Trang 1 2 3 4 5 6 trong tổng số 6 trang (53 bài viết)[1 ] [2 ] [3 ] [4 ] ... ›Trang sau »Trang cuối
Huyet_HoDiep đã viết: Viết cho một người TÌM QUÊN Cuối thềm rơi giọt nắng phai Để cho tôi lại nhớ ai hỡi người Nhớ chi ánh mắt nụ cười Gửi mây, gửi gió cuối trời bâng khuâng Nhớ gì như có như không Nhớ buông lơ lửng trong từng câu thơ Nhớ làm chi...những vu vơ Bồi hồi chi nữa ngẩn ngơ giữa đời Người đi thì đã đi rồi Để tôi đứng lại giữa trời.... Tìm quên. ---------------------- Xin mạo muội (láu táu chăng?) nêu một cảm nhận về bài thơ này của chị: Âm hưởng…
Ồ Chị Huyet_HoDiep! Phương đã sửa cách xưng hô rồi nha. Mong chị thông cảm. Xin lỗi cho Phuong sửa lại câu vừa viết: Theo vần lục bát rất nên Thêm thi hứng, lại có thêm bạn bè (nguyentuong) Mỗi người góp một đốt tre Khắc nhập khắc xuất thành xe thơ đầy (Vết Ngọc) Thời gian theo gió cùng mây Vần thơ ở lại giãi bày tình thân (Huyet_HoDiep) Bạn ơi chi nữa ngại ngần Lại đây dù nói một lần lòng ta (Xomnho) Đừng chê lục bát nôm na Đừng lo đối đáp người ta chê cười (nguyentuong) Câu…
Theo vần lục bát rất nên Thêm thi hứng, lại có thêm bạn bè (nguyentuong) Mỗi người góp một đốt tre Khắc nhập khắc xuất thành xe thơ đầy (Vết Ngọc) Thời gian theo gió cùng mây Vần thơ ở lại giãi bày tình thân (Huyet_HoDiep) Bạn ơi chi nữa ngại ngần Lại đây dù nói một lần lòng ta (Xomnho) Đừng chê lục bát nôm na Đừng lo đối đáp người ta chê cười (nguyentuong) Câu ca dao, tự bao đời Chở yêu thương với tình người, nước non (Nguyen Phuong)
Chị Huyet_HoDiep đã nêu một "hạt sạn" trong thơ anh. "Anh quáng quàng vo giấy!" Tôi nghĩ, có thể tác giả muốn nói một điều gì mà chúng ta chưa rõ (cần quy chiếu nó trong hoàn cảnh sáng tác chẳng hạn). Tuy nhiên, cho rằng nên sửa lại câu này vẫn là một gợi ý tốt để anh xomnho cân nhắc. Ở khổ cuối, cá nhân tôi thích chất khẩu ngữ đặt trong cách kết thúc bất ngờ và "hóm hỉnh" ấy. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi không tôn trọng…
Anh Tường đã viết bài sơ kết thật ý nghĩa và mong muốn chúng ta cùng góp sức để có thể làm được một điều gì đấy. Hôm nay, kể từ ngày chủ đề này mở ra, lần đầu bị "đẩy" xuống trang 2. Thật buồn. Các anh, các chị, các bạn hãy góp sức vì đây là sân chơi chung của chúng ta, của tất cả những ai yêu, trân trọng thể thơ lục bát nói chung và hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đầy thú vị này nói riêng Theo vần lục bát rất nên Thêm…
Bài thơ hay. Bởi từ con gọng vó, đến dậu bìm bìm, chú chuồn ớt... đều được ngắm nhìn bằng con mắt tinh nghịch, hồn nhiên, liên tưởng độc đáo mà gần gũi: "Con chuồn nhỏ ngỡ ngàng Thò đuôi vào mặt sóng" và: "Bìm bìm trườn bờ dậu Nụ chụm miệng ngây thơ" Bức tranh làng quê Việt Nam thật đáng yêu trong thơ anh. Ai đã làm thơ,chắc cũng sẽ ước mình có được vần thơ như thế. Cảm ơn anh đã mang đến một gam màu tươi sáng, một cảm xúc…
Anh Xomnho đã viết: "Ơ kìa ! Lá nhẩn nha rơi Mùa thu lén đến đó rồi đấy em ... Mây thay từng áng ân cần Xức hương lên trái níu cành đánh đu ... Ngàn cây ở cữ hãy mừng Quả đầu anh bế lại cùng em hôn Trăm lùm vàng rãi ánh trăng Hạt sương sáng tắm ,ướt căng bụng tròn" ---------------------- Anh xomnho ơi! Chế Lan Viên đã nhận xét: "Đọc một câu thơ hay, suy nghĩ ban đầu thấy mình làm được. suy nghĩ sau cùng, thấy mình bất lực". Và: "Giản dị là bậc thầy…
MỘT NGÀY (Chuyện vừa mới sáng nay) Ất ơ từ sáng tới trưa Được hai câu, đọc: thấy thừa cả hai! ......... Không đâu than ngắn, thở dài Bấm ngón tay tính: ả hai lần đò! ........ Chết quên! cái mẻ cá kho Nhạt cơm, bụng đói nằm co... cả chiều
Hoa ơi. Mấy bữa rày trời mưa, nhớ Thị Màu quá! Bài này hay. Dí dỏm. Người nêu vấn đề thì xoàng, người triển khai thì thâm thúy, liên tưởng xuất sắc. Các anh nghĩ sao về lục bát của chúng ta. Hôm nay trời mát thật đấy!
Tưởng khó, bác bỏ. Ai dè! Bác giải nghĩa nó siêu thật, ngoài cả "ý tưởng" của em. Vậy em tiếp nhé. Ngọt cam ngọt quýt đã từng Còn quả "khế rụng trên rừng"... chửa ăn (Nguyễn Phương) Ngọt bùi chưa thỏa lòng anh Thì đây chua chát, em dành đã lâu (nguyentuong) Khế chua, chua đến đỉnh đầu Hỏi chàng quân từ... không đâu... lại thèm?! (Nguyen Phuong)
Trang 1 2 3 4 5 6 trong tổng số 6 trang (53 bài viết)[1 ] [2 ] [3 ] [4 ] ... ›Trang sau »Trang cuối