Trang trong tổng số 3 trang (23 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Bóng nắng ngày 10/05/2011 03:30
Tôi muốn hỏi, trong bài thơ Hội Lim của Vũ Đình Minh, có cấu: "Nên hội này xem hát chẳng vô tư" hay "Nên hội này em hát chẳng vô tư"?
Gửi bởi Bóng nắng ngày 04/03/2011 08:32
Bài thơ rất ngộ, thể thơ hai chữ này đọc nhịp nhanh, dễ nhớ!
Gửi bởi Bóng nắng ngày 15/11/2010 02:23
Anh ơi, đổi hai chữ câu cuối đi, đã " Ai người đã để đêm đi, mưa buồn… ", rồi lại "Cái đêm lạc giấc đầy vơi mưa buồn!". Có thể là "Cái đêm lạc giấc đầy vơi bên trời", hay "đầy vơi tiếng lòng", v.v...
Gửi bởi Bóng nắng ngày 26/10/2010 23:36
(Đôi mắt như lửa kia nào "giấu" được ai) hay (Đôi mắt như lửa kia nào "dấu" được ai)?
Gửi bởi Bóng nắng ngày 06/09/2010 10:21
Đề nghị Nguyệt Thu đưa bài hát lên thivien được không? Tôi và nhiều người rất muốn được nghe bài hát này.
Gửi bởi Bóng nắng ngày 22/08/2010 11:13
Đúng vậy, câu đầu là tên bài thơ này.
Gửi bởi Bóng nắng ngày 22/07/2010 21:39
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Bóng nắng vào 22/07/2010 21:41
Bài thơ Nhớ Tây Bắc của Phạm Ngọc San (Phạm Thôn Nhân) là một bài thơ hay. Trong bài này, riêng tôi thấy phân vân ở câu bát dòng thứ tư. "Thu đi không để dấu giầy thời gian", lộ quá và chưa thật thơ. Là tôi, tôi sẽ viết "Thu đi không để dấu gầy thời gian", vừa nói được cái hanh hao, cái xơ xác mùa thu, vừa thấy bóng dáng con người lam lũ nơi Tây Bắc. Mấy lời "đánh trống qua ngõ nhà sấm" với bác San, kính mong lượng thứ.
Gửi bởi Bóng nắng ngày 20/07/2010 02:02
Hôm nay tôi tìm lại được Diệp Sương. Tác giả là thành viên của Câu lạc bộ văn học trẻ Hà Nội, thành viên Gia đình áo trắng. Thơ của Diệp Sương hồn hậu, da diết và trong thơ ta thấy em như đang mải miết kiếm tìm những gì mới lạ...
Gửi bởi Bóng nắng ngày 19/07/2010 03:34
Cảm ơn chị. Vâng, em sẽ cố gắng để sáng tác, mong đóng góp thêm vào mảng văn học thiếu nhi. Nhưng có thể lực bất tòng tâm, mong muốn thì thừa mà mình lại bất tài. Sẽ gom góp tiền để in thơ cho trẻ em đọc chơi.
Bài thơ trữ tình, lục bát biến thể, đọc gợn buồn. Bài thơ có nhiều hình ảnh hay "nhớ thương gửi cánh Sâm Cầm", "Văn Lâu ngóng đợi âm thầm". Câu "Bâng khuâng/ gió nói điều chi/Lặn vào trong tiếng mái nhì/mênh mang" là hay, cá nhân tôi đọc rát thích. Tôi đã từng ở Huế mùa mưa. mưa buồn và thời gian trôi chậm rãi. Vì thế, câu "mưa qua vồi vội", theo tôi chưa hợp cảnh bài thơ. Nếu có thể viết là "mưa qua vời vợi", vừa nói được cái mênh mang, vừa sâu thẳm, vừa luyến tiếc, cho "Lỡ làng chút duyên" chăng?
Trang trong tổng số 3 trang (23 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối