Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [69] [70] [71] [72] [73] [74] [75] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

...!!!...

Huyền Kiêu

Tiểu sử

Nhà thơ Huyền Kiêu, tên thật là Bùi Lão Kiều, nguyên quán tỉnh Hà Đông, ngụ ở Hà Nội nay là thành phố Hà Nội.

Những năm 40, ông viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo ở Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến tản cư ra chiến khu, công tác ở chi hội Văn nghệ Liên khu III.

Sau hiệp định Genève ông hồi cư về Hà Nội, công tác ở tạp chí Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam đến năm 1975.

Sau khi đất nước thống nhất (1976), ông vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh và mất ở đây vào ngày 8-1-1995, thọ 80 tuổi.

Tác phẩm
Hồ Chí Minh, tinh hoa dân tộc.
Sang xuân (1960).
Mùa cây (1965).
Bầu trời (1976).

Nguồn: http://maxreading.com/?chapter=7282
"Điên để trắng và đen không đảo ngược
Điên để tình và hận mãi song đôi"
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mai Quỳnh

Các anh chị có thể thêm tác giả Trần Đăng Khoa không ạ? Em rất thích các bài thơ hồi bé của tác giả này. Hình như thi viện chưa có thì phải.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

demmuadong

Tác giả Trần Đăng Khoa bạn có thể tìm thấy ở link dưới đây:
http://www.thivien.net/vi...ID=MCi9Td5JHdSrrYr2EXswsg
... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mai Quỳnh

Cảm ơn nhiều, mình chưa rành lắm về cách sử dụng nên tìm hoài không thấy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nửa Đời Hương Phấn

Xoá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Nửa Đời Hương Phấn: Vâng! Vậy xin đề nghị bạn đọc lại trang đầu của chủ đề này để bổ sung thêm các thông tin cần đáp ứng cho tác giả mà bạn đề nghị BQT Thi viện tạo mục lưu trữ, bạn ạ!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nửa Đời Hương Phấn

Có những tác giả không nắm rõ được lai lịch, thì phải làm sao nhỉ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Em đã tìm mà không thấy tác giả Nguyễn Xuân Sanh trong Thi Viện:

NHÀ THƠ NGUYỄN XUÂN SANH
http://tbn1.google.com/images?q=tbn:BLAxNyV4wNTRKM:http://ngominh.vnweblogs.com/gallery/2246/previews-med/nguyen%2520xuan%2520sanh.jpg
Tiểu sử:
Tên thật: Nguyễn Xuân Sanh
Sinh năm: 1920
Nơi sinh: Đà Lạt
Bút danh: Nguyễn Xuân Sanh

Các tác phẩm:

*     Xuân Thu nhã tập (1942, 1992)

*     Tiếng hát quê ta (1958)

*     Chiếc bong bóng hồng (1957)

*     Nghe bước xuân về (1961)

*     Quê biển (1966)

*     Sáng thơ (1971)

*     Đảo dưa đỏ (1971)

*     Đất nước và lời ca (1978)

*     Tuyển tập Nguyễn Xuân Sanh (1991)

*     Đất thơm (1995)

*     Về thơ (1947, 1949)

*     Anh hùng Trần Đại Nghĩa (1953)

Giải thưởng văn chương:

*      Giải thưởng ngoại hạng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952 (cấp cho tập thể các nhà văn đã    viết về Anh hùng và chiến sĩ thi đua - tác giả viết về Anh hùng Trần Đại Nghĩa)

Giới thiệu một tác phẩm:

 

Nhạc rừng Việt Bắc


Chim xuân khép cửa trầm tư lại
Đẩy gió về đây mấy dặm ngàn

Nhạc rừng nhớ buổi đi theo nắng
Lên ngát mây chiều hoa phượng reo
Bốn bề mây dựng tương tư ngọc
Lá đổ còn lay bạc mái chèo

Thử hỏi xuân cười hay đất sống
Xanh xanh trăm nẻo một hương rừng
Khi bụi nở vàng lên bước chậm
Nhớ chào con bướm đậu nghiêng lưng

Sắc hồng tuy nhớ đôi thành quạnh
Rửa sạch buồn đèo trên suối xuân
Song song đã ngủ bên người lạ
Thao thức cùng trăng đã mấy tuần

Gặp gỡ trời xanh trên núi cũ
Hoa cười Hà Nội sáng duyên mây
Hoàng hôn ngựa uốn cầu vồng lụa
Cũng hẹn về đây những phố đầy

Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 2005
(Nguồn: http://maxreading.com/?chapter=7545)


Thơ Tình

Em chân thành trong từng cử chỉ, từng câu,
Má và mắt em cũng bình dị lắm.
Vui bao nhiêu khi gặp em nghe giọng ấm,
Em là nữ hoàng mặc áo cô chăn cừu
Hôm qua trong bài hát,câu chuyện vui
Người ta hỏi tên các bạn thân yêu
Trao cho các cô lời chúc mừng,thơ tứ tuyệt
Em hiện ra : Thảy đều im lặng hết
Khi trong phòng êm ái bản đồng ca,
Nhiều đôi khiêu vũ nhịp nhàng đưa bước
Vòng người bỗng vỡ, nhịp bước ngừng đưa
Không ai hiểu vì sao ,thảy đều kinh ngạc.
Nhà thơ nói: Tôi vừa biết đến một vị thiên thần
Ít ai nhận ra người, nhưng ai cũng ngợi ca người.
(Nguyễn Xuân Sanh).
(Nguồn: http://www.vietlyso.com/f...howthread.php?t=9489)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

NHÀ THƠ NGUYỄN XUÂN THÂM


Tiểu sử:

Tên thật: : Nguyễn Xuân Thâm
Nơi sinh: Thừa Thiên - Huế
Bút danh: Nguyễn Xuân Thâm
Thể loại: thơ
Các tác phẩm:

     Đồng xanh (1964)

     Tiếng ong bay (1972)

     Nắng bên sông (1985).

     Biển ấm

Giới thiệu một tác phẩm:

Em đi công tác miền trong

Em đi công tác miền trong
Có ghé về thăm bến Cửa Tùng
Ở phía sau bờ tre chải gió
Là mái nhà ta em biết không?

Khi em đặt bước lên quê mẹ
Chớ ngại trời trưa cát bỏng chân
Bà con mình sống bên kia tuyến
lửa đốt trong lòng đã chín năm

Em nhớ hôn dùm anh nắm đất
Uống dùm anh bát nước quê hương
nếu đang trưa phải băng cồn cát
hãy nhớ che đầu nhánh lá dương

Em sẽ hát và qua tiếng hát
Mẹ thấy anh về lại xóm thôn
Bạn bè anh đẩy thuyền trên cát
Hẳn vợi trong lòng bớt nhớ thương

Những cánh buồm nâu em sẽ thấy
Chiều chẳng vể trên một bến chung
tiếng hát em bay sang phía ấy
làm chuyến đò ngang hai bến sông

Em đi công tác miền trong
Có ghé về thăm bến Cửa Tùng
Ở phía sau bờ tre chải gió
Là mái nhà ta em biết không.

Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 2005
Nguồn http://maxreading.com/?chapter=7544
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Phi công, Nhà thơ Nguyễn Xuân Ngạc

http://www.datvietjsc.net.vn/upload/images/news_1239191287.jpg

Nhà thơ Nguyễn Xuân Ngạc sinh ngày 7/3/1940 tại xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông vào bộ đội năm 1960, ấy là thế hệ mà mọi thanh niên đều ước mong trở thành Anh bộ đội Cụ Hồ. Trở thành phi công lái máy bay, Nguyễn Xuân Ngạc nhớ mãi kỷ niệm ngày 15/11/1968, anh lái máy bay trực thăng Mi-4 chở Bác Hồ và phi công vũ trụ G.Titôp đến bãi biển vịnh Hạ Long.

Ngay từ thời quân ngũ, Phi công Nguyễn Xuân Ngạc đã có tâm hồn thi sĩ và sáng tác nhiều các tác phẩm văn học nghệ thuật. Anh có các bút danh: Xuân Nguyễn, Xuân Dương, Anh Nguyễn, Nguyễn Bùi Đình Cường,...
Xuất ngũ, Nguyễn Xuân Ngạc về công tác tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2. Năm 1969, Nguyễn Xuân Ngạc về làm cán bộ đối ngoại, quản lý xuất bản Sở Văn hóa Hải Phòng. Năm 1972, anh chuyển về Hội Văn nghệ Hải Phòng (Nay là Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng).
Nghỉ công việc Nhà nước năm 1982, Nguyễn Xuân Ngạc vẫn dành thời gian sáng tác thơ, viết kịch, ca khúc, và các bài nghiên cứu văn hóa dân gian...

Sóng và đá kè

Thuở đá, chưa thành kè
sóng xanh trong vượt qua khoảng biển


Từ độ đá lên kè
sóng trắng hơn mặt biển
tung mình cao hơn bao thành đá


Sóng yêu thương hờn giận;
như em
Thời gian, lời lao xao... rì rào
lời lắng sâu... day dứt,
có những phút, sóng thét gào, tỉnh thức

Những viên đá kè
vẫn chỉ nằm im
Nguồn: http://catbien.vnweblogs.com/print/8211/146615
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [69] [70] [71] [72] [73] [74] [75] ... ›Trang sau »Trang cuối