Trang trong tổng số 8 trang (78 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Điếu thành tây Loa Sơn cổ chiến trường xứ (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Thế nước suy rồi cứu được đâu!
Tây Sơn hùng mạnh cũng tan mau!
Vua Thanh, tướng Mãn lòng dối trá
Đất khách, quân ta dạ đớn đau.
Non nước một thời nhiều tủi hận
Cỏ cây muôn thuở lắm u sầu!
Thương thay cho những người binh sĩ
Thành những đống gò ở núi sâu!

Ảnh đại diện

Điếu thành tây Loa Sơn cổ chiến trường xứ (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Sóng ngã, việc đành chống chẳng lên
Tây Sơn nổi dậy cũng còn nghiêng.
Cậy người cứu nước không xong chuyện
Đất khách quân nhà mỏi đợi tin.
Sông núi sụt sùi sầu biệt quyết
Sông núi rên rĩ vứt cung tên.
Nằm dai thương kẻ nhăng gò đống
Trước mắt lô nhô lẫn núi lèn.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Bàng thôn tuý tẩu (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Trống cầu mưa đổ hạt mưa gieo,
Mưa mãi đường đi hố lộn phèo.
Ầm ĩ kìa ai kêu trước cửa,
Lão say trượt té biếu giò heo.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

An Sơn huyện (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Bóng chiều vẫn xế về tây
Chim rừng tối vẫn theo mây bay về.
Núi xuân mưa vẫn không lìa,
Gió đông dù mạnh khôn bề thổi bay.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tam nguyệt hối nhật giang thượng ngâm (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Nước trời nào thấy chi chi
Trong mây do dự việc gì vừng soi
Xuân đi nào đã đi dài
Giữa giòng thả mặc thuyền trôi phương nào.
Mai coi sóng cuộc hoa đào
Giờ nghe miệng biển phì phào mưa bơi
Gió đâu theo tiễn thuyền ai,
Thuyền ai cũng tiễn gió xuôi một lần.

Ảnh đại diện

Tam nguyệt hối nhật giang thượng ngâm (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Khó phân mặt đất với chân trời,
Bóng ác trong mây chẳng chiếu soi.
Ba tháng xuân dài ngày chửa hết,
Một dòng nước bạc, thuyền còn xuôi.
Đã nghe mưa bụi ngoài bờ nổi,
Sẽ thấy hoa đào trên sóng trôi.
Đưa tiễn khách du, cơn gió thối,
Khách du cũng biệt gió đông thôi!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tiên Hưng giáo thụ Lê Thường Lĩnh cửu bất tương kiến, phú thử dĩ ký (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Ngàn dặm ta nay đã trở về,
Bao nhiêu tháng rộng đã xa quê.
Tái ông mất ngựa trăng đêm chiếu,
Thi sĩ chạm rồng mây biển che.
Vắng mặt bạn vàng, đóng cửa chặt,
Xem trang sách cũ, thẹn lòng quê.
Luân thường đạo lý nay suy sụp,
Bằng hữu bắc nam đã biệt ly.

Ảnh đại diện

Tiên Hưng giáo thụ Lê Thường Lĩnh cửu bất tương kiến, phú thử dĩ ký (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Cõi ngoài lui bước chịu nằm queo,
Người cũ trông tin vẫn vắng teo.
Rồng chạm, mùng thầy, mây dọc biển,
Ngựa dông, mắt chủ nguyệt trên đèo.
Khép buồng e cũng quê mùa nhỉ,
Lật sách buồn cho kiến thức theo.
Cửa tuyết ai ngờ xuân đã tếch,
Bạn thân lại giận cách Ngô Lèo!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Hồi chu (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Thuyền ở đông về bóng xế tây
Mui thuyền đè thấp, gió cao bay
Khúc sông khúc khuỷu, hình rồng rắn,
Mặt nước xanh rờn, sắc cỏ cây
Hai huyện ráng hoa như kính sáng,
Mỗi thành cờ xí tựa trời mây
Cảnh xinh, chủ lại người thanh nhã
Khiến khách ngâm nga mãi tối ngày.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Sùng Ân tự (Nguyễn Văn Siêu): Bản dịch của Nguyễn Văn Đề

Chốn xưa nghênh giá một lần
Chùa xưa đặng chữ Sùng Ân muôn đời
Chùa xây giữa nước cùng trời
Gió mây cửa Phật có hồi nào tan
Riêng thương đầu trọc một đàn
Tuổi già rồi cũng bạc chan mái đầu
Hơn ai mõ sớm chuông chiều
Chim xuân chỉ một tiếng kêu âm trời.
Đám tiều ngư đã tối rồi
Ồn ào chi hãy reo cười bên sông!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 8 trang (78 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: