Sương buông sông Đuống xa mờ Nghe câu quan họ sững sờ lòng tôi Miếng trầu ai, thắm làn môi Năm canh Quán Dốc bồi hồi ấp e Theo chân em đến với quê Nhặt câu quan họ đem về thành thơ Để rồi năm đợi mười chờ Hội Lim năm tới hết mơ gặp người Bây giờ em đã có nơi Để cho lẻ bóng xa vời lòng anh Cành sương nặng trĩu năm canh Hội tan chào bạn thôi đành kiếp sau! (27/2/2009)
BÚT DANH “TỐ HỮU” CÓ NGHĨA LÀ GÌ VÀ CÓ TỪ LÚC NÀO?
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành. Còn bút danh "Tố Hữu" có nghĩa là gì và có từ lúc nào? Sau đây là một đoạn trích trong cuốn sách “Nguyễn Chí Thanh – sáng trong như ngọc một con người” của nhà văn Trần Công Tấn – nhà văn quân đội: “Tố Hữu là gì. Tại sao không ký thơ của Kim Thành mà là Tố Hữu. Thành kể tóm tắt cho Vịnh (Nguyễn Chí Thanh) nghe rằng năm 1938, sau khi được kết nạp Đảng, Thành đi vận động quần chúng, gặp cả công, nông và trí…
BÀI THƠ HAY NHẤT CỦA TỐ HỮU ĐƯỢC SÁNG TÁC TRONG TÙ
Nhà thơ Tố Hữu giác nghộ Cách mạng từ rất sớm. Ông đã bị giặc Pháp bắt giam nhiều năm, được liệt vào tù chính trị nguy hiểm, trải qua nhiều nhà tù khắc nghiệt như: Nhà lao Thừa Phủ, nhà tù Lao Bảo, nhà Tù Buôn Mê Thuột vv. Trong tù ông đã sáng tác nhiều bài thơ tuyên truyền đấu tranh Cách mạng và nêu cao ý chí kiên trinh của người Cộng sản. Trong những bài thơ đó có bài “Khi con tu hú”, đã được độc giả bình chọn là một trong 100 bài thơ hay…