Mẹ mang con chín tháng, mười ngày Cha cũng mang con mười ngày, chín tháng Từ buổi mẹ chán cơm, thèm của ngọt Là khi lòng cha thấy nặng hơn nhiều Nỗi lo lắng đầu tiên dằn vặt mẹ hôm nào Cho con đủ tháng ngày trong bụng mẹ Mẹ khổ làm sao, lòng cha đau là thế Bởi mẹ và cha: Hai cơ thể - một người Bởi mẹ và cha đang chập chững vào đời Đôi tay trắng, gánh cơ hàn nặng trĩu Còn trứng nước, bao giờ con đã hiểu Cuộc đời còn lắm nỗi truân nan Con lớn lên theo thời gian Bụng mẹ nặng dần theo năm…
Bao ngày chung một mái nhà Công to, việc lớn, có ta, có mình Khen mày tài giỏi thông minh Giận mày sao quá vô tình.. máy ơi ! Tao vui, chẳng thấy mày cười Tao buồn, mày chẳng một lời hỏi han Bên mày, tao vẫn cô đơn Vẫn thèm khát một trái tim con người Tài năng như vậy máy ơi ! Sao mày không học làm người, biết yêu.. TAL
Khi anh ra đi, em tuy không buồn nhưng cũng nhớ Mỗi cánh chim bay qua cửa sổ Em ước mình được vỗ cánh bay theo Anh đi vượt qua trăm suối ngàn đèo Bằng đôi chân vạn dặm Mỗi bước chân cùng em đi theo Để góp phần giải phóng quê hương Tám năm dài kháng chiến Bão táp, mưa ngàn anh chẳng quản Ăn trái sim rừng uống nước trăm khe Dặm đường xa anh đã mang đi Cả tình em xóm nhỏ. Đến hôm nay trời dâng lửa đỏ Đất ta dựng lại chiến hào Anh đi vào cuộc chống Mỹ gian lao Nhưng xích lại gần cho hai…
Em nhắc lại chuyện ngày quá khứ Khúc hát say mê một thời thiếu nữ Ngôi sao cháy bùng trên sông Nhê va Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn Em mới hiểu bây giờ anh có lý Dù chuyện cũ xa rồi, anh đã xa cách thế Em hát khác xưa và khóc cũng khác xưa Lớp tre lớn lên lại tiếp sau ta Vẫn cái vị ngọt ngào thuở trước Vẫn sông Nhê va, bóng chiều, sóng nước.. Nhưng nghĩ cho cùng, họ có lỗi đâu anh Bằng Việt dịch
Gần đây báo chí đưa tin nhiều về những catse tiền triệu. Liệu có ai băn khoăn: nguồn gốc của cái tiền triệu ấy ? Tiền bạc không thể từ trên trời rơi xuống. Nó phải có nguồn gốc sâu xa từ sức lao động của những người lao động. Nếu không phải là mồ hôi của những “Người chiến sỹ nông thôn, bắt sỏi đá phải thành sắn gạo”, thì cũng là nước mắt của “Anh thợ mà cánh tay dày sẹo lửa gang”… Nhưng thật xót xa cho những người lao động ấy. Họ phải nhọc nhằn, quanh năm suốt tháng chẳng dám chơi không ngày nào,…
Buổi sáng. Tôi đi ra phố. Một tốp trẻ con vây quanh trêu chọc một người người điên. Cả lũ vui cười sảng khoái lắm. Tội nghiệp ! Trời lạnh quá mà người điên chỉ một manh áo rách. Vậy mà có một nhóm “thế giới ngày mai” lại vô cảm đến nhẫn tâm. Qua cửa một nhà giàu. Có tiếng trẻ con khóc, tiếng người đang quát tháo. Tôi lắng nghe. Thì ra cậu ấm chủ nhà đang đòi “bác Ô sin” làm ngựa cho nó cưỡi. Bác làm không đúng ý nó, thế là nó khóc. Mẹ nó xót con, mắng chửi người làm. Hãy lắng nghe trẻ em khóc,…
Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, cuộc sống thời bao cấp thiếu thốn đủ thứ. Vào một dịp 8/3 một bài thơ không rõ nguồn gốc bỗng xuất hiện và nhanh chóng đi vào đời sống xã hôi: Hôm nay mồng tám tháng ba Chị em phụ nữ đi ra đi vào Hai tay hai củ xu hào Miệng thì lẩm bẩm: Nên xào hay kho ? Đúng là thơ Bút tre. Mới đọc qua ai cũng nghĩ vậy, nhưng càng đọc, càng suy ngẫm càng thấy nao lòng. Cần nói thêm rằng, thời ấy có món xu hào kho xì dầu. Lương công chức trừ đầu trừ đuôi, còn lại chỉ đủ…