Trang trong tổng số 11 trang (105 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vạn diệp tập - Bài 1424 (Yamabe no Akahito): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Trên nội cỏ mùa xuân
Tôi đi đến
Hái bông hoa tím
Rồi bị cánh đồng mê mẩn
Tôi ngủ lại một đêm.

Ảnh đại diện

Vịnh Hồ Tây (Nguyễn Công Trứ): Chữ Yên hay Hương

Nghe bản hát trên youtube của Giáo phường Thái Hà sẽ thấy ca nương hát là "Hương tiêu" chứ không phải "Yên tiêu":

http://www.youtube.com/watch?v=wpnlG--lgqA

Ảnh đại diện

Vịnh Hồ Tây (Nguyễn Công Trứ): Sửa lỗi

Hình như 2 câu của Lưu Thương là
香销南国美人尽,怨入东风芳草多
Hương tiêu Nam quốc mĩ nhân tận
chứ không phải
Yên tiêu ....

Xin admin (anh Vanachi?) kiểm tra lại nhé!

Ảnh đại diện

Bài số 19 (Tagore Rabindranath): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Anh làm vườn Sudas hái bông hoa sen cuối cùng còn sót lại trong hồ sau mùa đông quái ác và đến trước cổng điện để định bán cho nhà vua.
Anh gặp một người lữ khách, người này nói: "Xin hãy cho tôi biết giá của  bông sen cuối cùng này, tôi muốn mua để cúng dường Đức Bụt."
Sudas bảo: "Nếu anh trả một đồng masha vàng thì tôi sẽ bán."
Thế là lữ khách trả một đồng masha vàng.

Ngay lúc đó nhà vua bước ra, ngài cũng muốn mua bông sen vì ngài đang trên đường đến viếng Bụt, và ngài nghĩ, "Dâng lên Bụt đóa hoa sen nở trong mùa đông thì thật tốt lành biết mấy."
Khi anh làm vườn bảo rằng người kia trả cho anh một đồng masha vàng, nhà vua liền trả cho anh mười đồng, nhưng lữ khách liền đưa ra giá gấp đôi nhà vua.
Anh làm vườn, vốn tham lam, bỗng nghĩ tới cái lợi lộc lớn hơn so với những đồng tiền hai người kia đang đấu giá, liền cúi đầu và bảo, "Tôi không bán bông sen này."

Trong bóng râm của vườn xoài bên ngoài tường thành, Sudas đang diện kiến Bụt. Môi Người luôn thường trực sự im lặng đầy thương yêu còn mắt Người luôn ngập tràn những tia an lạc như sao mai trong một sớm mùa thu đẫm sương.
Sudas nhìn vào mắt Người, đặt bông sen lên chân người, và cúi đầu xuống đất bụi.
Bụt cười và hỏi, "Con có nguyện gì hở con trai?"
Sudas kêu lên, "Ít nhất xin hãy cho con được chạm vào chân Đức Bụt."

Ảnh đại diện

Bài số 17 (Tagore Rabindranath): Bản dịch của Nhật Chiêu

Tôi mang chiếc lồng đèn đất ra khỏi nhà mà gọi lớn,
  "Các em ơi, đến đây nào, anh sẽ thắp sáng đường cho các em đi!"
  Đêm vẫn còn ám tối khi tôi trở về, bỏ lại con đường cho tịch mịch, và tôi cất tiếng van lơn,
  "Thắp sáng cho tôi với, Lửa ơi! Vì chiếc lồng dèn đất của tôi đã vỡ tan thành cát bụi rồi!"

Ảnh đại diện

Bài 12 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Những cơn mưa tháng năm
vẫn còn chưa làm đổ nát
Quang Đường.

Ảnh đại diện

Bài 11 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Cỏ cao mùa hè
Những chiến sĩ
Sau giấc mơ.

Ảnh đại diện

Bài 10 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Lấy lá xương bồ
buộc chân
qua đôi dép.


Bản dịch lục bát của Vĩnh Sính không sát bằng bản dịch haiku, vì ông dựa trên văn cảnh của cuốn "Lối lên miền Oku" lúc đó Basho đang kể chuyện từ biệt Kaemon và được tặng hai đôi dép rạ, quai đan bằng lá xương bồ.
Ảnh đại diện

Bài 09 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Đoá hoa
Người đời không biết đến
Cây lật bên hiên nhà.


Chữ "lật" (cây dẻ - kuri) gồm chữ "tây" và chữ "mộc", gợi ý ở nơi Tây phương Tịnh độ. Người ta bảo rằng Gyogi Bồ tát suốt đời dùng gậy cây lật và xây cột nhà cũng bằng gỗ lật.

(Matsuo Basho, Lối lên miền Oku, NXB Thế giới)
Ảnh đại diện

Bài 08 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Phong lưu
Phải được khởi đầu
Bằng bài thơ cấy mạ ở Oku.

Trang trong tổng số 11 trang (105 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: