Thực ra, chẳng ai có thể bắt cộng đồng ngôn ngữ "nói" theo mình. Cho nên, nhiều khi dùng sai nhưng được chấp nhận thì cũng trở thành "đúng". Tuy nhiên, trường hợp của "cứu cánh" là khác. Bởi lẽ, từ này vẫn được dùng phổ biến, nhất là trong đời sống tín ngưỡng, triết học. "Cứu" có nghĩa là cuối cùng, "cánh" là chỗ cuối cùng. Thuyết cứu cánh cho rằng: vạn vật sở dĩ tồn tại là có mục đích, trái với thuyết này là ngẫu nhiên. Ta thường nghe: Cứu cánh của tu nhân học, cứu cánh của đạo Phật là giải thoát…
Bác ấy tên là Tư Đường, người Ninh Bình. Năm nay có gần 70 tuổi. Vui tính. Thơ kiểu Bút Tre cũng khá hay. Hồi đó, ai cũng nghèo. Người ta sắm để làm của nhiều thứ bây giờ thấy rất lạ. Bác Tư hồi ấy viết thơ tặng bạn (thầy đồ) thế này:
"Nhà thì ba thủ máy khâu Con thì quần rách trật nâu ra ngoài Tiền thì chẳng có tiêu xài Sắm toàn xe hỏng để hoài không đi Bây giờ tình thế rất nguy Vợ già còn chửa làm chi hả trời!!"
Bạn có thể tham khảo: Cách định vị không gian cư trú trong các tác phẩm viết về Nam Bộ thường là không gian sông nước: "Rạch, Xẻo, Kênh..." khác với cách định vị không gian cư trú trong văn học viết về đề tài nông thôn Bắc Bộ ("Xóm, làng, thôn, bản..."). Vài hàng, chúc bạn thành công!
Trùng ngôn. Khái niệm không dễ dàng chinh phục mọi người, nhất là những người thường dùng ngôn ngữ viết. Cuộc tranh luận: "Địa đàng trần gian" có mắc lỗi trùng ngôn hay không vẫn không có lời kết. Người theo quan điểm J.Lyons và một số nhà nghĩa học khác thì bảo nó trùng ngôn. Người không đi theo quan điểm này thì gọi đó là thói quen ngôn ngữ. Một cách ứng xử trung dung kiểu Khổng học thì tuỳ từng trường hợp mà xem xét. Nếu vậy thì: "Tia nắng mặt trời" chẳng nên gọi là trùng ngôn,…
Anh Đồ ơi. Sao anh cũng giống tôi "phân nửa". Áp lực công việc, những rắc rối ở cơ quan. Tìm người tri âm với mình thật khó. Không gian thục ở đời, con người ganh đua chiếm lĩnh. Hy vọng không gian này là nơi ta có thể giải toả, giãi bày.
Có nhiều bài viết (kể cả trên truyền hình VN) dùng sai từ "cứu cánh". "Cứu cánh" có nghĩa là mục đích cuối cùng. Vì thế người ta có thể viết: "Vạn vật sinh ra có cứu cánh của nó" (thuyết duy tâm), nhưng không thể nói: "Hỗ trợ lãi suất lúc này là cứu cánh của doanh nghiệp."
Có sự phân biệt giữa phép lặp và lỗi trùng lặp* (trùng ngôn). Đây là lỗi thường gặp: Ví dụ: - Tia nắng mặt trời. ("tia nắng" trùng lặp với "mặt trời") - Đoá hoa vô thường. (Vạn vật dĩ nhiên "vô thường" - không trường tồn. Hơn nữa theo truyền thống văn hoá phương Đông thì "hoa" là biểu tượng của sự vô thường, "sớm nở, tối tàn".) - Thương nhau nên mới phải lòng ("Thương nhau", "phải lòng" là một, ngoại trừ người nói đặt trong bối cảnh vì tội nghiệp, thương xót) …
Viết văn là một việc khó khăn nhưng cũng hết sức thú vị. Nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải học tập, sáng tạo không ngừng. Mình lập chủ đề này để cùng trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Rất mong các bạn cùng tham gia.
Núi Nam ------------ Kính viếng hương hồn nhà văn Sơn Nam*
Núi không cao, vẫn Núi Nam Ngàn năm soi bóng Long Giang hiểu mình. --------------------------------- * "Nhắc dông dài để nhớ mãi tư cách của con người. Sống hay chết, già hay trẻ đều là con người, phải giữ tư cách" (Hồi ký - Sơn Nam)