Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phong lan tim tím (Trần Kim Thanh): Xúc cảm Phong lan tim tím

Phong lan buồn tim tím rớt ngoài hiên
Là phong lan rơi hay là trái tim mỏng manh của người phụ nữ vỡ tan????????? Màu hoa hay phải chăng là biểu tượng của thời gian chia phôi theo mối tình phai nhạt... Một chiều mưa, em khẽ ngâm lên khúc nhạc buồn mang tên Phong lan tim tím của Xương rồng đen... Em nhớ anh... Nhớ vẻ đẹp hoang dã kiêu sa của một loài hoa với sắc tím thuỷ chung-món quà gõ cửa trái tim em do anh tặng...Và em sẽ gọi:nâng niu, trân trọng, đầy yêu thương, đó là loài hoa mang tên ANH

Ảnh đại diện

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử): gửi Shmily_0604

Shmily_0604 ơi Bạn có thể gửi cho mình đôi nét về xuất xứ bài thơ cũng như mối tinh của Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc không

Ảnh đại diện

Màu tím hoa sim (Hữu Loan): Màu tím hoa sim

Màu tím hoa sim là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá, vào thời điểm được cho là sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đời.
Bài thơ xuất hiện đầu tiên trên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Trong vụ án Nhân văn giai phẩm, nó bị coi là thứ văn chương ủy mị, mang tư tưởng tiểu tư sản, và là một trong những bằng chứng để bộ văn hóa đương thời kết tội tác giả của nó. Tuy nhiên bài thơ vẫn được truyền đi rộng rãi trong công chúng bằng những bản chép tay và được đưa vào miền Nam Việt Nam, tại đây bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát nổi tiếng. Vào năm 2004, nó được mua bản quyền với giá 100 triệu đồng tiền Việt Nam, trở thành một kỷ lục Việt Nam.
Năm 1990, bài thơ được in lần đầu trong 1 tập thơ, đó cũng là tập thơ đầu tiên được xuất bản của Hữu Loan: Mầu tím hoa sim.


Thơ nói về 1 cuộc tình đau khổ trong chiến tranh, với nhân vật chính là anh lính và một cô thiếu nữ. Họ yêu nhau, cưới nhau, trước khi chia tay nhau để anh lính đi ra trận. Anh vẫn thường lo lắng nếu như mình bỏ mạng nơi chiến trường thì thương cho người vợ, thế nhưng vào cái ngày anh trở về với niềm háo hức, thì nghe tin vợ đã chết. Trong miền hồi tưởng, anh nhớ về những kỷ niệm xưa, với hình bóng dịu dàng, thầm lặng của người thiếu nữ, anh nghĩ đến những đứa em, những người anh của cô gái cũng đã đi lính nơi xa xăm. Rồi anh lại ra đi. Trên con đường hành quân, qua những đồi sim tím, hình bóng của người vợ nhỏ vẫn vang về đâu đó, như nhắc khơi về một câu ca dao cũ: "Áo anh sứt chỉ đường tà/Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...".
Thời điểm sáng tác của bài thơ, theo nhiều người, là sau khi người vợ đầu tiên, bà Lê Đỗ Thị Ninh, của tác giả chết đuối khi trượt chân xuống bến nước trong trang trại của nhà (trong bản in của bài thơ thường có thêm phần đóng dấu trong ngoặc đơn: "Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh"). Bà Ninh là một thiếu nữ đẹp, con gái của ông Lê Đỗ Kỳ, kỹ sư canh nông, đã từng giữ chức Tổng Thanh tra Canh nông Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Kỳ là đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên. Vợ ông là con một nhà khoa bảng đất Thanh Hóa, sau Cách mạng có công tác ở hội phụ nữ.
Hữu Loan quen biết gia đình ông Lê Đỗ Kỳ khi nhà thơ 26 tuổi và được mời về dạy học cho ba người con trai lớn của ông quan kỹ sư Canh nông, lúc đó cô Ninh mới 10 tuổi. Trong suốt thời gian ở trong gia đình họ Lê Đỗ, ông coi cô như em gái của mình.
yêu nàng
như tình yêu em gái
Điều mà nhà thơ không biết là bà Kỳ rất quý mến ông nên đã có ý gả cô em gái tên Nga cho ông, nhưng do cô Nga không muốn vương vấn chuyện đời mà muốn xuất gia theo đạo nên bà lại chuyển sang muốn gả con gái mình.[3] Ông bà Lê Đỗ Kỳ không thổ lộ điều này nhưng bắt đầu bí mật để ý đến nhà thơ. Khi Hữu Loan đi tham gia kháng chiến, làm chính trị viên tiểu đoàn ở Đại đoàn 304 của tướng Nguyễn Sơn, cùng đơn vị với ông có Quốc, là người em họ với cô Ninh. Mãi cho đến một hôm, Quốc mới tiết lộ cho ông biết là bà Kỳ cử Quốc "giám sát" Hữu Loan để đề phòng ông có tình ý với những phụ nữ khác.
Khi biết được gia đình ông bà Kỳ có ý tác thành, nhà thơ về thưa chuyện với ông bà xin cưới cô Ninh. Đám cưới diễn ra đơn giản, cô Ninh tuy là con nhà giàu, tư sản gia đình có đến 500 mẫu ruộng nhưng cô sống hết sức giản dị, ngày cưới cô còn không đòi phải may áo mới: "ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới" vì cô Ninh nói với ông là vợ chồng cốt ở yêu nhau, không cần bày vẽ.Nhà thơ và "cô em gái nhỏ" làm lễ thành hôn ngày 16 tháng 2 năm 1949 trong một lần ông xin về phép. Điểm nội bật của đám cưới chỉ là chiếc bình hoa. Chiếc bình mà ba tháng sau ông về khóc vợ đã thành chiếc bình đựng hương trên mộ, chiếc bình hương đặc biệt ấy ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ, đặt trên bàn thờ cô Ninh.
chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương tàn lạnh
vây quanh
Từ ngày cưới 16 tháng 2 đến ngày 29 tháng 5 cô Ninh mất là hơn 3 tháng. Số ngày cô sống bên chông chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cô Ninh hay mặc áo tím và ông cũng đã có lần dẫn cô đi chơi lên những đồi hoa sim tím và ngẫu nhiên là dọc bờ sông nơi cô chết cũng mọc đầy những hoa sim tím.
Bài thơ lâu nay được lưu truyền chủ yếu qua các bản chép tay nên có nhiều dị bản, các bản thường khác nhau về cách xuống dòng, về từ ngữ, viết hoa và viết thường. Bản được Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật đóng dấu đăng ký là bản chép tay của ông vào ngày 12/10/2004.
*Nhân vật trong bài
Trong bài ngoài 2 nhân vật chính là anh lính và người vợ, còn có 3 người anh:
Một chiều rừng mưa
ba người anh,
từ chiến trường Đông Bắc
được tin em gái mất
trước khi em lấy chồng
Ba người anh cũng là nhân vật có thật: người anh cả là ông Lê Đỗ Khôi, làm Chính ủy tiểu đoàn, hy sinh trên đồi Him Lam chỉ vài giờ trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Người anh thứ hai là ông Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị còn người anh thứ ba là ông Lê Đỗ An, tên công tác là Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn - Phó Ban dân vận Trung ương.Lúc đó cả ba người anh đều đang ở chiến trường Đông Bắc, do thư từ thời đó vận chuyển khó khăn nên họ nhận được tin em gái chết trước khi nhận được thư nhà báo tin em lấy chồng

Ảnh đại diện

Nhớ máu (Trần Mai Ninh): Tiểu sử Trần Mai Ninh

e xin đóng góp đôi chút
Trần Mai Ninh tên thật là Nguyễn Thường Khanh. Ông sinh năm 1917 tại Thanh Hóa. Thời trẻ, Trần Mai Ninh tham gia phong trào yêu nước Mặt trận dân chủ (1936-1939) của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông làm phóng viên, biên tập viên cho các báo Bạn dân, Thời thế (1937), Tin tức, Thế giới, Người mới (1938), Bạn đường (1939)... Khi Mặt trận dân chủ bị chính quyền thuộc địa đàn áp, Trần Mai Ninh về quê hoạt động ở chiến khu Ngọc Trạo. Ông bị nhà cầm quyền bắt giam nhưng sau đó vượt ngục và tham gia giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở Nam Trung bộ. Sau đó Trần Mai Ninh tham gia kháng chiến ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa.
Ông lại bị chính quyền thực dân bắt và qua đời trong tù năm 1947. Trần Mai Ninh để lại nhiều tác phẩm, nhưng nổi tiếng hơn cả là bài thơ Nhớ máu.
Trần Mai Ninh được trao giải thưởng cấp nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
Hội nhà báo tỉnh Thanh Hóa cũng lấy tên Trần Mai Ninh đặt cho giải thưởng cao quý nhất của hội. Tại Thanh Hóa còn có một trường học mang tên ông.
Tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một con đường mang tên Trần Mai Ninh.

Ảnh đại diện

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử): Hoàng Cúc

Mn ơi Bài thơ này có phải của Hàn Mặc Tử gửi cho Hoàng Cúc không

Ảnh đại diện

Đất quê ta mênh mông (Bùi Minh Quốc): Tác giả

Bùi Minh Quốc có bút danh là Dương Hương Ly, mình cứ tưởng con gái

Ảnh đại diện

Mèo con đi học (Phan Thị Vàng Anh): Phan Thị Vàng Anh

Phan Thị Vàng Anh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Y khoa Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993, hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996. Năm 2005, bà được bầu làm ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 7.

Bà là con gái của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Thường
Nhà văn Nguyễn Khải từng khen Phan Thị Vàng Anh một câu ngắn: "Nguyễn Huy Thiệp mặc váy".

Ảnh đại diện

Đêm mưa (Tô Hoàn): Đêm mưa

Vâng! Có lẽ vào một đêm mưa người chiến sĩ về thăm mẹ, anh chạnh lòng thương căn nhà dột của mẹ từng đêm, từng đêm những cơn mưa xôi xả vô tình dột vào. Đó là mưa rơi ngoài kia hay là mưa gió của cuộc đời mẹ lặng thầm hi sinh vì con vì cái???? “Mưa rơi sợi thẳng, sợi xiên / Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời” anh thương mẹ bao nhiêu để rồi trách mình bấy nhiêu: “Con đi đánh giặc suốt đời - Vẫn không che được một nơi mẹ nằm” Nhưng anh chiến sĩ ơi, đừng buồn nữa! Vì hành động đánh giặc kia của anh có khác chi lòng yêu TỔ QUỐC, mà tình yêu Tổ quốc vốn bắt nguồn từ tình yêu quê hương, yêu những người thân ruột thịt trong gia đình. Tình yêu mẹ của anh đã chan hoà trọn vẹn trong tình yêu quê hương đất nước rồi!

Bài thơ này được bình chọn vào một trong số những bài thơ hay nhất thê kỉ XX do do Trung tâm văn hoá doanh nhân và NXB Giáo Dục phối hợp tổ chức đã lựa ra được 100 thi phẩm xuất sắc và công bố trong đêm nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 5.

Ảnh đại diện

Bâng quơ (Đinh Hoàng Anh): Tác giả Đinh Hoàng Anh là ai

Bạn thica_đời ơi! Nhà thơ Đinh Hoàng Anh là ai? Nữ thi sĩ hay là nam? Còn trẻ hay đã luống tuổi

Ảnh đại diện

Ốc nhồi (Hồ Xuân Hương): Thơ Hồ Xuân Hương

Thơ hay nhưng sao nghe ghê ghê kiểu gì ấy

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: