Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [68] [69] [70] [71] [72] [73] [74] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam


Cảm ơn NT, letam nhớ rõ cả chính tả đấy, chắc người đưa bản kia bị sai do cách phát âm của người Bắc. Còn từ NGÓI thì letam nghĩ rồi, từ này dùng đắt hơn Đá, vì ngói là đất nung mà ra, không thể quí như NGỌC được, và Đá nhiều khi lại là đá quí.[/b]
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

letam đã viết:
Tôi tìm trong Thi viện , thấy không có tác giả Hoàng Văn Thụ, người Cộng Sản đã hy sinh nơi pháp trường. Hồi nhỏ tôi có học bài "Anh Hoàng Văn Thụ đi ra pháp trường". Tôi còn nhớ một bài thơ của anh trong sách giáo khoa mà tôi rất thích, anh viết trong xà lim giặc Pháp. Trong những ngày lễ lớn này tôi tưởng nhớ đến anh và xin gởi bài thơ này của anh cho các bạn. Đây là thể thơ thất ngôn bát cú, ở câu thứ tư tôi nghĩ từ ĐÁ đối với từ NGỌC hay hơn, nhưng hình như là từ NGÓI là của anh viết ra, nên tôi giữ nguyên.
Có gì sai sót xin THI VIỆN chỉnh sửa vì tôi chỉ nhớ lại và chép ra. Nếu có xoá thì báo cho tôi nhé.

NHẮN BẠN

Việc nước xưa nay có bại thành
Miễn sao giữ trọn được thanh danh
Phục thù chí lớn không hề nản
Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành
Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm
Chí còn theo dõi buổi tung hoành
Bạn hỡi xa gần hăng chiến đấu
Trước sau xin giữ tấm lòng thành.
@ Bạn Letam: Bài này không có đầu đề (Vô đề), do đồng chí Hoàng Văn Thụ (Uỷ viên thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam, bị Pháp bắt và kết án tử hình) làm tại nhà tù Hoả Lò-Hà Nội. Đây là bài thơ đồng chí làm trước ngày hy sinh (24 - 5 -1944). Bài thơ được viết trên một chiếc quạt giấy, gửi cho chị Vân, tức Hoàng Ngân. Lúc ấy chị Vân cũng đang bị giam bên trại tù nữ. Bài thơ này không có đầu đề. Ở một số sách, bài này có tên là "Nhắn bạn". Bản gốc có khác một số từ và trật tự từ so với bản bạn ghi ở trên. Chép lại để bạn so sánh:

"Việc nước xưa nay có bại thành
Miễn sao giữ trọn được thanh danh.
Phục thù chí lớn không hề nản,
Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành.
Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm
Chí còn theo đuổi mộng tung hoành.
Hỡi bạn gần xa hăng chiến đấu
Trước sau xin giữ tấm lòng thành."

Hoàng Văn Thụ.
Hoả Lò-Hà Nội.1944
Nguồn: Thơ-Viết trong nhà tù Hoả Lò (1899-1954). NXB Văn hoá Dân tộc. 2006.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Tác giả Hoàng Văn Thụ: http://www.thivien.net/vi...ID=4BBjszuacCHWN-ao9r7yzQ

@Lửa: không rõ thơ và tiểu sử tác giả Luân Tâm bạn lấy từ nguồn nào vậy.

@tducchau: bài thơ trên đã có trên TV trong phần tác giả Kim Xương Tự: http://www.thivien.net/vi...ID=4CiIMfwZjp3iIOBty7nTQQ
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Thơ và tiểu sử của tác giả:

Tác giả Luân Tâm: http://www.saimonthidan.com/?c=author&a=291

Tác giả Thu Huệ(Huệ Thu): http://www.saimonthidan.com/?c=author&a=2
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đặng Hoàng Phong

Tôi muốn thêm tên tác giả thơ! Một nhà thơ trẻ của QĐND !!
tên tác giả là Đặng Hoàng Phong, bút danh là F. phong
Muốn  giữ hạnh phúc của mình được lâu ta phải sung sướng một cách thầm lặng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

@ Đặng Hoàng Phong: Bạn nên đọc kỹ lại trang dầu của chủ đề này để biết thêm chi tiết về việc tạo tác giả mới!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

...!!!...

Cao Thị Ngọc Anh

Nhà thơ Cao Thị Ngọc Anh tên thật là Cao Thị Hoà, còn gọi Cao Ngọc Anh. Bà sinh năm Mậu Dần, ngày 22 tháng 12 năm 1878, năm Tự Đức 31. Quê bà làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nay là làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Cao Thị Ngọc Anh là ái nữ của Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục, em gái Phó bảng Cao Xuân Tiếu, những vị đại nho, những nhà văn có tiếng. Được thân phụ cho theo nghiệp bút nghiên từ thuở thiếu thời, nên Cao Thị Ngọc Anh uyên thâm cả Hán học, tao nhã cả văn chương.

Lấy chồng năm 19 tuổi. Chồng là cụ Cử Nhân Nguyễn Duy Nhiếp, người tỉnh Hà Đông, con cụ Nguyễn Trọng Hiệp, Văn Minh Đại học sĩ. Chồng mất sớm, lúc bà mới 26 tuổi, có ba con còn rất nhỏ, bà không tái giá mà ở vậy nuôi con.

Bà là một phụ nữ tài hoa, nổi tiếng cả xứ Nghệ, có tư tưởng tiến bộ, yêu nước. Năm 1908, bà mở trường dạy võ cho phụ nữ. Năm 1953, nữ sĩ xuất bản tập Khuê Sầu thi thảo gồm những bài thơ chữ Hán và chữ Việt với bút hiệu Ngọc Anh. Tập thơ này được ái mộ trong giới văn học Việt Nam thời bấy giờ. Khoảng năm 1960 - 1961, ở Sài Gòn bà đứng đầu Hội thơ Quỳnh Dao, chiêu tập và quần tụ các nữ sĩ.

Thơ Cao Thị Ngọc Anh giàu chất trữ tình và trào lộng. Với bản thân, bà cũng Tự trào mình:

Nghĩ mình mà ngán cho mình

Chẳng có chi là lại có danh

Không thế, không thần, không sự nghiệp

Dở tiên, dở tục, dở tu hành

Bầu vơi rượu thánh hồn lai láng

Túi nhẹ thơ tiên trí quẩn quanh

Đạo hữu ớ hay đâu vắng nhỉ

Biết ai đàm đạo mấy câu kinh.

Bà mất tại Sài Gòn vào năm Canh Tuất 1970, thọ 92 tuổi. Khi bà mất, Nguyễn Thị Phương Nghi, có bài thơ ca ngợi bà:

Mượn thú văn chương tỏ nỗi nhà

Lam Hồng nữ sĩ khác người xa

Trần duyên chưa được tròn công quả

Tâm sự thôi dành gửi bút hoa

Mệnh bạc thẩn-thơ cơn sóng gió

Lòng son tô diểm nét sơn hà

Nuốt cay ngậm đấng bao tình cảm

Tiết điệu đêm dài lệ nhỏ sa...

Có lẽ còn ít bạn đọc biết nữ sĩ Cao Ngọc Anh qua một vài trang ít ỏi trong mấy cuốn sách: "Hương sắc quê mình" của Lãng nhân Phùng Tất Đắc, "Quốc văn diễn nghĩa" của Dương Quảng Hàm, "Giai thoại làng nho" của Lãng nhân... Năm 1995, Ninh Viết Giao có chọn chín bài in trong cuốn "Thơ văn nhà nho xứ Nghệ", rồi sau đó Vũ Ngọc Khánh có nhắc lại trong cuốn "Giai thoại ông đồ". Năm 2004, từ điển văn học (bộ mới) có tên bà.
"Điên để trắng và đen không đảo ngược
Điên để tình và hận mãi song đôi"
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

...!!!...

Công Nữ Đồng Canh

Tiểu sử

Công Nữ Đồng Canh là nhà thơ, nhà hoạt động xã hội hiệu là Đạm Phương, thường gọi là Đạm Phương nữ sĩ, quê tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Bà sinh năm Tân Tỵ 1881 trong một gia đình hoàng tộc, con Hoàng Hóa quận vương. Ngay từ tuổi thơ bà đã theo học chữ Hán, chữ Quốc ngữ nên có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều giới. Tuy sinh trưởng nơi một gia đình trưởng giả, nhưng bà vẫn ý thức được giá trị của lao động chân tay và cái học thực dụng. Từ khi tiếp xúc với chí sĩ Phan Bội Châu và các bậc chí sĩ khác, bà công khai đứng ra tổ chức một trường học nữ công có tên là Nữ công học hiệu nhằm giáo dục nữ giới ý thức được giá trị của nghề nghiệp thủ công. Đây là một trường học có tính cách chuyên nghiệp về thủ công đầu tiên của Trung Kỳ.

Tác phẩm

Với danh nghĩa Nữ công học hiệu, bà và các hội viên còn tổ chức biên soạn và xuất bản một số sách giáo dục thực nghiệp cho nữ giới. Bà từng cộng tác với các báo: Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Hữu Thanh, Tiếng Dân... từ những năm 20 của thế kỉ này. Các tác phẩm của bà để lại:

Bàn về giáo dục con gái (1922)
Lược khảo về tuồng hát An Nam (1923)
Gia đình giáo dục (1928)
Kim tú cầu (1928)
Nữ công thường thức
Gia đình giáo dục

Sau ngày kháng chiến chống Pháp 19-12-1946 bà tản cư ra Thanh Hóa cùng với gia đình con trai Nguyễn Khoa Văn. Tuổi già sức yếu, bà mất vào năm Đinh Hợi 1947 ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, thọ 67 tuổi.
"Điên để trắng và đen không đảo ngược
Điên để tình và hận mãi song đôi"
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

¥♥Mïñh♥¥

hãy thêm dùm tôi tên tác giả: Hàn Mac Tử, tôi xin cảm ơn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Tác giả Cao Thị Ngọc Anh: http://www.thivien.net/vi...ID=W2HDmTxS_6bLz7t09kya4w
Tác giả Công Nữ Đồng Canh: http://www.thivien.net/vi...ID=hb-7354oK04PREKxC__XkQ
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [68] [69] [70] [71] [72] [73] [74] ... ›Trang sau »Trang cuối