Cái bài này mà bảo phân tích thì chắc điểm kém quá !!!
Đọc bài viết về bài hát này từ lâu rồi và đã sưu tầm khoảng 3,4 version của bài này và phải nói là không có bản nào từ có lời cho đến không lời mà không gây cảm giác rợn gai ốc cả !!!
Mình có 2 tập thơ "7 thế kỷ thơ tình Pháp", mặc dù rất thích thơ tình Pháp nhưng đọc hông hiểu nhiều cho lắm, chắc do trình độ hạn chế !!!
Học sinh giỏi văn cấp Tỉnh có khác ta !!!
Quê hương đối với mình không thể viết ra thành lời được. Nếu viết mình chỉ viết được những kỷ niệm ngày xưa. Những buổi trưa hè không ngủ trưa theo lời mẹ mà trốn đi bắt chuồn chuồn, ngày ba đem 1 con se sẻ bé xíu về cho nó ăn vì thấy nó rơi từ trên cây xuống, hay những buổi tối mưa rả rích được cuộn tròn trong lòng mẹ nghe truyện cổ tích,.... đối với mình tất cả những kỷ niệm đó mang hình ảnh quê hương. Còn nếu có ai bắt mình phải viết suy nghĩ của mình về quê hương thì cho mình xin lỗi vì mình…
Tối hôm nọ nằm trong KTX của đại học Kiến trúc chợt đọc được 4 câu này khắc 1 cách nắn nót lên trần giường mà cay nơi sống mũi
Quê Hương là gì hở mẹ ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê Hương là gì hở mẹ ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
............
nguyenhnv đã viết:
Chào bạn chủ topic, vì bận công việc nên hôm nay tôi mới có thời gian post vài dòng trả lời bạn cho phải phép.
Điều thứ nhất…
Làm sao mà so sánh "Tống Biệt Hành" với "Tây Tiến" được. 1 bài là viết lúc ra đi, 1 bài là trên đường tranh đấu mà nhóc rùa.
Cả 2 bài này đều viết về chiến sĩ, đều sử dụng ngôn từ cực kỳ điêu luyện, phá cách mà khó nhà thơ nào có thể viết được thế nên đem 2 bài này so sánh với nhau quả hơi khập khiễng. Có chăng chỉ là thái độ dứt khoát của người lính trong TBH với thái độ lạc quan, hóm hỉnh của người lính trong TT thôi
PS: À, nhóc rùa có từ "nghe" đó nghe chưa.
Ừ, quả đúng là Tagore thật. Do em nhớ lan man với cái này này Rabindranath Thakur. Mấy anh chị em thông cảm giùm nha
http://vi.wikipedia.org/wiki/Rabindranath_Tagore
Bản dịch của Nguyệt Ánh mang 1 chút âm hưởng của thi ca ảnh hưởng phong cách lãng mạn phương Tây, cách dùng từ hơi bay bổng thái quá với những từ như "vương vấn","run rẩy",..., chưa đem được nét GIẢN DỊ của bản tiếng Anh vào được. (Giọng thơ này hơi giống Xuân Diệu)
Bản dịch của Đỗ Khánh Hoan tốt hơn nhiều nhưng nếu so với bản tôi đưa ra ở trên thì có lẽ chẳng làm tôi ngơ ngẩn bằng
Bản dịch tôi nêu trên là của Hàn Thủy, cách dùng từ ngắn gọn, nhẹ nhàng nhưng vẫn giàu hình ảnh, mang 1 nét gì đó…
Chà ! bạn Vô Hình nói giống y như trong các sách học tốt văn học và các thầy cô mình dạy ở trường.
Xin mọi người hãy cùng vào đây và cho mình thêm vài ví dụ về hiện tượng nhảy cóc tâm trạng này để làm phong phú thêm chủ đề nào, dạo chủ đề nào cũng thấy bài Đây thôn Vĩ Dạ cả.