Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [47] [48] [49] [50] [51] [52] [53] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hongha83

Kabir (कबीर, 1398 - 1448) là nhà thơ cổ Ấn Độ, sáng tác bằng tiếng Hindu, tương truyền suốt đời làm nghề dệt vải, mù chữ, phải nhờ người khác chép lại. Ông để lại khoảng 80 tập thơ về các đề tài khác nhau, phản ánh tâm trạng phản kháng của tầng lớp người nghèo.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Manolo Cuadra (1907-1957) là nhà thơ Nicaragua viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Sinh tại Malacatoya, Dpto (thuộc Granada, Nicaragua). Tác phẩm gồm có: Rất yêu (Tres amores, thơ - 1955); Hợp tuyển (Antología, thơ - 1963) được xuất bản sau khi ông mất.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Dahlia Ravikovitch (1936 - 2005) là nhà thơ nữ người Israel, sinh tại Ramat Gan, gần Ten Aviv. Lớn lên trong một nông trường tập sản, rồi học đại học. Bị thu hút bởi những vùng xa muôn dặm nên nét bút rất Baudelaire trong một khuôn mẫu khá cổ điển rất được các nhà phê bình trước đây khích lệ. Chỉ từ tập thơ thứ ba, nữ thi sĩ mới đi thẳng vào thi pháp cách tân, vần điệu tự do và ngôn ngữ thông thường. Cũng là nhà báo và giáo sư trường trung học, viết nhiều sách cho trẻ em

Tác phẩm:

- Tình yêu một quả cam (1959)
- Một mùa đông khó khăn (1964)
- Cuốn sách thứ ba (1969)
- Vực sâu kêu gọi (1976)
- Một tình yêu đích thực (1986)
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Các tác giả trên đã được tạo.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

quangchutich

Đề nghị thêm tác giả Dư Thị Hoàn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Lê Xuân Đố

Họ và tên khai sinh: Lê Xuân Đố. Sinh ngày 8 tháng 11 năm 1944. Quê quán: Quảng Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Thường trú tại: 64 Bến Chương Dương, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 2000.

* Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp khoa Văn (Hà Nội, 1965-1969). Biên tập thơ, văn Đài Tiếng nói Việt Nam (1969-1976). Biên tập thơ và sân khấu Đài Tiếng nói Việt Nam 2 (thành phố Hồ Chí Minh 1976-1987). Biên tập viên thơ và sân khấu Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (1987-1/2005).

* Tác phẩm chính đã xuất bản: Hồn nhiên (thơ, 1988); Ngọn nguồn (thơ, 1997); Chạm mặt (thơ, 1999); Giọng muối (thơ, 2003).

* Suy nghĩ về nghề văn: Thơ thời thượng có xu hướng mạnh thay đổi giới tính: nàng hay chàng thơ hoặc trung tính và cả thay đổi tuổi tác già trẻ... Tiêu chí thơ hay và độc giả rất có thể cũng thay đổi theo. Tôi ủng hộ đổi mới thơ, liệu có phép màu nào xảy ra. Thôi, cứ lặng lẽ, miệt mài tìm kiếm, thể hiện mình, chia sẻ với độc giả.


http://trannhuong.com/index.php
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

coboca

mình không thấy có diễn đàn riêng về thơ Nhật Bản, nhất là về thể thơ Haiku.
làlála
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@coboca: Vậy thì bạn có thể lập topic về thơ Haiku và chia sẻ với mọi người được mà!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hungan đã viết:
Điệp luyến hoa đã viết:
@Hungan: bác cung cấp giúp tiểu sử của Bùi Huy Phồn nhé.
Đại ca cứ đặt bừa vào khoảng thời kì trước cách mạng tháng Tám tí. Đệ vứt sách ở nhà rồi. Mà tiểu sử check trên mạng thì nỏ thấy. Cứ thế nhé. Để lâu cứt trâu hoá bùn. Chờ Tết về nếu nhớ thì tui cung cấp thêm thông tin cho.
Tiểu sử Đồ Phồn:
(Các bút danh khác: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP) (1911 - 1990).

* Tên khai sinh: Bùi Huy Phồn, sinh ngày 16.12.1911, tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc:Làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mất tại Hà Nội năm 1990. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
* Ông thân sinh Bùi Huy Phồn là một nhà Nho, chi trưởng họ "Đại Bùi", thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên phố Đầm bán chữ nuôi thân. Rồi kết duyên với cô gái Bắc Ninh đảm đang, giỏi nghề buôn bán, sau này là mẹ thân sinh nhà văn. Trước năm 1940 gia đình ông là tư sản thương mại (dân tộc) kiêm địa chủ. Đến những năm 1940-1945, gia đình bị phá sản, bán hết ruộng đất ở phố Đầm trở về quê gốc.

Nhà văn học chữ Hán hết chương trình tú tài, thạo tiếng Pháp.

Bùi Huy Phồn dạy học, nhưng gắn bó với việc viết văn, làm thơ, viết báo. Nhà văn đã từng là ủy viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo (Bắc Kỳ) ở Hà Nội, ủy viên chấp hành đoàn Văn hóa kháng chiến Bắc Bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X. Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II (1962-1972), Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa IV, V, VI. ủy viên thường trực Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, ông nghỉ hưu, mất ngày 31.10.1990 tại Hà Nội.

* Tác phẩm đã xuất bản: Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932); Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941); Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941); Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942); Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942); Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943); Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944); Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946); Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949); Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949); Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950); Bia miệng, Mưu sâu Mỹ Diệm, Thơ ngang, Tàn xuân đế quốc (tậpthơ trào phúng 1952, 1957, 1959); Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960); Phất (tiểu thuyết, 1961); Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972); Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990).


Nhật Hoàng Khóc Hít-le
-Đồ Phồn-

Hít-le thôi bác toi rồi
Bom bay đạn nổ tơi bời lòng ta
Nhớ từ thuở xông pha ngày trước
Trục Tam Cường tôi bác cùng nhau
Tưởng rằng đè bẹp năm châu
Ngờ đâu lụn bại ai hay cơ trời

Vẫn biết rằng bỏ đời là phải
Vội vàng chi bác mải ra ma
Chợt nghe tôi những xót xa
Đương thân bách thắng hoá ra thua dồn
Cờ chữ Vạn không còn phấp phới
Ai người đem thế giới nhuộm đen?
Máu tanh không có bạn hiền
Say sưa chẳng phải không phiền không lo
Thơ phát-xít đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Trời Âu vừa tạnh gió mưa
Sóng dồn bể Thái khổ chưa hỡi Trời!

Quân đổ bộ khắp nơi tua tủa
Thành Đông Kinh khói lửa mịt mùng
Nào Anh nào Mỹ tấn công
Nào Nga cũng chực vào vòng đánh hôi
Bác biết trọn cái đời của bác
Trục mình tôi gánh vác sao đang
Sóng dâng ngập cả ngai vàng
Khóc tôi khóc bác hai hàng chứa chan!




Hungan đã viết:
Hungan đã viết:
Thêm quả Đồ Phồn (Bùi Huy Phồn) đi đại ca!
Gửi hàng luôn nhá :
Văn tế sống hoàng thượng đi … Tây
Đồ Phồn (Bùi Huy Phồn)

Năm 1939, Vĩnh Thụy tuân lệnh bọn thực dân, kéo lũ cận thần sang Pháp để  giả vờ vận động “mẫu quốc” trao trả Bắc Kỳ cho triều đình Huế, đúng với tinh thần hiệp ước 1884. Nhưng cái âm mưu định đẩy nhân dân Việt – nam dưới hai tầng áp bức bóc lột của đế quốc thực dân và phong kiến bù nhìn đã bị báo chí của Cộng sản Đông-dương hồi bấy giờ vạch trần ra, khiến nhân dân phản đối rất sôi nổi. Bài này làm trong dịp đó. Nhưng bị kiểm duyệt của thực dân Pháp cấm ấn hành.

Hỡi ôi !
Thánh dạng muôn trùng
Vân xa khuất vết.
Trên Nam phương (1) mẹ đỏ nên lòng ;
Dưới Cồ việt dân đen lộn tiết.
Ngựa Đà-lạt (3) rầy buông cương thả cỏ, vắng chủ lên yên ;
Chim Ngự-bình (4) nay tải cánh phơi lông, không ai bắn thịt.
Điện Cần chánh (5) thường lão thần một lũ, mặt thảm như tang ;
Thành Ba-lê (6) chúc thiếu để rảnh mình, lòng vui tựa tết !
Nhớ vương xưa:
Vóc đẫy ba ôm
Mình cao bảy mét.
Trí dũng lắm trò ;
Võ văn ra phết !
Văn : Lang sa (7) nửa khóe tú tài.
Võ : Quốc hội trưởng ban tơ-nít (8)
Ăn uống “cẩm” (9) đế vương âu Mỹ : trưa “bơ”, sáng sữa, tối “súp la ghim” (10)
Áo quần “mốt” hoàng tử Ga-lơ (11)  : hạ “soóc”, đông  “gôn”, xuân “ca-sit-két” (12).
Lên chín tuổi đã xuất dương du học, bỏ mẹ, lìa cha ;
Hai mươi xuân mới về nước lên ngai, phò Tây, trị Việt.
Tài kinh quốc nổi danh ba cõi: nay đụng xe, mai sa hố, trải mấy gian lao.
Đức an dân lưu tiếng ngàn thu : khi tiễu cọp, lúc trừ hươu, dựng bao công nghiệp !
Nền kinh tế cũng khổ công kiến thiết : đúc tiền trinh bằng vẩy ốc cho nước thêm giàu ;
Nếp công thương bằng nhọc trí chấn hưng : đội mũ kiểu mu rùa cho dân bắt chước.
Ân đức vãi vung núi Ngự, có Thổ công soi;
Tài ba tung tẩy sông Hương, có Hà bá xét.
Nào ngờ :
Thế sự xoay chiều,
Thời cơ đổi nếp.
Việc hoàn cầu rối tít bòng bong;
Bom lục địa nổ ran pháo xiết.
Xa thì đấy Âu châu nhiễu loạn ; bọn quốc xã vốn nghề lật lọng, gây họa xâm lăng;
Gần thì kia, Trung Quốc điêu linh ; quân Nhật Hoàng quen thói tham lam, gieo tai phát xít.
Cảnh ba đào nhường dọa của Ngọ môn ;
Nạn binh lửa muốn nhòm cổng Khánh tiết.
Sĩ phu nghiêng ngả : đổ nghiệp nguy tai !
Quần chúng giấy lên: cơ đồ hỏng bét.
Bụng mẫu quốc kể ra đã gớm ! để đối phó lại tình thế ấy quyền bung sung hứa giăng tán cuội, miếng đỉnh chung, vương tưởng bở đã mừng …
Miệng nhân gian nghĩ lại càng ghê ! quyết lột tẩy ra âm mưu này, gây dư luận vạch mặt chỉ tên, câu lăng nhục họ cho ra chẳng tiếc.
Lúc phẫn chí những ức trào chi nước mắt, ruộng dưa toan giả chủ, sức trâu bò thây kệ chúng húc nhau.
Khi hồi tâm, đành cố đấm chi ăn xôi, mũ phớt mượn bưng tai, thân ruồi muỗi lại lo mình chết chẹt !
Ôi thôi thì :
Ở chỉ thêm rày.
Đi cho đỡ mệt
Đất An-nam cảnh cỗi người cằn.
Nơi hải ngoại rượu nồng gái đẹp
Cuộc thương thuyết Ba-lê mà ngã giá, dựa nương sẵn bóng, cũng ổn một đời ;
Mông hoa đăng xóm Mông-mác (13) miễn thâu đêm, sống thác vì tình cho cam một kiếp.
Nên đây.
Này bốt, này hia ;
Này “can” này “píp” (14)
Này “may-ô”, “xi-líp” (15)  mùa hè;
Này sịt mốc, măng tô (16) vụ rét.
Vàng cốm trăm lô;
Xe mây một chiếc.
Đứng tiễn Vương có những tên Bình (17), tên Bổng (18), tám tháng cách bỗng xa người nấp gối, lũ chó cụp đuôi ;
Trông theo, Vương có các bô Phạm (19) bô Hoàng (20). Bảy năm ròng nay vắng Chúa ôm chân, đàn gà bới bếp.


(1) Nam phương : cõi Nam.
(2) Cồ Việt : tên nước Việt nam do Đinh tiên Hoàng đặt.
(3) Đà-lạt : Thành phố Đà lạt, nơi nghỉ mát của bọn Vĩnh Thụy và bọn thực dân Pháp.
(4) Ngự-bình : núi Ngự bình ở Huế.
(5) Cần chánh : điện trong cung vua, nơi hội hộp các quan đại thần.
(6) Ba-lê : tiếng Pháp : Paris : (thủ đô của Pháp).
(7) Lang sa : tiếng Pháp : Francais (văn tiếng Pháp).
(8) Tơ-nít: tiếng Pháp : Tennis (môn quần vợt về thể thao).
(9) Cẩm: tiếng Pháp : comme (giống như).
(10) Súp la-ghim : tiếng Pháp : soupe-légume (cháo nấu bằng rau, khoai).
(11) Hoàng tử Ga-lơ : Hoàng tử nước Anh.
(12) Soóc : tiếng Anh : short (quần cụt), Gôn : tiếng Anh : golf (một môn thể thao).  Ca-sịt-két: tiếng Pháp : casquette (mũ lưỡi trai).
(13) Xóm Mông-mác : xóm nhà thổ ở phố Monmartre (Ba-lê).
(14) Can, píp : tiếng Pháp : Canne, pipe (cái gậy và điếu hút thuốc).
(15) May-ô, xì-líp : tiếng Pháp là Maillot, slip (áo ngắn mặc trong và quần ngắn mặc trong).
(16) Sịt-mốc, măng-tô : tiếng Pháp : smoking, manteau (một bộ quần áo mặc ngày lễ và áo khoác mùa rét).
(17) Bình : Trần tán Bình.
(18) Bổng : Phạm lê Bổng.
(19) Phạm: tổng đốc Phạm văn Thụ.
(20) Hoàng : tổng đốc Hoàng trọng Phu.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Em đã gửi xong 2 bài trên.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [47] [48] [49] [50] [51] [52] [53] ... ›Trang sau »Trang cuối