Trang trong tổng số 10 trang (95 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

Cảm ơn HA đã tìm hai bài "Hoa bưởi" hay quá...Chúc vui nhiều nghen!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NguyễnTháiHoàn

Rằng Bí thư chẳng bí thơ
Rằng thơ với Đảng nặng duyên tơ.
   (Tố Hữu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

..................................
Biết không em, nỗi lòng anh khi đó ?
Nó tơi bời đau đớn lắm  em ơi!
Bàn chân em còn luyến tiếc không rời
Nơi em đã cùng anh vui phút chốc.

Những đêm tối, anh viết bài em học
Cho em quên bớt nỗi nhọc ban ngày
Nơi bao nhiêu âu yếm tuổi thơ ngây
Anh đã trút cho lòng em tất cả!

Em ngoái cổ nhìn anh ta chỉ trả
Thầm cho nhau đôi mắt ướt ly sầu!
Biết làm sao, em hỡi, nói cùng nhau ?
Tiếng chưởi mắng vẫn phun hoài, nhục nhã!

Thì em hỡi! Đi đi, đừng tiếc nữa!
Ngại ngùng chi ? Nấn ná chỉ thêm phiền!
Đi đi em, can đảm bước chân lên
Ừ đói khổ đâu phải là tội lỗi!

Anh mới hiểu: càng ngậm ngùi khổ tủi
Càng dày thêm uất hận của lòng ta
Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già
Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu
................................
(Tố Hữu)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NguyễnTháiHoàn

BÀI THƠ HAY NHẤT CỦA TỐ HỮU ĐƯỢC SÁNG TÁC TRONG TÙ

Nhà thơ Tố Hữu giác nghộ Cách mạng từ rất sớm. Ông đã bị giặc Pháp bắt giam nhiều năm, được liệt vào tù chính trị nguy hiểm, trải qua nhiều nhà tù khắc nghiệt như: Nhà lao Thừa Phủ, nhà tù Lao Bảo, nhà Tù Buôn Mê Thuột vv.  Trong tù ông đã sáng tác nhiều bài thơ tuyên truyền đấu tranh Cách mạng và  nêu cao ý chí kiên trinh của người Cộng sản. Trong những bài thơ đó có bài “Khi con tu hú”, đã được độc giả bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ XX.
Bài thơ này ông sáng tác vào tháng 7/1939 khi đang bị giam trong nhà lao Thừa Phủ. Vào những trưa hè, xung quanh nhà giam có nhiều cây phượng đã trổ hoa đỏ rực, những cây bàng cao nhiều tầng lá che bóng mát, lá gội, lá dương liễu vv...  Tiếng chim hót, tiếng ve ngân ra rả, râm ran xung quanh lao Thừa Phủ. Cuộc sống bên ngoài đang trỗi dậy từng giờ. Cách mạng đang vào thời kỳ phát triển nhanh chóng. Thế mà người cộng sản lại phải tú túng trong nhà giam ngột ngạt. Ông thấy uất quá, muốn “đạp tan phòng giam” để ra ngoài hoạt động cách mạng.

“ Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lượn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NguyễnTháiHoàn

BÚT DANH “TỐ HỮU” CÓ NGHĨA LÀ GÌ VÀ CÓ TỪ LÚC NÀO?

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành. Còn bút danh "Tố Hữu" có nghĩa là gì và có từ lúc nào? Sau đây là một đoạn trích trong cuốn sách “Nguyễn Chí Thanh – sáng trong như ngọc một con người” của nhà văn Trần Công Tấn – nhà văn quân đội:
“Tố Hữu là gì. Tại sao không ký thơ của Kim Thành mà là Tố Hữu.
Thành kể tóm tắt cho Vịnh (Nguyễn Chí Thanh) nghe rằng năm 1938, sau khi được kết nạp Đảng, Thành đi vận động quần chúng, gặp cả công, nông và trí thức. Một hôm gặp một ngư ông là một nhà nho đang ngồi câu cá. Anh nói chuyện cho ông nghe về chủ nghĩa Cộng sản theo cách và quan niệm của anh lúc mới bước vào tuổi 18. Ngư ông lắng nghe và có vẻ hình như cũng bị thuyết phục một phần. Rồi anh đọc cho ông nghe mấy bài thơ đầu tiên của mình. Ngư ông cũng thích thơ Đường và hỏi anh lấy bút danh gì ngoài tên cha mẹ đẻ đặt cho. Thành không có bút danh. Ngư ông nói đã là thi sĩ thì phải có bút danh, rồi ông kể cho Thành nghe chuyện Khổng Tử gặp chú bé Hạng Thác. Khổng Tử hỏi: “Cháu có biết ở trên trời có bao nhiêu ngôi sao không?”. Khổng Tử không ngờ chú bé Hạng Thác lại hỏi lại: “Nhưng ông, ông có biết trên mắt ông có bao nhiêu sợi lông mày không?”
Khổng Tử nghĩ lại: “Ừ nhỉ, một điều rất gần mà ta không biết, huống là chuyện rất xa ở trên vũ trụ. Đúng. Chú bé này tự có một tâm trí lớn. Nguyên văn chữ Hán: Tố là tự mình, trong mình. Hữu là có, sở hữu. Chú bé này tự mình có những ý nghĩ lớn... trong mình có: tức là Tố Hữu.
Từ đó Thành lấy bút danh là Tố Hữu để ký dưới các bài thơ, nhưng anh không nhận mình thông minh như Hạng Thác mà anh hiểu theo nghĩa chữ nho: Tố - có nghĩa là đẹp, là trắng, trong. Còn Hữu cũng có nghĩa là bạn. Tình bầu bạn đẹp và trong trắng...
Nghe xong Vịnh cười, nói:
- Cậu khiêm tốn, nhưng thơ cậu hay thật.
- Rồi Vịnh nói thêm - mà tên Kim Thành cũng hay lắm chứ sao... Thành bằng vàng mà lại”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NMTr

nhưng có bài quá đáng trách
Gởi lại nơi nầy chút gió để ru Em
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Anh Phương

phương nhầm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

A.N.

Bạn tôi nhận xét về Tố Hữu : Một người có tài gieo vần
Tôi nhận xét về Tố Hữu : Một người cả cuộc đời nịnh bợ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

A.N. đã viết:
Bạn tôi nhận xét về Tố Hữu : Một người có tài gieo vần
Tôi nhận xét về Tố Hữu : Một người cả cuộc đời nịnh bợ
Tôi cho rằng cả hai nhận xét trên đều vớ vẩn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Anh Lê

A.N. đã viết:
Bạn tôi nhận xét về Tố Hữu : Một người có tài gieo vần
Tôi nhận xét về Tố Hữu : Một người cả cuộc đời nịnh bợ
 Tôi thì nhận xét cả hai bạn đều không có đủ trình độ về văn học và tư tưởng để nhận xét . Càng không đủ văn hóa để chọn được cách đưa ra lời nhận xét . Tóm lại là bó tay.

Bắt phong trần phải phong trần
Cho phong lưu mới được phần phong lưu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (95 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối