Trang trong tổng số 25 trang (244 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đêm ở rừng nghe tiếng chim quý (Nguyễn Anh Nông): Sửa bài thơ

Thế là chim hót
Thế là tôi nghe
Thế là thao thức
Thế là tôi nghe...

Cao Bằng, 1989
(*) Câu thơ cuối của bài thơ này, tác giả xin đính chính, nguyên văn là" Thế là canh khuya..."
Kim Diệu Hương


Sửa lại câu thơ cuối của bài thơ cho đúng với nguyên tác.
Kim Diệu Hương
Ảnh đại diện

Những tháng năm ở rừng (Nguyễn Anh Nông): Thêm thông tin

(*)(*) Bài thơ NTNƠR và lời bình được giới thiệu tại các địa chỉ sau:
http://nguoibanduong.net/...p;at=article&sid=7562
Và tại trang:  

 http://nhavantphcm.com.vn...ung-thang-nam-o-rung.html

Ảnh đại diện

Kỵ sĩ ngựa gỗ (Nguyễn Anh Nông): Thêm thông tin

Bài bình thơ của Tạ Xuân Ngọc đã in trong tập sách Nguyễn Anh Nông đi từ miền lá cỏ, NXB Quân đội nhân dân, năm 2013; do TS Đỗ Thị Thu Huyền(Viện Văn học) tuyển chọn và biên soạn.

Ảnh đại diện

Nhà ta (Nguyễn Anh Nông): VTS. ĐỖ THỊ THU HUYỀN :VẦNG TRĂNG LẠ TRONG NHÀ TA

NHÀ TA
  NGUYỄN ANH NÔNG

Trước nhà: rạo rực vầng đông
Sau nhà: dòng sông thao thiết
Khóm tre xôn xao, khúc khích
Mái hiên kết nụ tầm xuân.

Vườn ta - một lồng tiếng chim
Sân ta - một vườn bọn trẻ
Nhà ta - chiếc chòi thế kỷ
Hương đồng gió nội thoảng đưa.

Con ta - Hai thằng quỷ sứ
Chọc nhau chí chóe suốt ngày
Học hành được chăng hay chớ
Chơi bời bát ngát cung mây.

Vợ ta - vốn cô thôn nữ
Thương chồng con ít ai bằng
Lam làm sớm hôm tất bật
Quên hết mặt trời mặt trăng.

Riêng ta - đi xa biền biệt
Tháng năm mải miết, đam mê
Về nhà, từ vầng trăng lạ
Một năm được mấy trung thu.

                      Hùng Dũng, Hưng Hà, Thái Bình, 1995
NGUỒN:
http://www.thivien.net/vi...ID=tmHnN9m0RfzN2vU4jqaBzg

VẦNG TRĂNG LẠ TRONG NHÀ TA

    TS. Đỗ Thị Thu Huyền

Nguyễn Anh Nông ít viết thơ tình nhưng không hẳn là không có những bài hay. Đặc biệt, tình yêu với người vợ Tâm Băng, với gia đình bé nhỏ nơi anh gọi bằng một cái tên đầy hình tượng là “chiếc chòi thế kỷ”.
Nhà ta là một bài thơ xuất sắc trong chặng đường sáng tác đầu của Nguyễn Anh Nông và có lẽ tập trung rõ nhất, nổi bật nhất bút pháp thơ anh. Sau này, anh ngày càng trau dồi hơn cái tinh tế và khả năng biểu đạt bằng hình tượng thơ trong những trang viết của mình. Bài thơ ấn tượng bởi những vẻ đẹp giản dị của hình ảnh thơ:
Trước nhà: rạo rực vầng đông
Sau nhà: dòng sông thao thiết
Khóm tre xôn xao, khúc khích
Mái hiên kết nụ tầm xuân.
Một không gian thơ được tái hiện trong sự giao hòa với thiên nhiên trời đất. Tất cả sự vật hiện lên trong sự gắn kết tự nhiên như chính tình cảm gia đình:
Vườn ta - một lồng tiếng chim
Sân ta - một vườn bọn trẻ
Nhà ta - chiếc chòi thế kỷ
Hương đồng gió nội thoảng đưa.
Từ “nhà” chuyển thành “nhà ta, sân ta, vườn ta” là một cách nói sở hữu đầy yêu thương, tự "hào của nhà thơ với những “tài sản” vô giá mình có được. Nếu như chỉ dừng lại ở sự “khoe” ấy, bài thơ của anh nhàn nhạt, nhưng càng đọc những khổ thơ sau, cái điều mà thực ra anh muốn hướng tới lại càng rõ. Khước từ những mỹ từ làm màu ở đoạn thơ trước, đến hai khổ thơ ba và bốn nổi bật với ngôn ngữ đời thường có phần suồng sã phát huy tác dụng trong cách thể hiện tình cảm gần gụi giữa các thành viên trong một gia đình:
Con ta - Hai thằng quỷ sứ
Chọc nhau chí chóe suốt ngày
Học hành được chăng hay chớ
Chơi bời bát ngát cung mây.
Vợ ta - vốn cô thôn nữ
Thương chồng con ít ai bằng
Lam làm sớm hôm tất bật
Quên hết mặt trời mặt trăng.
Nếu chỉ đến thế này thì Nhà ta chưa hẳn là một bài thơ hay. Nguyễn Anh Nông là một thi sĩ luôn thể hiện những tìm tòi và dụng công trong biểu đạt. Chất thơ của Nhà ta chỉ thực sự vút lên ở những dòng cuối cùng. Khi bài thơ khép lại, người đọc mới kịp đắn đo rằng anh viết về gia đình hay về chính anh, về một kẻ tha hương luôn lênh đênh nay đây mai đó? Càng tái hiện hình ảnh của gia đình, tác giả lại càng tự thấy mình có lỗi. Giọng thơ vì thế chùng lại những khúc cuối. Kết thúc bài thơ vẫn giọng điệu tâm tình nhưng sắc thái có phần khác đi, đấy là sự day dứt và tự trách:
Riêng ta - đi xa biền biệt
Tháng năm mải miết, đam mê
Về nhà, từ vầng trăng lạ
Một năm được mấy trung thu.
Ta về nhà từ vầng trăng lạ - sự xa cách biền biệt sau những tháng năm mải miết đã khiến người chồng/cha thành xa lạ hay những trở về sum họp trong gia đình là một chuyện lạ lẫm? Cái hay của bài thơ khiến người đọc trầm ngâm chỉ nổi lên ở những câu chữ cuối cùng. Vầng trăng - trung thu là một ẩn ngữ nhiều tầng nghĩa.
Ngay từ đầu bài thơ tác giả đã nói đến mặt trời (vầng đông), rồi đến những khúc giữa khi miêu tả sự lam làm của người vợ (quên hết mặt trời mặt trăng) nhưng đó là những hình ảnh thực. Đến cuối bài thơ, vầng trăng trở thành biểu tượng. Nó tượng trưng cho hạnh phúc gia đình, và viên mãn nhất khi trăng tròn trung thu.
Những con người nơi chiếc chòi thế kỉ ấy dù không ở khoảng cách gần nhưng vẫn gắn kết bền bỉ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Anh Nông sử dụng nhiều từ láy để diễn tả cái ấm áp, hồn hậu và âm điệu thiết tha của tình cảm gia đình: rạo rực, thao thiết, xôn xao, khúc khích, bát ngát, biền biệt, mải miết... Và cũng không phải ngẫu nhiên mà bài thơ toàn một giọng kể nhưng đan xen nhiều tâm trạng. Trong nhiều bài thơ khác của mình, Nguyễn Anh Nông ví bản thân như con thuyền lênh đênh, bôn ba khắp phương trời nhưng cuối cùng cái níu giữ cho thuyền neo đậu chính là gia đình. Ở Nhà ta, sự khẳng định chân lý ấy lại được sáng lên một lần nữa bằng những biểu đạt kín đáo mà tinh tế của Nguyễn Anh Nông.

      T.H


Sửa lỗi chính tả"Vầng trăng"
Ảnh đại diện

Kỵ sĩ ngựa gỗ (Nguyễn Anh Nông): TẠ XUÂN NGỌC: KỴ SỸ NGỰA GỖ- KHÚC ĐỒNG DAO CHO TRẺ THƠ THỜI HIỆN ĐẠI

KỴ SĨ NGỰA GỖ
        NGUYỄN ANH NÔNG

Nhong nhong nhong nhong
Bé cưỡi ngựa hồng
Ngựa phi nước đại
Ở trong căn phòng.

Nhong nhong nhong nhong
Ngựa phi ra phố
Xe cộ tránh xa
Nhỡ què ngựa gỗ

Ngựa phi hăng quá
Hất bé té nhào
Đã là kỵ sỹ
Chẳng thèm nhè đâu.

Nhưng mà có đau
Chỉ hơi nhăn mặt
Trót rơi nước mắt
Tay áo quệt mau.

Nhong nhong nhong nhong
Ngựa phi nước kiệu
Miệng cười như mếu
Bé thành diễn viên./.
NAN
NGUỒN:
http://www.thivien.net/vi...ID=Xb7yrCMaB25SD532QUR2dw
KỴ SỸ NGỰA GỖ
- KHÚC ĐỒNG DAO CHO TRẺ THƠ THỜI HIỆN ĐẠI

Tạ Xuân Ngọc

Có trăm ngàn cách để người lớn bước vào thế giới trẻ thơ, quay về với tuổi thơ nhưng Nguyễn Anh Nông đã lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh thơ ca làm phương tiện đắc dụng nhất, cho mình. Trong thế giới trẻ thơ, hoạt động vui chơi ca hát là hoạt động không thể thiếu. Các em tạo ra trò chơi cho mình, người lớn tạo trò chơi cho các em. Việc này diễn ra thường xuyên và liên tục từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vì, thông qua trò chơi ấy, các em vừa rèn luyện sức khỏe, tinh thần và quan trọng hơn, người lớn hiểu rằng, từ đây, các em có thể hình thành nhân cách và cá tính, ý chí và tình cảm. Hiểu được điều đó, Nguyễn Anh Nông đã bước vào thế giới trẻ thơ, thể hiện tình yêu thương với trẻ bằng những khúc đồng dao hiện đại. Kỵ sỹ ngựa gỗ chính là một trong những khúc đồng dao hiện đại chứa chan tình yêu thương ấy của anh.
“Nhong nhong, nhong nhong”, những thanh âm đầu tiên cất lên khiến người đọc liên tưởng ngay đến trò chơi dân gian xưa. Trong trò chơi ấy, mỗi em có một cây gậy hoặc một tàu chuối đã tước lá; buộc sợi dây ở đầu làm cương ngựa; đứng xếp hàng ngang, một tay giữ ngựa của mình luồn qua hai chân, một tay giữ dây cương; trưởng trò ra lệnh “chạy” thì tất cả cùng chạy lên phía trước; vừa chạy vừa hát:
Nhong nhong, nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn.
Đứng trên bình diện nghiên cứu văn học dân gian, về bài đồng dao này, có ý kiến cho rằng, bài đồng dao Nhong nhong, nhong nhong ca ngợi công đức của Khám lý – Cống quận công Trần Đức Hòa; lại có ý kiến cho rằng câu đồng dao ấy gắn với cuộc chiến đấu mưu trí, dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn… Các ý kiến ấy đều dựa vào địa danh Bồ Đề và các sự kiện lịch sử liên quan để nhận định. Song, như thế có vẻ kiên cưỡng quá. Hát và chơi đồng dao từ lâu đã một thú vui của trẻ con ở nông thôn xưa. Cùng với các trò “Đánh chắt, đánh chuyền”, “Thả đỉa ba ba”… các khúc đồng dao đi kèm, ngoài việc đem lại kiến thức phong phú về cuộc sống, còn nuôi dưỡng ở các em một tâm hồn trong sáng, thuần thiện. Nên chăng hãy trả lại cho đồng dao dân gian mục đích thủa ban đầu của nó. Nhưng đó là vấn đề khác, còn với Kỵ sỹ ngựa gỗ của Nguyễn Anh Nông ta có thể hình dung như thế này: Một chú bé (hay cô bé cũng được) ở độ tuổi 3 – 5, đang chơi trò chơi phi ngựa như trò chơi dân gian xưa, duy chỉ có điều hiện đại hơn, ngựa của bé không phải bằng gậy hay bằng tàu chuối đã tước lá mà bằng mô hình hẳn hoi. Chất liệu có thể bằng nhựa dẻo hay bằng gỗ. Không gian chơi gói gọn trong căn phòng chật hẹp ở thành phố. Bé vừa ngồi lên lưng ngựa gỗ vừa lắc, vừa cười, vừa hát vang nhà:
Nhong nhong, nhong nhong
Bé cưỡi ngựa hồng
Ngựa phi nước đại
Bé vừa chơi, vừa hát trong sự chứng kiến, cổ vũ của khán giả (ông bà, cha mẹ, anh chị…) xung quanh. Bé đã hóa thân thành người kị sỹ trong những câu chuyện cổ tích. Nguyễn Anh Nông đã đưa người đọc lên chuyến tàu về lại tuổi thơ. Người đọc bước những bước lạ mà quen (ý của Belinsky). Người Kỵ sỹ Bé ấy đang đi hành hiệp trượng nghĩa. Trong không gian cổ tích, mọi ranh giới bị xóa nhòa. Ở đó người chết sống lại, nhân vật tài năng có thể vượt qua núi đao, biển lửa, có thể vượt ngàn dặm xa xôi nhờ đôi hài kì diệu chỉ trong một cái chớp mắt. Nghĩa là cái tư duy logic của cổ tích đã vượt qua tư duy logic trật tự đời thường. Bởi thế cũng trong căn phòng ấy thôi, nhưng khi tâm thế Bé đã hòa nhập trọn vẹn với trò chơi, chỉ trong chớp mắt, không gian đã mở rộng:
Nhong nhong, nhong nhong
Ngựa phi ra phố
Xe cộ tránh xa
Nói từ “phòng” ra “phố” bằng ngựa gỗ trong Kỵ sỹ ngựa gỗ của Nguyễn Anh Nông có cái logic tư duy cổ tích là vì thế!
Ngoài ra, trong Kỵ sỹ ngựa gỗ không khó để người đọc nhận ra sự khéo léo, tinh tế, sự quan sát nhạy bén của Nguyễn Anh Nông. Nghĩa là, anh phải là người rất yêu trẻ, rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Nếu không, làm sao anh có thể miêu tả được những chi tiết như thế này.
Ngựa phi hăng quá
Hất bé té nhào
Đã là kỵ sỹ
Chẳng thèm nhè đâu

Nhưng mà có đau
Chỉ hơi nhăn mặt
Trót rơi nước mắt
Tay áo quệt mau
Trò chơi lên đến cao trào, Bé chơi hăng quá, bị té ra nền nhà. Vì đang ở cuộc vui nên Bé không khóc nhè. Thế nhưng, do đau quá nên nước mắt cứ tràn ra, mặc dù không muốn. Và, vì không muốn khóc, cũng không muốn mọi biết mình chảy nước mắt nên Bé đưa tay áo quệt mau. Thú vị chính là chỗ ấy! Nắm bắt một cách tinh tế tâm lí trẻ thơ cũng chính là chỗ ấy!
Nguyễn Anh Nông viết thơ cho trẻ, anh hiểu rằng, trẻ con có cái lí của riêng mình, có sự quan sát của riêng mình. Cái lí, sự quan sát của trẻ nhiều khi tinh tường, chân thật hơn cả người lớn. Cho nên anh đã hóa thân thực sự vào nhân vật, trở thành đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng. Về điều này, nhà văn Thạch Lam cũng từng bộc bạch: “Trẻ con nhìn đời bằng con mắt mới mẻ, trí xét đoán còn trong sạch, chưa bị những tập quán làm mờ. Viết cho trẻ con, trước hết là đứng thay vào chỗ của trẻ và tự làm mình trẻ lại”.
Ở khổ thơ cuối, điệp khúc “nhong nhong nhong nhong” lặp lại. Cứ ngỡ bị đau, Bé sẽ dừng cuộc chơi ở đây. Nhưng không, trò chơi vẫn tiếp tục, tất nhiên trạng thái náo nhiệt, ồn ào ban đầu đã giảm đi:
Ngựa phi nước kiệu
Miệng cười như mếu
Bé thành diễn viên
Nếu như qua đồng dao dân gian, trẻ nhận biết được thế giới xung quanh, vun đắp tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, thì ở Kỵ sỹ ngựa gỗ, ngoài những điều đó, người đọc nhận ra ngầm ý kín đáo của nhà thơ trong việc giáo dục trẻ rèn luyện tính tự lập, tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Trong cuộc sống hiện đại, việc giáo dục rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết. Điều đó sẽ làm mất đi bản chất của thơ ca, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng vai trò chức năng của thơ ca là giúp con người ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Dạy mà như không dạy, qua ngôn ngữ, hình ảnh Nguyễn Anh Nông đã giúp trẻ (và cả người lớn) nhận ra bài học mang tính giáo dục.
Đại thi hào Nga L. Tolstoy đã từng nói: “Viết cho trẻ là công việc khó nhọc”. Điều đó đúng. Nhưng với Nguyễn Anh Nông, trong Kỵ sỹ ngựa gỗ, có cảm giác anh rất biết cách quan sát và ghi chép lại những gì anh thấy, anh nghĩ về thế giới trẻ thơ. Và ở đó, trong khu vườn cổ tích mà anh tạo ra cho trẻ, người đọc thấy ánh lên niềm tin và nồng nàn tình yêu trẻ. Với Kỵ sỹ ngựa gỗ, lời thơ như khúc đồng dao đã thổi vào văn hóa tâm hồn cho các em, để từ đó các em trưởng thành, vững bước vào đời.

T.X.N

Ảnh đại diện

Giàn và mướp (Nguyễn Anh Nông): tRẦN đỖ qUÊN:GIÀN VÀ MƯỚP-TRIẾT LÝ NHÂN SINH NHÌN TỪ ĐÔI MẮT TRẺ THƠ

GIÀN VÀ MƯỚP
                     NGUYỄN ANH NÔNG

Mướp mới nhú mầm
Giàn ai đã dựng
Giàn cao sừng sững
Mướp bé tẹo teo.

Ngày tháng trôi vèo
Mướp leo, leo mãi
Mướp leo, leo mãi
Phủ xanh mặt giàn.

Mướp liền nhâng nháo
Ăn nói vênh vang
Rằng:- Ta cao lớn
Thấp sao...cái giàn!

Ong bay tìm mật
Bên hoa mướp vàng
Nghiêng đầu, nó hỏi
Những lời ong ong:
- Nếu không có giàn
Mướp dựa vào đâu?
Mướp đứng thế nào?
Mà cao hơn được?

Mướp ta lúng túng
Xoăn tít cả râu
Gật gật cái đầu
Mướp buông chùm quả
Lay lay bóng lá
Như là phân vân.
NGUỒN:
http://www.thivien.net/vi...ID=XTfxsUoLHAYUxGMiAPWCwg



GIÀN VÀ MƯỚP - TRIẾT LÝ NHÂN SINH
NHÌN TỪ ĐÔI MẮT TRẺ THƠ

Trần Đỗ Quyên

Nữ sĩ Xuân Quỳnh - người rất thành công với những vần thơ viết cho thiếu nhi - từng viết: “Muốn viết cho các em, điều đầu tiên là sự cảm thông với các em chứ không phải là sự áp đặt. Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách của mình. Nếu muốn giáo dục các em thì phải nhìn bằng con mắt của các em mà nhận xét đánh giá mọi việc. Cách giải quyết bắt đầu từ đấy”. Đó là kim chỉ nam cho những nhà thơ muốn viết thơ cho thiếu nhi. Trong tập Kỵ sỹ ngựa gỗ, Nguyễn Anh Nông đã thể hiển được chất hồn nhiên trong trẻo của trẻ thơ nhưng vẫn có những vần thơ mang tính triết lý sâu sắc. Bài thơ Giàn và Mướp là một ví dụ điển hình cho nhận định đó. Ở bài thơ này, thi sĩ sử dụng những câu thơ ngắn gọn 4 chữ... để phù hợp với tâm sinh lý và kiểu tư duy của trẻ em. Những quy luật muôn đời của cuộc sống được thi sĩ nhìn nhận qua lăng kính của trẻ thơ làm cho người đọc không cảm thấy nặng nề khi tiếp nhận. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Anh Nông đã sử dụng thủ pháp đối lập để làm điểm nhấn tạo nên hình ảnh đối lập giữa Mướp - nhỏ bé và Giàn - cao sừng sững:
Mướp mới nhú mầm
Giàn ai đã dựng
Giàn cao sừng sững
Mướp bé tẹo teo.
Theo quy luật tự nhiên, ngày tháng trôi qua, mướp đã cao lớn hơn và phủ xanh mặt giàn:
Ngày tháng trôi vèo
Mướp leo, leo mãi
Mướp leo, leo mãi
Phủ xanh mặt giàn.
Thi sĩ lựa chọn cách ngắt nhịp quen thuộc của thơ thiếu nhi là 2/2 tạo cho bài thơ mang một âm hưởng khẽ nhẹ, hiền hoà. Như một khúc dạo đầu với nhịp điệu chậm rãi, đoạn thơ đã gợi cho người đọc hình ảnh về cây mướp đang lớn lên từng ngày. Cũng từ đó, mướp trở nên “nhâng nháo” và phủ nhận công lao của giàn:
Mướp liền nhâng nháo
Ăn nói vênh vang
Rằng: - Ta cao lớn
Thấp sao... cái giàn!
Ở đây, nhà thơ đã lồng vào triết lý hết sức sâu sắc về cuộc sống “quên ơn” mà không làm người đọc cảm thấy nặng nề khi tiếp nhận bởi anh dùng con mắt của trẻ thơ để nhận diện cuộc sống. Nói như PGS.TS. Vân Thanh: “Theo tôi nghĩ, phẩm chất cơ bản làm nên đặc trưng của trẻ - đó là sự tò mò, là câu hỏi vì sao, là đòi hỏi cắt nghĩa về thế giới chung quanh. Theo năm tháng, thế giới này càng mở rộng dần biên độ từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa, từ cụ thể đến trừu tượng”.
Ong bay tìm mật
Bên hoa mướp vàng
Nghiêng đầu, nó hỏi
Những lời ong ong:
- Nếu không có giàn
Mướp dựa vào đâu?
Mướp đứng thế nào?
Mà cao hơn được?
Những câu hỏi tu từ thông qua giọng điệu nhẹ nhàng như thì thầm làm cho Mướp phải tự nhìn nhận lại chính mình:
Mướp ta lúng túng
Xoăn tít cả râu
Gật gật cái đầu
Mướp buông chùm quả
Lay lay bóng lá
Như là phân vân…
Giải thích tự nhiên, qua cách nhìn trẻ thơ, rồi từ thế giới tự nhiên mà chuyển sang thế giới con người rõ ràng đây là điểm thành công của Nguyễn Anh Nông trong bài thơ Giàn và Mướp. Bằng sự quan sát thông minh và trí tượng tượng phong phú, nhà thơ làm vui cho con trẻ và làm kinh ngạc mỗi chúng ta.

      T.Đ.Q


Mguồn:
http://nguyenanhtuan.vnwe...logs.com/post/2008/441582  
Bài viết này đã in trong tập sách: Nguyễn Anh Nông đi từ miền lá cỏ, NXB Quân đội nhân dân, năm 2013; do TS.Đỗ Thị Thu Huyền(Viện Văn học) tuyển chọn và biên soạn
Ảnh đại diện

Giàn và mướp (Nguyễn Anh Nông): TẠ XUÂN NGỌC: KỴ SỸ NGỰA GỖ- KHÚC ĐỒNG DAO CHO TRẺ THƠ THỜI HIỆN ĐẠI

KỴ SĨ NGỰA GỖ
         NGUYỄN ANH NÔNG

Nhong nhong nhong nhong
Bé cưỡi ngựa hồng
Ngựa phi nước đại
Ở trong căn phòng.

Nhong nhong nhong nhong
Ngựa phi ra phố
Xe cộ tránh xa
Nhỡ què ngựa gỗ

Ngựa phi hăng quá
Hất bé té nhào
Đã là kỵ sỹ
Chẳng thèm nhè đâu.

Nhưng mà có đau
Chỉ hơi nhăn mặt
Trót rơi nước mắt
Tay áo quệt mau.

Nhong nhong nhong nhong
Ngựa phi nước kiệu
Miệng cười như mếu
Bé thành diễn viên./.
NAN
NGUỒN:
http://www.thivien.net/vi...ID=Xb7yrCMaB25SD532QUR2dw
KỴ SỸ NGỰA GỖ
- KHÚC ĐỒNG DAO CHO TRẺ THƠ THỜI HIỆN ĐẠI

   Tạ Xuân Ngọc

Có trăm ngàn cách để người lớn bước vào thế giới trẻ thơ, quay về với tuổi thơ nhưng Nguyễn Anh Nông đã lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh thơ ca làm phương tiện đắc dụng nhất, cho mình. Trong thế giới trẻ thơ, hoạt động vui chơi ca hát là hoạt động không thể thiếu. Các em tạo ra trò chơi cho mình, người lớn tạo trò chơi cho các em. Việc này diễn ra thường xuyên và liên tục từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vì, thông qua trò chơi ấy, các em vừa rèn luyện sức khỏe, tinh thần và quan trọng hơn, người lớn hiểu rằng, từ đây, các em có thể hình thành nhân cách và cá tính, ý chí và tình cảm. Hiểu được điều đó, Nguyễn Anh Nông đã bước vào thế giới trẻ thơ, thể hiện tình yêu thương với trẻ bằng những khúc đồng dao hiện đại. Kỵ sỹ ngựa gỗ chính là một trong những khúc đồng dao hiện đại chứa chan tình yêu thương ấy của anh.
“Nhong nhong, nhong nhong”, những thanh âm đầu tiên cất lên khiến người đọc liên tưởng ngay đến trò chơi dân gian xưa. Trong trò chơi ấy, mỗi em có một cây gậy hoặc một tàu chuối đã tước lá; buộc sợi dây ở đầu làm cương ngựa; đứng xếp hàng ngang, một tay giữ ngựa của mình luồn qua hai chân, một tay giữ dây cương; trưởng trò ra lệnh “chạy” thì tất cả cùng chạy lên phía trước; vừa chạy vừa hát:
Nhong nhong, nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn.
Đứng trên bình diện nghiên cứu văn học dân gian, về bài đồng dao này, có ý kiến cho rằng, bài đồng dao Nhong nhong, nhong nhong ca ngợi công đức của Khám lý – Cống quận công Trần Đức Hòa; lại có ý kiến cho rằng câu đồng dao ấy gắn với cuộc chiến đấu mưu trí, dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn… Các ý kiến ấy đều dựa vào địa danh Bồ Đề và các sự kiện lịch sử liên quan để nhận định. Song, như thế có vẻ kiên cưỡng quá. Hát và chơi đồng dao từ lâu đã một thú vui của trẻ con ở nông thôn xưa. Cùng với các trò “Đánh chắt, đánh chuyền”, “Thả đỉa ba ba”… các khúc đồng dao đi kèm, ngoài việc đem lại kiến thức phong phú về cuộc sống, còn nuôi dưỡng ở các em một tâm hồn trong sáng, thuần thiện. Nên chăng hãy trả lại cho đồng dao dân gian mục đích thủa ban đầu của nó. Nhưng đó là vấn đề khác, còn với Kỵ sỹ ngựa gỗ của Nguyễn Anh Nông ta có thể hình dung như thế này: Một chú bé (hay cô bé cũng được) ở độ tuổi 3 – 5, đang chơi trò chơi phi ngựa như trò chơi dân gian xưa, duy chỉ có điều hiện đại hơn, ngựa của bé không phải bằng gậy hay bằng tàu chuối đã tước lá mà bằng mô hình hẳn hoi. Chất liệu có thể bằng nhựa dẻo hay bằng gỗ. Không gian chơi gói gọn trong căn phòng chật hẹp ở thành phố. Bé vừa ngồi lên lưng ngựa gỗ vừa lắc, vừa cười, vừa hát vang nhà:
Nhong nhong, nhong nhong
Bé cưỡi ngựa hồng
Ngựa phi nước đại
Bé vừa chơi, vừa hát trong sự chứng kiến, cổ vũ của khán giả (ông bà, cha mẹ, anh chị…) xung quanh. Bé đã hóa thân thành người kị sỹ trong những câu chuyện cổ tích. Nguyễn Anh Nông đã đưa người đọc lên chuyến tàu về lại tuổi thơ. Người đọc bước những bước lạ mà quen (ý của Belinsky). Người Kỵ sỹ Bé ấy đang đi hành hiệp trượng nghĩa. Trong không gian cổ tích, mọi ranh giới bị xóa nhòa. Ở đó người chết sống lại, nhân vật tài năng có thể vượt qua núi đao, biển lửa, có thể vượt ngàn dặm xa xôi nhờ đôi hài kì diệu chỉ trong một cái chớp mắt. Nghĩa là cái tư duy logic của cổ tích đã vượt qua tư duy logic trật tự đời thường. Bởi thế cũng trong căn phòng ấy thôi, nhưng khi tâm thế Bé đã hòa nhập trọn vẹn với trò chơi, chỉ trong chớp mắt, không gian đã mở rộng:
Nhong nhong, nhong nhong
Ngựa phi ra phố
Xe cộ tránh xa
Nói từ “phòng” ra “phố” bằng ngựa gỗ trong Kỵ sỹ ngựa gỗ của Nguyễn Anh Nông có cái logic tư duy cổ tích là vì thế!
Ngoài ra, trong Kỵ sỹ ngựa gỗ không khó để người đọc nhận ra sự khéo léo, tinh tế, sự quan sát nhạy bén của Nguyễn Anh Nông. Nghĩa là, anh phải là người rất yêu trẻ, rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Nếu không, làm sao anh có thể miêu tả được những chi tiết như thế này.
Ngựa phi hăng quá
Hất bé té nhào
Đã là kỵ sỹ
Chẳng thèm nhè đâu

Nhưng mà có đau
Chỉ hơi nhăn mặt
Trót rơi nước mắt
Tay áo quệt mau
Trò chơi lên đến cao trào, Bé chơi hăng quá, bị té ra nền nhà. Vì đang ở cuộc vui nên Bé không khóc nhè. Thế nhưng, do đau quá nên nước mắt cứ tràn ra, mặc dù không muốn. Và, vì không muốn khóc, cũng không muốn mọi biết mình chảy nước mắt nên Bé đưa tay áo quệt mau. Thú vị chính là chỗ ấy! Nắm bắt một cách tinh tế tâm lí trẻ thơ cũng chính là chỗ ấy!
Nguyễn Anh Nông viết thơ cho trẻ, anh hiểu rằng, trẻ con có cái lí của riêng mình, có sự quan sát của riêng mình. Cái lí, sự quan sát của trẻ nhiều khi tinh tường, chân thật hơn cả người lớn. Cho nên anh đã hóa thân thực sự vào nhân vật, trở thành đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng. Về điều này, nhà văn Thạch Lam cũng từng bộc bạch: “Trẻ con nhìn đời bằng con mắt mới mẻ, trí xét đoán còn trong sạch, chưa bị những tập quán làm mờ. Viết cho trẻ con, trước hết là đứng thay vào chỗ của trẻ và tự làm mình trẻ lại”.
Ở khổ thơ cuối, điệp khúc “nhong nhong nhong nhong” lặp lại. Cứ ngỡ bị đau, Bé sẽ dừng cuộc chơi ở đây. Nhưng không, trò chơi vẫn tiếp tục, tất nhiên trạng thái náo nhiệt, ồn ào ban đầu đã giảm đi:
Ngựa phi nước kiệu
Miệng cười như mếu
Bé thành diễn viên
Nếu như qua đồng dao dân gian, trẻ nhận biết được thế giới xung quanh, vun đắp tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, thì ở Kỵ sỹ ngựa gỗ, ngoài những điều đó, người đọc nhận ra ngầm ý kín đáo của nhà thơ trong việc giáo dục trẻ rèn luyện tính tự lập, tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Trong cuộc sống hiện đại, việc giáo dục rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết. Điều đó sẽ làm mất đi bản chất của thơ ca, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng vai trò chức năng của thơ ca là giúp con người ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Dạy mà như không dạy, qua ngôn ngữ, hình ảnh Nguyễn Anh Nông đã giúp trẻ (và cả người lớn) nhận ra bài học mang tính giáo dục.
Đại thi hào Nga L. Tolstoy đã từng nói: “Viết cho trẻ là công việc khó nhọc”. Điều đó đúng. Nhưng với Nguyễn Anh Nông, trong Kỵ sỹ ngựa gỗ, có cảm giác anh rất biết cách quan sát và ghi chép lại những gì anh thấy, anh nghĩ về thế giới trẻ thơ. Và ở đó, trong khu vườn cổ tích mà anh tạo ra cho trẻ, người đọc thấy ánh lên niềm tin và nồng nàn tình yêu trẻ. Với Kỵ sỹ ngựa gỗ, lời thơ như khúc đồng dao đã thổi vào văn hóa tâm hồn cho các em, để từ đó các em trưởng thành, vững bước vào đời.

      T.X.N

Ảnh đại diện

Về chốn cũ (Nguyễn Anh Nông): LỚP VỈA TẦNG HOÀI NIỆM TRONG BÀI THƠ VỀ CHỐN CŨ

VỀ CHỐN CŨ
     NGUYỄN ANH NÔNG

I
Tháng giêng ơi, mưa bụi trắng trời
Mưa như buổi đầu ta xa nhà nhỉ?
Con chim lẻ đàn, nhớ tổ
Bâng khuâng ta dắt vợ con về.

II
Lao xao hàng dừa, kẽo kẹt bờ tre
Xanh mởn cúc tần tơ hồng quấn quýt
Ao nhà hoa lục bình tím biếc...

Cây đa làng bão quật đổ rồi
Tôi tìm lại gặp khoảng trời ngơ ngác
Lũ sáo sậu bỏ làng sang chốn khác
Chiều nay sao man mác nỗi buồn riêng.

Cố hương ơi, mảnh đất thiêng liêng
Nơi tổ tiên xóm giềng bình dị
Nơi tôi một thời nhập bạn cùng lũ trẻ
Hái trái thị vàng về ủ giấc chiêm bao.

Nơi cô Tấm dịu hiền, hiếu thảo
Nơi chim đại bàng về đậu ngọn khế chua
Nơi Thạch Sanh xách rìu canh miếu
Nơi bác gái tôi đóng kịch làm vợ vua...

Bà tôi ru tôi:  "Cái cò... cái vạc..."
Cái cò nào lặn lội bờ sông?
Cái cò nào đi ăn đêm vụng trộm?
Vụng trộm nuôi con? Thầm lặng thờ chồng?

Làng ơi, đâu con chim mách lẻo?
Đâu con chích choè tu... huýt...tu... hoe?
Nào con sẻ nâu nhỏ bé?
Nào con cào cào cánh xanh cánh đỏ?
Chập chờn bay trong ký ức tuổi thơ ơi?

Đây giếng làng như một mảnh gương trời
Em  gái nhỏ chiều chiều gánh nước
Em gánh cả bồng bềnh mây thổn thức
Chùng chình, sóng sánh- nỗi đầy vơi.

III
Con nhẹ bước sợ làm đau ngọn cỏ
E thành hoàng chẳng yên giấc nghìn thu
Mẹ ơi, chú cún cưng của mẹ
Điềm tĩnh, phong sương chửa hết dại khờ....

Thanh Hoá, tháng giêng năm 1993
Nguồn:
http://www.thivien.net/vi...ID=OexeXjXfAp6BrEnqMVLLcQ


LỚP VỈA TẦNG HOÀI NIỆM
TRONG BÀI THƠ VỀ CHỐN CŨ
CỦA NGUYỄN ANH NÔNG

   Tạ Xuân Ngọc

Nguyễn Anh Nông viết nhiều, đủ các thể loại: thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, lục bát, tự do… nhưng không hiểu sao tôi vẫn thích cái phá cách của nhà thơ trong bài Về chốn cũ. Nó là sự đan xen giữa giữa 7 chữ, 8 chữ, rồi lục bát biến thể. Có lẽ sự không câu nệ về hình thức thể loại đã giúp cho nhà thơ thể hiện được trọn vẹn mạch cảm xúc của mình. Nếu chỉ đọc lướt qua một lần bài thơ người đọc sẽ chỉ cảm nhận được nỗi bâng khuâng của người con xa xứ. Người con ấy sau bao nhiêu nhiêu năm rong ruổi sông hồ, bây giờ khi thời gian chững lại mới trở về quê để mà ngậm ngùi, để mà hoài niệm. Song, ẩn sâu trong mạch ngầm văn bản, người đọc hãy nhẩn nha, thong thả, suy ngẫm từng câu, từng chữ như người thưởng ngoạn mới có thể nhận ra lớp vỉa tầng hoài niệm của chủ thể trữ tình.
Không - thời gian mở đầu cho bài thơ gợi nên cảm xúc hoài niệm là “tháng Giêng”, là “mưa bụi trắng trời”. Trong cái riu riu lạnh buổi sớm đầu năm, con người ta cần lắm một chỗ tựa nương, một nơi để bộc bạch, giãi bày. “Con chim có tổ, người có tông”, nhân vật trữ tình đã nghĩ đến điều đó nên anh đã đưa vợ con về lại nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Theo dấu chân của đứa con xa quê lâu ngày về lại đất mẹ, người đọc nhận ra cái không gian quen thuộc của vườn quê xứ Thanh. Đây là hàng dừa lao xao trong nắng, kia là khóm cúc tần bên bờ dậu, là hoa lục bình lặng một màu tím biếc nao lòng… Cảnh đó là cảnh thực. Từ cảnh thực ấy, lần theo từng trang kí ức người đọc mới khám phá ra từng lớp vỉa tầng hoài niệm của thi sĩ.
Thế nhưng, ở ngay lớp vỉa tầng hoài niệm thứ nhất, người đọc đột ngột nhận được… một khoảng trắng trống không. Cây đa đầu làng, dấu vết của thời gian, chứng nhân lịch sử, cột mốc, ngọn hoa đăng chỉ đường cho đứa con xa xứ đã không còn nữa. Người đọc bắt gặp cái ngơ ngác của nhà thơ giữa đồng không mông quạnh - hay cái trống không của quá khứ. Trong tiềm thức của người Việt, hình ảnh cây đa, bến nước sân đình vô cùng gần gũi. Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng thường ngày. Chẳng thế mà trong Đồng chí, Chính Hữu cũng đã từng viết: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Phải! Cây đa làng, hồn xưa làng cũ không còn. Chỉ còn sự tiếc nuối tiếc đến nao lòng. Đàn sáo đã bay về chốn khác. Nhưng cũng chính từ khoảng trắng ngơ ngác đến hụt hẫng này, người đọc cảm nhận được trọn vẹn vỉa tầng hoài niệm tuổi thơ của chủ thể trữ tình.
Mượn lại chất liệu dân gian, Nguyễn Anh Nông đưa người đọc lên chuyến tàu về lại tuổi thơ. Này là “trái thị ủ giấc chiêm bao”, là “cô Tấm dịu hiền, hiếu thảo”, là “con đại bàng đậu ngọn khế chua”, là chàng “Thạch Sanh xách rìu canh miếu”… Những nhân vật trong thế giới cổ tích ấy đã đồng hành cùng nhân vật trữ tình suốt thời thơ ấu. Khi bàn về văn học dân gian M. Gorki đã nhận định, sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra. Quả đúng như vậy. Làng quê dung dị, nuôi lớn, vỗ về tuổi thơ và tuổi thơ cứ thế lớn lên, cứ thế tắm mình trong không gian mát lành của những câu chuyện cổ tích, nhờ đó mà tâm hồn được chắp cánh bay cao bay xa hơn.
Trong mạch hoài niệm bâng khuâng ấy nhà thơ hỏi:
Làng ơi, đâu con chim mách lẻo?
Đâu con chích chòe tu… huýt…tu…hoe?
Nào con sẻ nâu bé nhỏ?
Nào con cào cào cánh xanh cánh đỏ?
Chập chờn bay trong kí tức tuổi thơ ơi?
Những con vật vốn dĩ rất quen thuộc với tuổi thơ làng quê, phải chăng bây giờ đã biến mất? Nếu thật thế thì tuổi thơ hiện tại sẽ về đâu? Quay trở lại trên ta đã thấy một khoảng trống hụt hẫng trong mạch hoài niệm của thi sĩ khi cây đa làng không còn nữa, vậy thì đến đây mạch hoài niệm ấy vẫn đang duy trì. Cái Nguyễn Anh Nông đi tìm không phải là cái trong hiện tại mà là trong kí ức. Cảnh ấy tồn tại trong tâm tưởng của nhà thơ và làm cho ông như đang được sống trong quá khứ, hòa nhập trọn vẹn với quá khứ. Việc phân thân tìm kiếm nó ở thực tại là điều không thể. Cho nên việc đặt ra những câu hỏi là cách để chủ thể trữ tình hoài niệm mà thôi.
Vẫn trong mạch hoài niệm ấy, người đọc cảm nhận một vỉa tầng khác mang tính nhân sinh. Đó là nỗi xót xa cay đắng phận người được gửi vào hình ảnh mang tính biểu tượng cao: “con cò”.
Bà ru tôi: “Cái cò... cái vạc…”
Cái cò nào lặn lội bờ sông?
Cái cò nào đi ăn đêm vụng trộm?
Vụng trộm nuôi con? Thầm lặng chờ chồng?
Vẫn là người bà ấy thôi. Người bà Việt Nam toan lo vất vả cho con, cho cháu. “Tóc bà trắng tựa mây bông/ Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy” (Nguyễn Thụy Kha). Trong lời ru, trong những câu chuyện bà kể, số phận người phụ nữ trong chế độ xưa vẫn vẹn nguyên trong kí ức của Nguyễn Anh Nông. Những câu hỏi tu từ liên tục đặt ra như một sự ám ảnh. Ca dao có câu “Con cò mà đi ăn đêm. Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”, Tú Xương cũng viết “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Con cò trong ca dao và con cò của ông Tú tựu trung lại cũng là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam. Vất vả, toan lo, cần cù, nhẫn nại trong sự kìm nén hà khắc của chế độ phong kiến xưa. Con cò của Nguyễn Anh Nông ngoài những phẩm chất đó còn mang nặng nỗi lòng của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược: Thầm lặng chờ chồng. Có cảm giác như Nguyễn Anh Nông đang day dứt, đang nghiền ngẫm. Sự day dứt nghiền ngẫm ấy chứa đựng triết lí nhân sinh về một cuộc đời, một kiếp người của đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành: Cuộc chiến tranh vệ quốc đã qua đi, ta được nhiều nhưng những mất mát, đớn đau vẫn còn đó, vẫn còn ám ảnh biết bao người, bao thế hệ.
Cứ tưởng, lần theo những vỉa tầng hoài niệm của nhà thơ, ta chỉ nhận được những hụt hẫng bởi những thăng trầm biến thiên của cuộc đời, những day dứt buồn đau của phận người, nhưng may thay, trở về thực tại người đọc được an ủi ít nhiều. Hình ảnh người em gái nhỏ gánh nước giếng làng như một mạch suối mát trong lành, gột rửa những bụi bặm trần ai sau một chặng đường mỏi mệt.
Đây giếng làng như một mảnh gương trời
Em gái nhỏ chiều chiều gánh nước
Em gánh cả bồng bềnh mây thổn thức
Chùng chình, sóng sánh - nỗi đầy vơi.
Không gian chiều ít nhiều thường gợi nhớ. Nỗi nhớ trong chiều ở ca dao được phân cấp và thể hiện qua công thức miêu tả thời gian. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính trong công trình nổi tiếng Thi pháp ca dao đã thống kê số lời ca dao mở đầu bằng “chiều chiều” là 87. Tuy nhiên, không gian chiều trong ca dao, đại đa số đều mang tính ước lệ. Nguyễn Xuân Kính đã chỉ ra rằng, nếu thay đổi “Chiều chiều” bằng các từ “Ngày ngày”, “Đêm qua”, “Hôm qua”… thì ý nghĩa lời ca không thay đổi. Trong khi đó, không gian chiều của Nguyễn Anh Nông gắn với thời gian sự kiện cụ thể. Cho nên không gian chiều của Nguyễn Anh Nông vừa mang tính phiếm chỉ (Chiều chiều là thời gian lặp lại tuyến tính đều), vừa gắn với mạch kí ức của nhân vật trữ tình (Gắn với thời gian quá khứ và điểm đến hiện tại). Bên cạnh đó, việc nhà thơ kết hợp hài hòa các từ láy gợi tả “thổn thức”,  “đầy vơi” và từ láy tạo hình “sóng sánh”, “chùng chình” làm cho hình ảnh người em gái quê nổi bật trong vỉa tầng hoài niệm.
Từ hiện tại hoài niệm về kí ức, rồi từ kí ức trở về với thực tại là một quá trình khép kín. Chuỗi thời gian tuần hoàn trong Về chốn cũ khép lại bằng lời tự thú của nhà thơ. Cái nhẹ bước trên đường làng để khỏi làm kinh động hồn quê ấy chẳng qua chỉ là cái cớ để giãi bày. Rằng:
Mẹ ơi, chú cún con của mẹ
Điềm tĩnh, phong sương chửa hết dại khờ
Hóa ra người con nào khi trưởng thành, khi đã bước sang dốc bên kia của cuộc đời mới nhận ra điều này: Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên).
Bài thơ ra đời năm 1993, hai mươi năm trôi qua nhưng vẫn vẹn nguyên sức gợi. Bởi có lẽ Nguyễn Anh Nông nói với mình nhưng cũng là nói hộ biết bao người nỗi niềm ưu tư mỗi khi lần dở từng trang hoài niệm về dĩ vãng một đi không trở lại.

T.X.N

Ảnh đại diện

Những tháng năm ở rừng (Nguyễn Anh Nông): TS. Đỗ Thị Thu Huyền:HUYỀN THOẠI MỘT THẾ HỆ

NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG
- HUYỀN THOẠI MỘT THẾ HỆ
   Vi Anh(TS. Đỗ Thị Thu Huyền)

NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG
                       NGUYỄN ANH NÔNG

Những tháng năm ở rừng
Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc
Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc.

Những tháng năm ở rừng
Ăn trong nắng, ngủ trong sương
Ngày mấy bận ngóng thư
Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió.

Những tháng năm ở rừng
Sốt rét tái màu da
Đồng đội mấy người gục ngã
Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng.

Những tháng năm ở rừng
Con kiến lửa đốt lòng nhoi nhói
Tin quê bão bùng lụt lội...

Những tháng năm ở rừng
Người thân xưa hờ hững hoá người dưng
Ngày xuống phố
thẫn thờ,
        ngơ ngác...

Những tháng năm ở rừng
Bập bùng bao kỷ niệm
Ôi, ngọn lửa giữa rừng đêm
Âm ỉ cháy trong ta da diết.
Cao Bằng, 1988
NGUỒN: http://www.thivien.net/vi...ID=3Fh2CitwUaHuZuLhd8-m0w
Vẫn mang tinh thần “Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình” (Hữu Thỉnh) nhưng âm hưởng chủ lưu của bài thơ Những tháng năm ở rừng không phải là tái hiện một cái nhìn sử thi về quá khứ hào hùng đã qua.
Ấn tượng đầu tiên của bài thơ đến từ sự dụng công của tác giả. Điệp khúc “Những tháng năm ở rừng” tạo cho bài thơ 6 đoản khúc về cuộc sống người lình với đầy đủ những cung bậc, thăng trầm:
Đoản khúc một là sự bền gan chiến đấu của những người lính nơi chiến trường.
Đoản khúc hai tái hiện những hoạt động bình dị mà không kém phần lãng mạn của người lính trong những tháng ngày đằng đẵng.
Đoản khúc ba khắc họa trực diện những gian khổ và hi sinh mất mát của cuộc chiến tranh bằng một âm điệu trầm.
Đoản khúc bốn nói về nỗi mong nhớ quê hương đầy xót xa.
Đoản khúc năm biến chuyển với một bước ngoặt trong tình cảm khi “xuống phố” và nhận ra những điều không như mình tin tưởng.
Và đoản khúc cuối cùng như một sự tổng kết, tái khẳng định về những ký ức - một phần của cuộc đời người lính không bao giờ nguôi ngoai.
Bài thơ với dung lượng ngắn, ngôn từ cô đọng nhưng tái hiện một quãng thời gian dài với hiện thực - mơ mộng, khoảng sáng - góc khuất trong những tháng năm dài nhiều biến động của cuộc đời người lính. Âm hưởng bài thơ khiến người đọc có cảm tưởng như mọi thứ đều bỏ lửng chưa nói hết. Câu chữ cuối mỗi điệp khúc cứ lơi ra, miên man và còn nhiều dang dở. Đến khổ cuối cùng bài thơ, ta mới vỡ lẽ, năm đoản khúc kia đều là hồi tưởng, là kí ức đã qua mà hiển lộ rõ ràng như sự thực hiện hữu trước mắt.  
Nguyễn Anh Nông viết bài thơ này năm 1988, khi những tháng năm cùng đồng đội ăn trong nắng, ngủ trong sương đã trở thành ký ức. Tâm trạng của người lính hiện lên qua những câu thơ đẹp: Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió, Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng... là những điểm nhấn quan trọng của bài thơ. Không thể quay ngược thời gian để trở về quá khứ, nhưng nhà thơ đã làm một cuộc “hành trình” để tìm lại khoảng thời gian thiêng liêng tưởng như đã vĩnh viễn trôi qua kia bằng tâm tưởng:
Những tháng năm ở rừng
Bập bùng bao kỷ niệm
Ôi, ngọn lửa giữa rừng đêm
Âm ỉ cháy trong ta da diết.
Những con người đã đi quá nửa đời sương gió, trở về vẫn một niềm trân trọng. Nguyễn Anh Nông viết về mình, về những người bạn “như mạch suối nhỏ trong lành” bằng thứ tình cảm chân thực và pha chút xót xa. Ngọn lửa giữa rừng đêm chính là ngọn lửa tin yêu trong lòng của anh dành cho quá khứ, đồng đội. Những kỷ niệm âm ỉ ấy để lại những ám ảnh miên man không dứt, cho nhân vật trữ tình trong bài thơ và cho người đọc.
Những tháng năm ở rừng của Nguyễn Anh Nông hay không chỉ bởi sự dụng công trong cấu tứ, ngôn từ mà còn đến từ cách anh nhìn cuộc chiến. Tác giả viết về chiến tranh, có gian khổ, có đau thương nhưng ấn tượng bao trùm lại là một ký ức khó phai đối với người lính. Những chặng đường đi qua như những nốt thăng trầm trên một bản hòa tấu nhiều giai điệu, có tin tưởng, có hoài nghi, có có cả niềm vui nỗi buồn. Điểm cuốn hút và ám ảnh người đọc của bài thơ đến từ cảm giác lắng đọng trước những điều thiêng liêng. Ở đó toát lên một sự trầm tĩnh và từng trải lạ thường. Điều mà không nhiều bài thơ viết về chiến tranh giai đoạn này dễ dàng có được.

      V.A


(*) Bài thơ Những tháng năm ở rừng của NAN và lời bình của TS. Đỗ Thị Thu Huyền in báo Quân đội nhân dân- cuối tuần, ra ngày 23/2/2013
Nguồn:
http://www.qdnd.vn/qdndsi...ng-nam-o-rung/288095.html
Và tại:
 http://nguyentuanhung.vnw...logs.com/post/1273/446090
Ảnh đại diện

Tha hương (Nguyễn Anh Nông): BÀI THƠ VÀ BẢN DỊCH TÔI YÊU

THA HƯƠNG
THƠ NGUYỄN ANH NÔNG
NGƯỜI DỊCH: NGUYỄN THỊ BÍCH NGA

Tha hương
(thân tặng Phạm Thuận Thành)

1.
Một bước ngỡ tới đâu
Ngàn vạn bước chửa tới mình
Ta như kẻ tập đi với đôi chân bé bỏng.

Đường đời dài rộng
Đường tình chông chênh
Phận mình lênh đênh.

Thăm thẳm trời mây
Hun hút gió
Đăm đắm bàn tay lá cỏ.

2.
Miền cực lạc vinh quang đâu tá?
Bao ngựa xe gục ngã ven đường
Tan - một kẻ tha hương.

Kẻ tha hương lầm lỗi
Giá...áo cơm đổi nửa cuộc đời
Nay trở về...bái vọng quê hương.

Ôi, buồn dứt
Người thân ta ngoảnh mặt?
Đời tha hương ngay ở trái tim mình.
1992

.

Living in a foreign country

(to Pham Thuan Thanh)

1.
One step took me to nowhere
Ten thousand steps couldn't take people to me
I looked like a man had just learned how to walk
on my small feet.

The road of life was long and large
The road of love was tottery
And my fate was drifting.

The sky and the clouds were very far
The wind was extremely deep
And a hand made of grass was passionate.

2.
Where was the blissfull and glorious place?
How many carriages collapsed at the road side?
I was – a man – living in a foreign country.

A man living in a foreign country who made lots of mistakes
Exchanged half of my life for food and things
Now I came back…
to bow my home town.

O how sad, so sad
'Cause my beloved turned me down
And the life of a man living in a foreign country
was right in my heart.
1992
------------------------------------------

Người dịch: Nguyễn Thị Bích Nga
Ngày dịch: 13/1/2008
.
NGUỒN:
http://nguyenvinhtuyen.bl...va_baocn_dar_ch_ta_i_ya_u

Trang trong tổng số 25 trang (244 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: