọn vẹn đất nước thống nhất là con đường huyền thoại Trường sơn
Trong trường kỳ lịch sử bốn ngàn năm không có nơi nào thể hiện ý chí sắt đá giải phóng dân tộc và chồng chất máu xương để mở lối đi đến độc lập, tự do như con đường Trường Sơn hùng vĩ.
Hai tiếng “Trường Sơn” sẽ vang vọng mãi trong tâm khảm các thế hệ mai sau và sừng sững một tượng đài ý chí dân tộc, sánh ngang với những Bạch Đằng, Điện Biên.. năm xưa.
Khao khát tái hiện chiến tích lẫy lừng ấy, biết bao văn nghệ sĩ đã đem hết tâm lực trút vào những trang viết về đề tài Trường Sơn. Lẽ dĩ nhiên, mỗi người ở một góc nhìn riêng cũng chỉ mới phác họa được một khía cạnh nhỏ của Trường Sơn rộng lớn.
Đến lượt mình, nhà thơ quân đội Nguyễn Anh Nông cũng muốn thử sức dựng lại bức tranh lớn Trường Sơn bằng tầm nhìn và cảm xúc của riêng mình.
Với vốn sống trực tiếp từ những năm tháng với những rung động từ chính trái tim mình, nhà thơ mặc áo lính này đã góp một bản giao hưởng nhiều cung bậc, nhiều màu sắc với hy vọng chân thành là ghi lại những cảm xúc trước Trường Sơn hùng vĩ.
Chúng ta đều biết thể loại Trường ca đòi hỏi một vốn sống phong phú, một kết cấu chặt chẽ, một cảm xúc đa dạng, với dung lượng lớn của không gian và tâm trạng, thể loại này đòi hỏi khắt khe đối với người viết trước yêu cầu: Phong phú mà không dàn trải, bề thế mà không vụn vặt. Nó không phải là một gốc cây đơn lẻ mà là cả một khu rừng với nhiều loại cây, nó cũng là một giàn bầu, một dây mướp dài, qua mỗi nhánh lá lại xòe nở một bông hoa, điểm tô cho màu xanh của chỏm lá.
Đặc điểm ấy làm cho Trường ca có thể cuốn hút người đọc, bồi đắp liên tiếp cho độc giả những cảm xúc mới vừa đa dạng vừa mới mẻ, để có thể đi suốt chiều dài của trường ca.
Đối chiếu mới những tiêu chí ấy, “Trường ca Trường Sơn” của Nguyễn Anh Nông đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi của bạn đọc hôm nay.
Về cấu trúc, ta gặp ở đây hai mươi đoản khúc và một vĩ thanh . Với những bè cao, bè trầm, với những nhân vật đại diện cho nhiều thế hệ, với những chứng tích lịch sử như cây cầu tạm, căn hầm dã chiến, với cả những cánh bướm tượng trưng cho những liệt sĩ- trinh nữ… tất cả góp phần tạo nên sự hoành tráng, bề bộn, quyết liệt..cuả hiện thực Trường Sơn.
Với vố văn học dân gian, tác giả cũng sử dụng khá nhuần nhuyễn và có biến hóa các chất liệu ngôn ngữ đa dân tộc, từ đồng Bằng bắc bộ đến rừng núi Tây Nguyên.
Trong rất nhiều hình ảnh của Trường ca này, tôi cứ thấy ẩn hiện bóng dánh những cô gái Trường Sơn, những hồn trinh nữ đã hóa thành cánh bướm chập chờn ảo ảnh, gợi nhớ thương cho bao người lính từng đi qua những cánh rừng xác xơ vì chất độc và đạn bom
“Trường sơn đằng đặc niềm khắc khoải
Ngày tháng găm đầy những vết thương”
Và cả áng mây cũng:
“… Đã cùng ta bạn tri kỷ
Nguyện mãi song hành bước thủy chung
… Mây trắng ngàn năm cứ phập phồng… ”
Nguyễn Anh Nông cũng đã khoắc họa khá rõ nét chân dung các thế hệ ”Xẻ dọc Trường Sơn” nối tiếp nhau vào trận:
“Ngọn đèn soi dấu chân mở lối
Gặp bước chân người xưa đi mở đất...”
Và:
“Hôm nay
Con vượt Trường Sơn
Cha không còn trên mặt đất
Bước chân con lần theo bóng cha… .”
Cái khốc liệt của chiến tranh cùng với niềm quyết tâm của người Trường Sơn đã được tác giả tô đậm bằng những hình tượng khá sinh động, đủ sức khơi gợi cảm xúc cho người đọc, lôi cuốn người đọc hòa vào bản trường ca của Nguyễn Anh Nông.
Những nụ hoa vàng rải rác chốc chốc lại bừng nở dọc theo chiều dài của Trường ca, bồi đắp cảm xúc thẩm mỹ cho độc giả. Và đây là một bông hoa của Tây Nguyên duyên dáng:
“Rượu cần nghiêng ché nghiêng chum.
Mái nhà rông ngân tiếng hát..
Cồng chiêng rạo rực
núi non nhón gót
rừng xanh kiễng chân..”
Dĩ nhiên có những đọan, những chương có thể cô đọng hơn nữa, dắt dẫn tự nhiên hơn nữa… để trường ca Trường Sơn này xứng đáng là một đóng góp mới, phát hiện mới vào kho tàng văn học đương đại khi muốn tái hiện một phần lịch sử chưa xa của dân tộc ta.
Với Trường ca này, Nguyễn Anh Nông đã góp một khúc ca có âm điệu, phong cách riêng của mình vào bản đại hợp xướng Trường Sơn hùng tráng.
23/6/2009
N.B
Nguồn: Bài này đã đăng báo Giáo dục và thời đại
http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7786&fid=0
http://anhtuan123.blogtie...1/30/p5246343#more5246343
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 10/12/2011 01:41
Trường ca đã làm xong phần việc của mình?
Bài: chu Văn Sơn
Trong nhiều năm làm nghiên cứu văn học, tôi vẫn thiên vị với thơ hơn, và mươi năm trở lại đây có quan tâm nhiều đến trường ca. Hầu như trường ca nào đến tay cũng đọc và ngẫm nghĩ về nó. Ở trường, tôi có một chuyên đề về trường ca dạy cho Cao học và trong những tiểu luận đã viết, tôi có một tiểu luận nhan đề “Số phận của trường ca”. Tiểu luận được viết nhân đọc một ý kiến của Thanh Thảo, khi anh ấy trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, rằng “Cuộc chiến đã kết thúc, trường ca đã làm xong phần việc của nó, giờ nó được quyền nghỉ ngơi”. Tôi không chia sẻ với ý kiến này. Tôi cho rằng trường ca là một thể loại có quy luật tồn sinh của nó.
Chiến tranh không phải là nguồn đề tài và cảm hứng duy nhất của trường ca. Chiến tranh kết thúc, nhưng trường ca không thể ngừng bước. Nó sẽ tìm cách sống trong thời đại mới, trong hoàn cảnh văn hóa mới, trong bầu thi quyển mới. Chỉ có điều, nó không thể viết như xưa, như cái thời sử thi thời chiến nữa. Tôi nghĩ, Thanh Thảo đã vội vàng khi phát biểu như vậy, phải chăng một người viết trường ca nhiều và nhiều thành công như anh ấy đã mệt mỏi, bế tắc nên đã hoài nghi về sự sống của thể loại này trong văn học thời hậu chiến chăng. Tôi cũng đã trao đổi với Thanh Thảo về vấn đề này. Nhưng may thay, tuy phát biểu thế, nhưng anh Thảo vẫn luôn trăn trở để tìm lối khơi thông. Và thật ngẫu nhiên, trước khi Anh Nông gửi cho tôi bản trường ca về Trường Sơn này chừng 10 ngày, thì Thanh Thảo cũng mail cho tôi một bản trường ca còn chưa ráo mực, và, cũng viết về Trường Sơn, một Trường sơn được nhìn bằng con mắt hậu chiến và được viết theo lối Hậu hiện đại. Bây giờ đọc trường ca này của anh, tôi rất lấy làm thú vị về sự may mắn của mình vì hai trường ca về Trường Sơn đến với mình chỉ cách nhau có mười ngày. Hai Trường Sơn hoàn toàn khác nhau.
Tôi đã đọc ngay bản trường ca Trường Sơn bằng một niềm hào hứng, vừa của một người say mê trân trọng những sáng tạo mới, vừa bằng tâm thế của một đồng hương được anh tin cậy trao gửi sáng tạo này. Tôi tự nhủ nếu không trao đổi thẳng thắn thành thật cùng anh những cảm nhận của mình thì sẽ không xứng đáng với niềm tin cậy ấy.
Tôi vẫn nghĩ, khó khăn của việc viết Trường Ca thật nhiều: nào viết về cái gì, theo đường hướng nào, chất liệu gì đây, vốn sống nào đây, hệ thống hình tượng ra sao, các thể thơ nào có thể huy động v.v… Nhưng, xem ra, cái khó nhất hình như vẫn là chuyện cấu trúc (chứ không chỉ đơn thuần là kết cấu). Xem xét trường ca hiện đại của ta, tôi thấy cấu trúc có khá nhiều dạng: có dạng đơn giản chỉ là Thơ dài – tức là kéo dài những mạch thơ lẻ, có dạng như Khan đời mới- chưa thoát khỏi trường ca Tây Nguyên bao nhiêu, có dạng như chuyện thơ- do nhấn mạnh vào cốt truyện và ham kể lể, có dạng thành hoạt cảnh thơ- do nặng tính dàn cảnh sân khấu hóa, có dạng như tổ khúc – gồm nhiều chương khúc xoay quanh một chủ đề, có dạng như giao hưởng thơ – mượn lối viết của nhạc giao hưởng, có dạng là hợp ca, hợp xướng, có dạng là liên khúc v.v…
Tôi không biết khi viết trường ca Trường Sơn này anh có trăn trở nhiều lắm về chuyện ấy không, và anh có ý thức rõ rệt về cái cấu trúc của nó không, nhưng phần mình, tôi thấy nó có dáng vẻ của một hợp ca hoặc liên khúc về Trường Sơn. Tôi không nghĩ là hợp xướng, vì hợp xướng thì phải chia thành bè. Có bè “bi”, bè “tráng”, bè “đau đớn”, bè “hân hoan”, có “ca tụng kiêu hãnh”, có “băn khoăn hồ nghi” v.v… Trong thơ, cái gọi là “bè” đó, thực chất, là các điệu cảm xúc (đúng hơn, là suy cảm), các cách nhìn khác nhau của các nhân vật đứng ở những vị thế khác nhau trong cuộc đời này về cùng một đối tượng là Trường Sơn. Các điệu suy cảm đó khiến cho trường ca Trường Sơn như là “Trường Sơn nhìn từ nhiều phía” mà cuối cùng vẫn toát lên một âm hưởng chủ đạo là khẳng định sự vĩ đại của nó. Trường ca Trường Sơn của anh nhìn từ chủ đề là hợp ca, nhìn từ chương đoạn là liên khúc. Càng về sau, các chương đoạn càng rõ tính chất này khi mỗi chương đoạn anh đặt cho là “lời của một đối tượng nào đó”, mỗi lời ấy là một tiếng nói, các tiếng nói có đậm có nhạt, tiếng này “bi” nhiều “tráng’ ít, tiếng kia “tráng” ít “bi” nhiều, nhưng đều hợp nhau tôn vinh sự hùng vĩ của Trường Sơn trong lịch sử dân tộc. Theo tôi, đây cũng là một dạng tổ chức có ưu thế riêng (tuy nhiên, việc các chương đoạn đặt tiêu đề là “lời này lời kia” như thế cũng dễ khiến người đọc trường ca nghĩ đến “Khúc hát người anh hùng” của Trần Đăng Khoa, dù về căn bản, cấu trúc của KHNAH nghiêng về lối hoạt cảnh thơ hơn).
Đọc “Trường Sơn”, thấy vốn sống (tức vốn xúc cảm và chất liệu) của anh rất dồi dào, không dồi dào thế chắc không viết nổi tới hơn ba mươi trang. Tôi mừng và thầm cảm phục vốn trải nghiệm mà anh đã có được, mà chắc là cũng phải trả giá nhiều cho mỗi trải nghiệm đó. Cách cảm của anh qua các thi ảnh, các thi khúc cũng có nhiều nét đã thoát được lối viết của các trường ca giai đoạn trước. Nhưng, giá như thoát được nhiều hơn nữa, thì sẽ còn có ấn tượng đậm hơn.
Có lẽ cần có một sự bứt phá mạnh mẽ hơn nữa về mặt tư tưởng chăng?
Bây giờ viết về Trường Sơn nói riêng và chiến tranh nói chung không thể viết như hồi “Dấu chân người lính”, đã đành, mà viết như “Đường tới thành phố” hay “Những người đi tới biển”(nghiêng về tụng ca), thậm chí như “Nỗi buồn chiến tranh”(nghiêng về than vãn) cũng không còn phù hợp nữa. Con người hôm nay có nhu cầu và cần phải nhìn chiến tranh quá khứ bằng một cái nhìn khác. Một cái nhìn không sùng bái một bề, cũng không được phụ bạc. Một cái nhìn thấy được vinh quang nhưng cũng thấy rõ mất mát. Hơn thế nữa, cái nhìn ấy không chỉ là cái nhìn của người yêu nước, mà cao hơn, phải có cái nhìn của người thương nước. Trường Sơn là điểm tựa trong quá khứ, nhưng Trường Sơn không phải là khoản lợi tức vô tận cho tư tưởng công thần. Trường Sơn là đài vinh quang kì vĩ bất hủ, nhưng Trường Sơn cũng là nấm mồ vĩ đại muôn kiếp. Trường Sơn là dãy trường thành của ý chí và sức mạnh, nhưng Trường Sơn cũng là một dòng nước mắt khổng lồ đã hóa thạch của dân tộc này. Nói về Trường Sơn để làm bất tử một chiến trường vĩ đại, nhưng nói đến Trường Sơn cũng để tiễn đưa một thế giới mù lòa vào dĩ vãng, để hướng tới xóa bỏ mọi cuộc chiến tranh phi nhân…
Cái nhìn hậu chiến không chỉ là cái nhìn đơn thuần ở độ lùi thời gian, mà quan trọng hơn là ở tầm cao của tư tưởng nhân văn, vượt lên lợi ích nhất thời, lợi ích của một ý thức hệ, lợi ích của một thể chế, lợi ích của một cộng đồng hẹp. Mà đó phải là cái nhìn, là cách đánh giá đứng trên lợi ích muôn thuở của kiếp THẢO DÂN. Có như thế mới có thể có được nét mới nào đó, vượt lên những cách ngợi ca hay thở than thông thường.
Tôi vẫn luôn chờ đợi những tác phẩm như thế, không chỉ riêng trong thể loại trường ca, mà vẫn chưa thấy. Đây đó lẻ tẻ có những tiếng nói, nhưng tản mạn và ấp úng, thiếu một nội lực thực sự của một tư tưởng mới thực sự, nên chưa có những thành tựu tầm cỡ.
Chu Văn Sơn
Nguồn:
http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7786&fid=0
http://anhtuan123.blogtie...1/30/p5246343#more5246343
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 10/12/2011 01:38
Phong Điệp trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Anh Nông
Đời sống văn học nghệ thuật của nước nhà không thể thiếu mảng đề tài về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để nuôi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí vươn lên sánh vai các cường quốc năm châu của con người Việt Nam. Đường Trường Sơn phải trở thành đề tài thiêng liêng và bất tận đối với văn học nghệ thuật. Từ những ngày máu lửa trong chiến tranh với bao tấm gương hy sinh anh dũng, bao nhiêu chiến công thần kỳ, bao nhiêu anh hùng dũng sĩ với bao nhiêu câu chuyện kể mãi không bao giờ hết, cho đến hôm nay con đường Hồ Chí Minh được xây dựng rộng lớn, thênh thang thảm nhựa phẳng phiu vắt qua đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, tất cả lẽ nào không thể tạo ra cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ? Sáng tác về đường Trường Sơn chính là thể hiện sự tri ân và tinh thần trách nhiệm với những người đã khuất. (Đỗ Hoài)
Đúng trong dịp cả nước kỉ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - Trường Sơn, con đường biểu trưng cho khát vọng độc lập tư do và thống nhất Tổ Quốc, nhà thơ Nguyễn Anh Nông cũng cho ra mắt tập trường ca đầu tiên của mình với tên gọi Trường Sơn. PVVNT đã có cuộc trò chuyện cùng nhà thơ Nguyễn Anh Nông
· Thưa nhà thơ Nguyễn Anh Nông, được biết anh có quá trình sáng tác thơ 30 năm, đã xuất bản 5 tập thơ (Bàn tay lá cỏ, tập 1; Bàn tay lá cỏ ,tập 2; kỵ sĩ ngựa gỗ; Mây bay; Những tháng năm ở rừng), tại sao đến bây giờ anh mới ra mắt tập trường ca đầu tiên của mình về con đường Trường Sơn huyền thoại?
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến thơ và tập trường ca đầu tiên này của tôi. Vâng, tại sao tôi lại viết về Trường Sơn thì cuộc chiến đã lùi xa hơn ba chục năm? Nó có quá trễ lắm không? Tôi có thể nói ngắn gọn là tôi đã có một quá trình hội đủ các yếu tố để Trường Sơn ra đời đúng lúc, không sớm, không muộn, so với bản thân mình. Ban đầu, tôi viết một rồi hai đoạn thơ, rồi thấy vẫn chưa hết, thế là viết tiếp được 5 khúc, sau đó 9 khúc, vẫn thấy thiếu thiếu cái gì, lúc ấy nhà tôi có việc cần tôi đi phép, lại được bạn bè khích lệ, thế là tôi viết một lèo trong vài ngày, hoàn chỉnh bản thảo như bây giờ. Đây có thể gọi là bài thơ dài được không? Hẳn là không rồi, đúng không? Thể loại trường ca nó mới chứa đựng được nhiều những yếu tố mà tác phẩm này đặt ra.
Xin bật mí trước khi viết trường ca Trường Sơn, tôi đã thử bắt tay làm vài ba cái rồi, như trường ca về Hồ Chí Minh . Có thể phải một thời gian nữa mình mới đụng bút viết tiếp về trường ca này được. Tiếp nữa là trường ca : “ Gửi B.G và trời xanh”, viết xong, nhưng đang lựa chọn phần kết. Ngoài hai cái trường ca nói trên, tôi đang viết một cái khác dang dở, nghe ra còn tốn rất nhiều công sức, trí lực, mới đạt mong muốn của mình.
Tôi đọc tập bản thảo trường ca Trường Sơn anh gửi qua mail . Có khá nhiều những câu, những đoạn thơ ám ảnh:
“Tiếng ve ngân co kéo nắng hè
Gió mùa thu chim cu gù ngọt lịm
Mía bên đồi hong gióng tím loang xa
....
Mẹ gắp lửa thổi bùng bếp củi
Khói lam chiều vắt vẻo áng mây thơm...”
Và đây nữa:
“ Anh lại trở về với đại ngàn thác lũ
Về với mây bay, nắng nỏ, sương giăng
Đục vách núi tạo hình hài tổ ấm
Khoan nghìn năm hóa thạch sưởi hơi người
Dựng dàn giáo phất lên trời khát vọng
Tạc hình em trong mộng ước xa xanh...”
Thực tình, những chuyến đi thâm nhập thực tế đã giúp tôi rất nhiều có những vốn sống, chất liệu để viết trường ca này. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã phổ hai chương đầu của trường ca Trường Sơn thành bài hát HÁT GIỮA ĐẠI NGÀN TRƯỜNG SƠN. Bài này đã được HTV9 giới thiệu và Chương trình ca nhạc Quân đội nhân dân- Đài Tiếng nói việt Nam phát vào tối thứ bảy ngày 9/5/2009 dành cho cả một chương trình 30 phút. Chị thấy thơ ca, âm nhạc có sức lan tỏa mạnh mẽ không?
Tại sao anh lại đặt cho trường ca của mình một cái tên khá giản dị là Trường Sơn?
Khi chọn cái tên Trường Sơn cho trường ca của mình tôi đã phải loay xoay đặt ba bốn cái tên khác, nhưng đều thấy không ổn, bởi chính cái tên Trường Sơn đã là cái tứ lớn cho mình thoải mái mà xoay sở; ai sáng tác thơ, trường ca mà không muốn đặt tên cho đứa con của mình nó là nó, đồng thời nó là cái gì cao xa, gần gũi, sang trọng, bình dân, đẹp đẽ, dung dị...Trường Sơn là cái tên không chỉ nhằm để nói về Trường Sơn của núi non đại ngàn mà nó còn hàm chứa bóng dáng của văn hóa, lịch sử, tâm linh. Nó không chỉ đề cập cái nhất thời mà nó còn mang tính trường tồn: “ Con nhận ra sự nhất thời nông nổi/ Những Trường Sơn dằng dặc kiếp luân ồi”( Chương: Lời một người con), hay: “ Sức vóc con người có hạn/ Giấc mơ nào còn lại giấc mơ thôi/ Con chấp nhận một trường Sơn vạn đại/ Những- Trường Sơn- dài- rông- của- riêng- mình” . Và bạn hãy thử xem đây có phải là Trường Sơn của một thời không nhé: “Cha- nở nụ cười/ kiêu hãnh/kìa các con, đàn chim ríu ran/đang ngờm ngợp/ bay qua mắt cha/ tới niềm kiêu hãnh mới...” hoặc đây nữa: “ Nơi các con đón đợi/ Những Trường Sơn kỳ vĩ, tươi non/ vượt: đau buồn/ Vượt: tị hiềm, đố kỵ/ Vượt: nhỏ nhen, ích kỷ/ Đây, Trường Sơn- bè bạn- anh em- đồng chí- đồng loại- đồng bào/ Những Trường Sơn dài rộng tới mai sau”
Nhiều tác giả thành danh đã để lại dấu ấn sâu đậm của mình trong văn học - gắn với đường Trường Sơn huyền thoại như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Trung Thu, Hữu Mai, Hồ Phương… Điều này có gây sức ép tâm lý cho anh khi viết trường ca Trường Sơn?
Thế hệ nào có cách cảm, cách viết của thế hệ đó.Ai có nhiệm vụ của người ấy. Nếu vì sức ép, mà sợ, không dám viết, cũng vứt; nhưng nói không đủ tài, cố làm thì hóa anh liều. Tôi đủ tỉnh táo và đủ nghị lực để viết trường ca Trường Sơn theo cách của mình. Bạn cứ đọc đi, sẽ thấy có cái tôi đã “lách” các cụ ra sao, tôi tiếp thu cái người đi trước thế nào và tất nhiên mình phải làm theo cách của mình thôi.
Lần đầu, khi nhận bản thảo trường ca Trường Sơn anh gửi, tôi thấy rằng có khá nhiều chú giải của tác giả. Ví dụ có đoạn tác giả chú giải đại ý rằng “đoạn này là diễn tả trạng thái hôn mê”… Dường như anh có nỗi lo lắng rằng những bạn đọc trẻ ngày hôm nay khó thâm nhập vào không khí/ bối cảnh của tác phẩm anh viết?
Thực ra những chú thích đó tôi dành cho người biên tập, hoặc những bạn đọc thông thường, còn khi đưa in thành sách tôi cắt bỏ hết những chú thích tương tự. Tôi biết hầu hết bạn trẻ hôm nay đều biết và sử dụng ngôn ngữ thời @, có nghĩa là họ nói và viết tắt một cách vừa có phần rắc rối so với ta (những người lớn tuổi) nhưng lại là ngôn ngữ giản lược, viết tắt có phần sáng tạo, mà họ cảm, nghĩ theo lứa tuổi họ. Mặt khác, hầu hết bạn đọc, người yêu thơ bình dân tỏ ra khó chịu khi tiếp xúc với ngôn ngữ thơ không đúng chính tả, hoặc trước những thủ pháp bất thường của người làm thơ, mà tôi lại không muốn để mất sự kiên nhẫn của họ. Tất nhiên, không phải cái hay, cái đẹp phức hợp nào cũng dành cho tất cả mọi người. Tôi cũng nhận thức được rằng tác phẩm của mình có đứng được phải được mọi người chấp nhận, nên đôi khi cũng có những sự lựa chọn khá khó khăn...
Có ý kiến cho rằng: cho đến nay nhìn một cách khái quát chúng ta chưa có thật nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật về đường Trường Sơn, những tác phẩm có giá trị sau chiến tranh ngày càng hiếm. Rõ ràng sáng tạo văn học nghệ thuật chưa tương xứng với tầm vóc của con đường Trường Sơn huyền thoại. Hiện nay, văn học nghệ thuật đang rơi vào tình trạng đi nhiều vào các đề tài vụn vặt gọi là "đời thường" trong cuộc sống mang nặng tính giải trí mà chưa quan tâm đầy đủ đến những đề tài lớn trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Anh nghĩ sao về điều này?
Có một kết luận mà nhiều người trong chúng ta lấy làm băn khoăn, đó là “ văn học Việt Nam thời hiện tại không có những tác phẩm lớn, mà chỉ có những tác phẩm vừa và bé”. Nói như thế có thỏa đáng chưa? Nhưng nhìn chung, văn học chúng ta chưa được bạn bè quốc tế chú ý nhiều và đánh giá chưa cao, thậm chí là rất khiêm tốn? Nguyên nhân do đâu? Cái chung đã thế thì cái riêng của Trường Sơn nó như thế nào?
Bạn hỏi : “ Hiện nay, văn học nghệ thuật đang rơi vào tình trạng đi nhiều vào các đề tài vụn vặt gọi là "đời thường" trong cuộc sống mang nặng tính giải trí mà chưa quan tâm đầy đủ đến những đề tài lớn trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước”. Điều băn khoăn này của bạn cũng khiến tôi suy nghĩ nhiều. Bạn biết, tôi biết, chúng ta đều biết có vấn đề đó đang tồn tại trong đời sống văn học hiện nay, thế nhưng mà ai dám làm khác? Lớp nhà văn, nhà thơ trẻ họ đang hướng tới điều gì khi mà vốn sống và những gì họ được hấp thụ còn khiêm tốn? Có cần một định hướng và sự đầu tư thỏa đáng cho họ chăng? Hay cần một một cái gì khác làm động lực thúc đẩy chăng?
Điều lo ngại lâu nay với người cầm bút đó là khi cuộc chiến càng lùi xa thì những khung cảnh, tư liệu hiện vật, nhân chứng lịch sử càng lùi xa và như vậy việc thâm nhập thực tế ngày càng trở nên khó khăn hơn. Cá nhân anh có nghĩ rằng 50 năm nữa, sẽ không còn ai viết về Trường Sơn của những năm tháng chiến tranh khốc liệt?
Những điều lo ngại như bạn đặt ra với những ngòi bút trẻ hôm nay và mai sau khi mà hiện thực khốc liệt của một thời khói lửa sẽ lùi xa thì việc thâm nhập thực tế dĩ nhiên phải khó khăn hơn, nhưng cũng không vì thế mà quá lo lắng.
50 năm, hay 100 năm nữa có ai viết về Trường Sơn của những năm chiến tranh khốc liệt không ư? Tôi tin là có, ví dụ có một cuộc thi viết về Trường Sơn một thời khói lửa, chẳng hạn, thì phải dự tính trao giải thật giá trị, nhưng để có tác phẩm hay về nó thì hơi khó, biết đâu tâm thế thời ấy, giá trị tinh thần thời ấy khác với bây giờ, có thể lắm chứ?
phongdiep.net
http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7789&fid=0
http://anhtuan123.blogtie...1/30/p5246348#more5246348
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 11/10/2011 04:49
QUA EMAIL, NHÀ THƠ TRẦN NHƯƠNG VỪA GỬI CHO NAN, NGUYÊN VĂN THƯ NHƯ SAU:
Từ: Nhương Trần <trannhuongcom@ymail.com>
Đến: Nong Nguyen <nguyenanhnong@yahoo.com.vn>
Đã gửi 17:31 Thứ Ba, 11 tháng 10 2011
Chủ đề: Về: Gui bac Tran Nhuong
Bác Trần Nhương : Tôi đọc trang của Bác, thấy giới thiệu 2 bài dịch thơ này ra chữ Hán. Tôi có mấy ý kiến sau :
1. Tác giả dùng đề "Cảm tác", không sát lắm. "Cảm" không có bao nhiêu. Chẳng qua tác giả ngẫu nhiên thấy thì viêt
Sửa thành "Ngẫu thành" thì hợp hơn.
2. Tác giả dùng thể "lục ngôn" nghe như "kể chuyện", chậm rãi. Hai bài dịch lại dùng "thất ngôn" nghê có vẻ thơ Đường Luật nhưng lại thất niêm, thất luật.
3. Bài dịch lại dùng "tự" hơn là "từ"(kiểu Pháp gọi là mot à mot), không biết người TQ có hiểu đúng không? Vì thế phải giải thích llà "khói hương" chứ không phải "thuốc lá"
4. Dùng chữ "địch thủ" nghe "nặng" quá, có vẻ "một mất, một còn"
Tôi thử dịch theo ý và dùng "từ" (không dùng "tự") gửi thử tác giả xem. Nhờ Bác chuyển hộ.
偶 成
阮英農
兩友昔時對首
相爭頭上打傷
今日化身青塚
有時煙探訪香
NGẪU THÀNH
NGUYỄN ANH NÔNG
Lưỡng hữu tích thời đối thủ
Tương tranh đầu thượng đẩ thương
Kim nhật hoá thân thanh trủng
Hữu thời yên thám phỏng hương.
NGUYỄN CHÂN 11.10.2011
(CLB Thơ Hán-Việt-Pháp-Anh)
http://giapha.vnweblogs.com/post/1392/329602
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 11/10/2011 02:35
TVVHĐ - Đầu tháng 1 năm 2011, nhà thơ Nguyễn Anh Nông, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, công tác tại Xưởng Phim Quân đội nhân dân, có gửi tặng tôi bài thơ “Cảm tác” và thông tin cho biết đã có ba người dịch bài thơ này sang tiếng Trung Quốc, trong đó có Dịch giả Vũ Công Hoan, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tôi thấy bài thơ này rất hay, lại được đọc lời bình của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nên cũng “liều mạng” tham gia cuộc vui chuyển ngữ xem sao.
Sau khi gửi tặng bản dịch của tôi cho Nhà thơ Nguyễn Anh Nông, tác giả của thi phẩm “Cảm tác”, tôi có chuyển bản dịch cho Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu; Là một trong bốn dịch giả Trung Quốc được Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Hội nghị quốc tế Giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới, tổ chức tại Hà Nội và Hạ Long, trong thời gian 5-10/1/2010; Một trong hai người đã chuyển ngữ tiểu thuyết “Ông Cố vấn” của nhà văn Hữu Mai sang tiếng Trung; Ông đã từng giảng dậy tiếng Việt trên ba mươi năm, tại Trường Đại học Bắc Kinh, Học viện Ngoại ngữ Nam Kinh và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, để ông góp ý và mời ông dịch bài thơ “Cảm tác” cho vui!
Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu đã vui vẻ tham gia dịch thi phẩm “Cảm tác” của Nhà thơ Nguyễn Anh Nông, và còn ghi thêm là “để anh Tạo tham khảo”.
Ngay trong tháng 1 năm 2011, tôi đã chuyển cho tác giả bài thơ “Cảm tác” bản dịch của tôi và của Giáo sư Chúc Ngưỡng Tu, vầ đã được đưa ngay lên bloge của Nhà thơ Nguyễn Anh Nông để “trình làng”.
Chuẩn bị tiến tới “Hội nghị Thơ châu Á” do Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức vào đầu năm 2012, tôi xin mạn phép nhà thơ Nguyễn Anh Nông và Giáo sư- Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu, mạnh dạn giới thiệu thi phẩm “Cảm tác”, bằng hai ngôn ngữ Việt Hán, mong được sự chỉ bảo tận tình của đồng nghiệp và bạn đọc.
CẢM TÁC
Thơ Nguyễn Anh Nông
Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau
偶感
阮英农
昔日二人是敌手,
相互争斗打破头。
今日成为两青冢,
祭扫香火偶交流。
Phiên âm Hán-Việt Bản dịch của GS Chúc Ngưỡng Tu:
Ngẫu cảm
Nguyễn Anh Nông
Tích nhật nhị nhân thị địch thủ,
Tương hỗ tranh đấu đả phá đầu.
Kim nhật thành vi lưỡng thanh chủng,
Tế tảo hương hoả ngẫu giao lưu.
Ghi thêm: Đầu đề còn có thể dịch ra有感 (hữu cảm) hoặc 有感而作(hữu cảm nhi tác). Bài thơ này rất khó dịch lọt được hết nghĩa, em thử dịch như trên để anh Tạo tham khảo. (Chúc Ngưỡng Tu)
感作
诗歌: 阮英农
两家伙曾系情敌
拳脚有时头受伤
当今绿化双坟墓
往来相探香烟芳
Phiên âm Hán-Việt Bản dịch của Vũ Phong Tạo:
Cảm tác
Thi: Nguyễn Anh Nông
Lưỡng gia hoả tằng hệ tình địch
Quyền cước hữu thời đầu thụ thương
Đương kim lục hoá song phần mộ
Vãng lai tương thám hương yên phương
Nguyên tác tiếng Việt: Nguyễn Anh Nông
Bản dich tiếng Trung: Chúc Ngưỡng Tu và Vũ Phong Tạo
Ghi thêm: Tôi nghĩ hai địch thủ thực chất là tình địch, choảng nhau chỉ bằng tay chân thôi. Hương yên ghép thành từ kép là thuốc lá, tách riêng sẽ thành khói hương, còn hương hoả là Phật sự, nói chung là việc thờ cúng. Nên tôi mạo muội dịch như vậy! Mong các bạn văn góp ý. (Vũ Phong Tạo)
Vũ Phong Tạo
http://tonvinhvanhoadoc.v...-cua-nguyen-anh-nong.html
http://trannhuong.com/new...-CỦA-NGUYỄN-ANH-NÔNG
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 09/10/2011 04:20
Thơ song ngữ Việt - Hán: Cảm tác của Nguyễn Anh Nông
TVVHĐ - Đầu tháng 1 năm 2011, nhà thơ Nguyễn Anh Nông, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, công tác tại Xưởng Phim Quân đội nhân dân, có gửi tặng tôi bài thơ “Cảm tác” và thông tin cho biết đã có ba người dịch bài thơ này sang tiếng Trung Quốc, trong đó có Dịch giả Vũ Công Hoan, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tôi thấy bài thơ này rất hay, lại được đọc lời bình của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nên cũng “liều mạng” tham gia cuộc vui chuyển ngữ xem sao.
Sau khi gửi tặng bản dịch của tôi cho Nhà thơ Nguyễn Anh Nông, tác giả của thi phẩm “Cảm tác”, tôi có chuyển bản dịch cho Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu; Là một trong bốn dịch giả Trung Quốc được Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Hội nghị quốc tế Giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới, tổ chức tại Hà Nội và Hạ Long, trong thời gian 5-10/1/2010; Một trong hai người đã chuyển ngữ tiểu thuyết “Ông Cố vấn” của nhà văn Hữu Mai sang tiếng Trung; Ông đã từng giảng dậy tiếng Việt trên ba mươi năm, tại Trường Đại học Bắc Kinh, Học viện Ngoại ngữ Nam Kinh và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, để ông góp ý và mời ông dịch bài thơ “Cảm tác” cho vui!
Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu đã vui vẻ tham gia dịch thi phẩm “Cảm tác” của Nhà thơ Nguyễn Anh Nông, và còn ghi thêm là “để anh Tạo tham khảo”.
Ngay trong tháng 1 năm 2011, tôi đã chuyển cho tác giả bài thơ “Cảm tác” bản dịch của tôi và của Giáo sư Chúc Ngưỡng Tu, vầ đã được đưa ngay lên bloge của Nhà thơ Nguyễn Anh Nông để “trình làng”.
Chuẩn bị tiến tới “Hội nghị Thơ châu Á” do Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức vào đầu năm 2012, tôi xin mạn phép nhà thơ Nguyễn Anh Nông và Giáo sư- Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu, mạnh dạn giới thiệu thi phẩm “Cảm tác”, bằng hai ngôn ngữ Việt Hán, mong được sự chỉ bảo tận tình của đồng nghiệp và bạn đọc.
CẢM TÁC
Thơ Nguyễn Anh Nông
Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau
偶感
阮英农
昔日二人是敌手,
相互争斗打破头。
今日成为两青冢,
祭扫香火偶交流。
Phiên âm Hán-Việt Bản dịch của GS Chúc Ngưỡng Tu:
Ngẫu cảm
Nguyễn Anh Nông
Tích nhật nhị nhân thị địch thủ,
Tương hỗ tranh đấu đả phá đầu.
Kim nhật thành vi lưỡng thanh chủng,
Tế tảo hương hoả ngẫu giao lưu.
Ghi thêm: Đầu đề còn có thể dịch ra有感 (hữu cảm) hoặc 有感而作(hữu cảm nhi tác). Bài thơ này rất khó dịch lọt được hết nghĩa, em thử dịch như trên để anh Tạo tham khảo. (Chúc Ngưỡng Tu)
感作
诗歌: 阮英农
两家伙曾系情敌
拳脚有时头受伤
当今绿化双坟墓
往来相探香烟芳
Phiên âm Hán-Việt Bản dịch của Vũ Phong Tạo:
Cảm tác
Thi: Nguyễn Anh Nông
Lưỡng gia hoả tằng hệ tình địch
Quyền cước hữu thời đầu thụ thương
Đương kim lục hoá song phần mộ
Vãng lai tương thám hương yên phương
Nguyên tác tiếng Việt: Nguyễn Anh Nông
Bản dich tiếng Trung: Chúc Ngưỡng Tu và Vũ Phong Tạo
Ghi thêm: Tôi nghĩ hai địch thủ thực chất là tình địch, choảng nhau chỉ bằng tay chân thôi. Hương yên ghép thành từ kép là thuốc lá, tách riêng sẽ thành khói hương, còn hương hoả là Phật sự, nói chung là việc thờ cúng. Nên tôi mạo muội dịch như vậy! Mong các bạn văn góp ý. (Vũ Phong Tạo)
Nguồn:
http://tonvinhvanhoadoc.v...-cua-nguyen-anh-nong.html
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 27/09/2011 13:58
PGS,TS CHU VĂN SƠN- GỬI NGUYỄN ANH NÔNG NGÀY 28/9/2011
Nguyễn Anh Nông - Nguyễn Khoa Linh
Trong năm vừa rồi, do duyên văn chương thế nào đấy mà tôi được quen hai người bạn thơ gốc Thanh. Một vị Hậu Lộc(thực ra là Quảng Xương), đầu tỉnh( hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia gần nhau - NAN chú thích), một vị Tĩnh Gia, cuối tỉnh. Gốc và ngọn rau má giờ trổ ở Hà thành, nhưng rễ nó vẫn uống nước nguồn xứ Thanh. Điều thật thú vị là cả hai vị đều làm thơ ngắn. Cát Điền Nguyễn Khoa Linh thì chuyên thơ hai câu (đến nay anh đã cho in ba tập Nghiệm 1, Nghiệm 2 và Nghiệm 3). Còn Nguyễn Anh Nông sau khi xoãi bước dong duổi với trường ca Trường Sơn, không biết do mỏi cẳng hay chỉ thuần túy thích đổi món, mà giờ về nắn nót lững thững với thơ ba câu. Lững thững xanh là tập ba câu đang đến với chúng ta theo cái cách lững thững như vậy. Nhìn kĩ, hình như, thơ hai câu của Nguyễn Khoa Linh thoát thai từ các cặp câu đối và cặp ca dao dân gian. Trong khi, ba câu của Nguyễn Anh Nông xem ra lại nảy từ Haiku Nhật Bản. Có thể nói đấy đều là những mạnh dạn trong các hướng thử nghiệm để mong làm mới thơ của những người tha thiết với thơ.
Thực ra Nguyễn Anh Nông vừa làm trường ca, vừa làm đoản thi. Vừa có sở Trường ca, vừa có sở đoản thi.
(Viết đến đây thì bế tắc suốt hơn một năm nay…)
PGS,TS CHU VĂN SƠN
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 08/09/2011 10:43
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Kim Diệu Hương vào 28/09/2011 07:36
Trường ca Trường Sơn - Nguyễn Anh Nông, là một minh chứng khác cho loại trường ca mà yếu tố tự sự (nổi bật) bên cạnh yếu tố trữ tình. Trong trường ca này ngoài sự bộc lộ tâm trạng của chủ thể, đối tượng khách quan được tác giả chú ý nhiều là các lớp công dân đủ loại từ các cô gái, các chàng trai, các cụ già, từ các trẻ vị thành niên đến những người cha từng trải, từ các nhà thơ đến các vị tư lệnh..., một thế hệ con người đến Trường Sơn bám trụ sống và chết với cung đường “miệng khát, họng rát, mắt chói, bụng đói, miệng ói/ hằng đêm mê sảng” đảm bảo giao thông huyết mạch, tạo cơ sở thắng lợi cho cuộc kháng chiến. Bối cảnh không gian Trường Sơn rất được chú ý, với điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ ba, từ những cây cầu “xoạc chân đứng đỡ đoàn xe/ tấm thân lấm láp xù xì”, những rừng cây, những cung đường “đêm đêm ánh lửa bập bùng/ kỷ niệm chồng kỷ niệm”, cho đến những muông thú muôn loài đều được chú ý thể hiện, phối hợp tạo dựng một thế trận hùng vĩ , một bối cảnh sức mạnh đầy tính huyền thoại của cộng đồng.
TRÍCH TỪ NGUỒN:
http://vanvn.net/news/11/...trien-truong-ca-viet.html
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 30/07/2011 16:54
BẠN ĐỌC CHIA SẺ:
Viết 3 trường ca về 3 vấn đề hoàn toàn khác nhau nhưng liên kết lại trở thành một chỉnh thể. Đây là ý tưởng nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Nguyễn Anh Nông. Cám ơn nhà văn Nguyễn Tiến Hải đã giới thiệu
Viết bởi Lê Khánh Mai 30 Jul 2011, 07:31
http://nguyentienhai.vnwe...logs.com/post/1988/313722
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 30/07/2011 16:50
Bui Dinh Duc lúc 09-05-2011 06:37:41 PM
Chúc mừng nhà thơ Nguyễn Anh Nông. Trường ca " Gửi bill Gates và Trời xanh" quả thực rất độc đáo, đã thổi vào làng thơ Việt Nam một luồng gió mới. Tôi đã mất hàng giờ để đọc nó nhưng có lẽ sẽ còn mất rất nhiều thời gian để chiêm nghiệm nó.
http://vanvn.net/news/8/2...nh---nguyen-anh-nong.html
Trang trong tổng số 25 trang (244 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối