Trang trong tổng số 6 trang (53 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối
Hoa kia những thắm cùng hồng
Em đã có chồng anh tiếc ngẩn ngơ
Hương ngâu
Tưởng là đã phải duyên nhau
Mà nay người bỏ đi đâu hỡi người (nguyentuong)
Phải đâu chiếc áo buông lơi
Mà sao em nỡ nặng lời với anh? (Hoa)
Yêu hoa cả ngọn lẫn cành
Vẫn nguyên cái thuở còn xanh mái đầu (Nguyễn Phương)
Vườn anh hoa đủ sắc màu
Chiều chiều ra ngắm, dạ sầu tương tư (nguyentuong}
Mong nàng ngơ ngẩn đọc thư
Băn khoăn lẩy chữ tìm từ đối câu (hoahn)
Em còn ngại khúc sông sâu?
Thương em anh bắc nhịp cầu em qua (nguyentuong)
Anh về…
Người Cà "lâu", gốc Hai Lúa Hoa ơi!
Thế thì lấy vần "âu" kết thúc nhé
Cản ơn chị Thi đã theo dõi và khen ngợi. Tôi đồng ý với ý kiến của chị.
Anh Tường đừng "rút" nhé! sao gấp "dậy"?
Hoa ơi! Không phải chơi chữ đâu nha!
Tưởng là đã phải duyên nhau
Mà nay người bỏ đi đâu hỡi người (nguyentuong)
Phải đâu chiếc áo buông lơi
Mà sao em nỡ nặng lời với anh? (Hoa)
Yêu hoa cả ngọn lẫn cành
Vẫn nguyên cái thuở còn xanh mái đầu
Ngày xưa xanh vỏ chưa cay
Vì ai ớt đỏ để nay ... chàng cười (Hoahn)
Dẫu sao đã trót thương rồi
Ớt xanh chín ép bởi người lắm duyên (nguyentuong)
Những tưởng là giấc mơ tiên
Đâu hay hễ sểnh chàng liền ... đi chơi (hoahn)
Dối rằng bận việc muôn nơi
Khi dự hội thảo khi mời cấp trên (nguyentuong)
Lạ gì cái chuyện "không tên"
Ngậm thì đắng lắm, thốt lên thẹn chồng (Nguyễn Phương)
Kính gửi anh Tường! Thơ anh nhiều bài hay: hàn lâm, tinh tế mà chân thực. Có bài thật cảm động. Đúng như anh nói, lối đối đáp thật khó dù vốn đã có trong đời sống VNghệ dân gian. Cả hai phải "nương" để viết. Biết đâu cái khó ló cái khôn.
Xin góp ý thêm cùng Anh và Hoa: Để bài có kết cấu hoàn chỉnh, giao phần kết cho người xướng thứ 2 với hình thức 4 câu (cũng là tín hiệu kết thúc). Sau đó hãy đặt cho nó 1 cái đầu đề. Giả sử…
Một hôm trộm đọc thơ của vợ. Tưởng gì, hóa viết cho mình.
Mê toán, yêu thơ có khổ không
Một gánh mưu sinh, một gánh chồng...
"Tương tiến tửu" mà dịch thành "Trăm phần trăm" thì giỏi thật. Có cái gì hồn nhiên và dễ mến. Bản dịch xứng đáng là thơ cổ..."hiện đại" mà người dịch hẳn khi dịch đang trong trạng thái rất "Lưu Linh".
Muộn
Mỏng manh như giọt sương
Thoảng qua như ngọn gió
Có một vầng trăng nhỏ
Khuất dần trong bóng mây...
Có một vầng trăng trôi
Nhớ thương bờ sông trắng
Người về như rừng thẳm
Người đi như sông dài.
Ngày lại tìm hoàng hôn
Mây lại tìm bóng núi
Em hóa chiều trông đợi
Tím cả chân trời xa.
Anh ơi anh có biết
Trăng non rồi trăng già...
Trang trong tổng số 6 trang (53 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối