Trang trong tổng số 6 trang (56 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Độc dạ ngẫu thành (Trần Thiện Chánh): Bản dịch của Cao Tự Thanh

Rêu xanh thành núi ẩm mưa bay
Núi ướt màu mưa tối vẫn dày
Trống điểm, lầu cao vừa rụng nguyệt
Sáo vang, quán chiếc sớm tàn mai
Đời già, nợ tuổi khôn từ chối
Đất khách, tình quê dễ đắng cay
Muốn rửa sạch làu muôn nỗi nhớ
Ngại gì chẳng mượn chén làng say

Ảnh đại diện

Long tỉnh quá trạc (Hồ Xuân Hương): về chú thích

Vương Dương Minh, tên thật Vương Thủ Nhân (1472 - 1529], nhà chính trị và triết học nổi tiếng đề xuất thuyết tri hành hợp nhất là thời Minh, không phải thời Tống.

Ảnh đại diện

Khách trung tảo khởi (Trần Thiện Chánh): Bản dịch của Cao Tự Thanh

Đất khách đêm gần hết
Kêu hầu dậy nấu trà
Khói mai dày mái lá
Trăng lạnh chếch non xa
Phấn bướm còn vương cội
Râu ong chửa chấm hoa
Mấy lần chăn sợ rét
Tiếng quạ rộn quanh nhà

Ảnh đại diện

Bạch Lựu sơn tự (Trần Thiện Chánh): Bản dịch của Cao Tự Thanh

Cửa núi tà dương đọng
Chùa cao cảnh lạnh lùng
Quạ ồn chân viễn khách
Trăng sáng bóng sư ông
Chuông mở màu non biếc
Cây chìm ánh khói trong
Nghĩ thương chàng tết tóc
Áo sãi mặc không xong

Ảnh đại diện

Giang sơn ba tỉnh bài 06 (Tôn Thọ Tường): văn bản

Bản chép này giống trong Giai thoại làng nho của Lãng nhân. Phùng Tất Đắc là người gốc Bắc.

Ảnh đại diện

Giang sơn ba tỉnh bài 06 (Tôn Thọ Tường): về văn bản

Vững vàng là một từ láy âm, Đan dệt tuy đối nghĩa nhưng không đối âm, TTT lại rất giỏi thơ Nôm, hai chữ ấy Trương Vĩnh Ký phiên là Ràng rịt, có lẽ một người miền Bắc không biết từ này của phương ngữ Nam Bộ mới đọc sai là Đan dệt, câu này là Ổ toan ràng rịt, ổ là ổ chim, lấy điển từ Kinh Thi, ý nói phòng xa che ổ trước khi trời mưa, chữ thoi rất vô lý. (Cao Tự Thanh)

Ảnh đại diện

Sơn Dương trú thứ ngẫu thành kỳ 2 (Trần Thiện Chánh): Bản dịch của Cao Tự Thanh

Một lối đao gươm lại kéo đoàn
Tinh kỳ soi bóng đặc trường giang
Thư từ trời thẳm nghiêm truyền chiếu
Chinh chiến quân nay chỉ nhận hàng
Vượn sợ bồng con rời khỏi tổ
Sẻ khôn quen thói nhảy vào song
Hoa mai còn trắng mơ chinh khách
Tiếng sáo đâu vang phía cuối làng

Ảnh đại diện

Sơn Dương trú thứ ngẫu thành kỳ 1 (Trần Thiện Chánh): Bản dịch của Cao Tự Thanh

Núi non một đám tới quây vòng
Doanh trại oai nghiêm khí lạnh xông
Tráng sĩ hiên ngang cầm giáo sắc
Tướng quân ngạo nghễ vuốt râu hồng
Sương đầm hoa lặng hương thơm khắp
Gió lộng che chiều bóng lọt song
Cháo sáng được ăn cùng muối bọt
Nhờ quân đóng cạnh chợ đầu sông

Ảnh đại diện

Man Hạ chiến trường (Trần Thiện Chánh): Bản dịch của Cao Tự Thanh

Ải bắc rùng rùng bụi đỏ bốc
Non xa rắn lợn kéo nhung nhúc
Rắn lợn mài nanh đua hại người
Như trận dịch trời gieo chết chóc
Nhà vua thương dân biên giới khổ
Thư sai võ tướng ra Tây thổ
Võ tướng hùng tâm sánh vạn người
Đêm hướng Tam Dương cờ thẳng trỏ
Mờ sáng bên non mở chiến trường
Ào ào giặc dữ tới hàng đàn
Cưỡi ngựa xông lên như chớp nhoáng
Ba quân dũng mãnh đua ngăn cản
Trước non máu đỏ chảy thành dòng
Oai tướng lẫy lừng, quân rẻ mạng
Trăm hiệp hơn thua, trống chửa tàn
Sát khí xông lên, mặt nhật vàng
Âm thầm trời đất chợt biến sắc
Ngựa loạn roi cương, quân loạn hàng
Trên trận kêu gào chạy tan tác
Gió âm ngàn dặm nổi ào ạt
Phất cờ, tráng sĩ chẳng xông lên
Gươm giáo đầy đường lầm bụi cát
Nhợt nhạt rừng tre ánh tịch dương
Sa trường ngoảnh lại dạ càng thương
Chinh phu chưa thoả lòng khanh tướng
Chớp mắt âm dương đã rẽ đường

Ảnh đại diện

Hạc quan loạn hậu (Trần Thiện Chánh): Bản dịch của Cao Tự Thanh

Tai vạ vì chưng lắm bạc vàng
Qua ngang tuần Hạc dạ bàng hoàng
Múa ca trên tiệc gươm tua tủa
Lầu gác trong tro dấu ngổn ngang
Ngày xế quạ kêu mây lạnh tới
Chiều buông ngựa hí cỏ thu vàng
Gái làng sau loạn trông tiều tuỵ
Nửa xóm cài then sợ sói lang

Trang trong tổng số 6 trang (56 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: