@DYN: Dương Quan đệ tứ thanh là chuyện khá thú vị. Nguyên Vương Duy viết "Vị Thành khúc" ở đời Đường phổ biến rộng rãi dùng trong những lúc tiễn biệt, và trở thành nhạc phủ mang tên "Dương Quan khúc" hay "Dương Quan tam điệp". Tuy nhiên, nhạc khúc này đã thất truyền ngay khoảng đầu đời Tống, và đến tận ngày nay nó vẫn là một chủ đề còn tranh cãi. Một trong các điểm tranh cãi là "tam điệp" phải được hiểu như thế nào.
Từ đời Đường tới nay đã có rất nhiều ca khúc được phổ theo "Dương Quan tam điệp", nhưng mỗi nơi mỗi thời lại khác nhau. Có thuyết nói "tam điệp" là toàn bài được lặp lại 3 lần, có thuyết lại nói mỗi câu lặp 3 lần... (tất nhiên đều kèm theo lời khác nữa).
Một điểm rất đáng lưu ý là ghi chép của Tô Thức trong "Thư Dương Quan đệ tứ thanh". Ông nói khi ở Mật Châu có người cho xem 1 tập "Dương Quan khúc" cổ, trong đó trừ câu đầu, mỗi câu đều lặp lại, như thế là 3 lần lặp (như thế tức là gồm 4 đoạn, đoạn 1 hát cả bài, 3 đoạn sau có lặp lại 3 câu sau). Sau ở Hoàng Châu, có lần ông đọc "Đối tửu ngũ thủ" của Bạch Cư Dị có câu "Tương phùng thả mộ thôi từ tuý, Thính xướng Dương Quan đệ tứ thanh" 相逢且募推辭醉,聽唱陽關第四聲 lại có chú thích "đệ tứ thanh" tức "Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu", so ra với cổ bản ông thấy ở Mật Châu là phù hợp.
Như vậy dù lặp thế nào nữa thì "Dương Quan đệ tứ thanh" ám chỉ câu "Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu". Nhưng lưu ý chữ "thanh" không thể dịch ra thành "khúc". Cả bài hát mới được gọi là 1 khúc.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook