Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bình Minh

Xin Ban quản trị bổ sung tác giả, tác phẩm:

HỒ HOÀNG ĐÔNG
Sinh năm 1995, tại Hà Nội.
Công tác tại Thành phố Hà Nội.

Đã xuất bản:
1- Tuổi 20 hát (Tập thơ), NXB Thanh niên, 2017.
2- Sương khuya (Thơ), NXB Thanh niên, 2019.
3- Rêu phủ thềm rồng (Thơ), NXB Hội Nhà văn, 2020.
4- Trần gian, đêm rất buồn (Thơ), NXB Văn học, 2020.

Có nhiều tác phẩm thơ được đăng các báo: Văn nghệ, Văn nghệ Công an, Tiền phong, Người Hà Nội...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Sơn Lê

Kg: Ban quản trị Thi Viện.

Đầu thư, xin gửi lời chân thành cảm ơn BQT-Thi Viện đã tạo điều kiện mở rộng không gian cho đề tài Thơ-Nhạc.
Nếu cá nhân Minh Sơn Lê có điều chi sơ sót trong việc đăng bài, mong BQT-Thi Viện vui lòng hiệu chỉnh giúp để cho khung trời “văn hoa” này thêm tươi đẹp.

Nhân đây, xin nhờ BQT-Thi Viện mở thêm một trang riêng cho tài danh âm nhạc này.
Xin trân trọng và thân ái!

Diane Warren (sinh ngày 7 tháng 9 năm 1956 tại Van Nuys ở khu vực trung tâm thung lũng San Fernando Valley thuộc Los Angeles, tiểu bang California) là một nữ nhạc sĩ người Mỹ. Cô đã giành được Giải thưởng danh dự của Viện hàn lâm, Giải Grammy, Giải Emmy, hai Giải Quả cầu vàng và ba Giải thưởng âm nhạc Billboard dành cho Nhạc sĩ của năm.
Nhạc của Diane Warren đã gắn liền với các tên tuổi của làng nhạc thế giới như: Celine Dion, Elton John, Cher, Mariah Carey, Rod Stewart, Barbra Streisand, Bryan Adams, Whitney Houston, Jessica Simpson, Michael Bolton, Tina Turner, Faith Hill, Toni Braxton, Agnetha Fältskog (Abba), Westlife, Air Supply,…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lbcccb

Mong ban quản trị bổ sung tác giả, tác phẩm:

Từ Cán 徐干 (170-217), tự Vĩ Trường, người Bắc Hải (nay là Sơn Đông). Ông là nhà văn, nhà thơ, triết gia nổi tiếng và cũng là thành viên của “Kiến An thất tử“.

Tác phẩm tiêu biểu:
- Trung luận 中论
- Đáp lưu trinh 答刘桢
- Huyền viên phú 玄猿赋
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Sinh ra ở tỉnh Nam Gyeongsang vào năm 1950, Jeong Hoseung lớn lên ở Daegu và tốt nghiệp ngành văn học Hàn Quốc tại Đại học Kyung Hee (Seoul). Cùng năm đó, ông bắt đầu đóng góp cho tạp chí văn học 반시(反詩) (Phản thơ ca), và xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Dịch vụ tưởng niệm (위령제, 1982). Ông là người đoạt giải thưởng văn học Dong Seo lần thứ mười năm 1997 và  cũng đoạt giải thưởng thơ Sowol.

Sự nghiệp
Các chủ đề của Jeong bao gồm sự chia rẽ xã hội, nghèo đói và xa lánh, nhưng tác phẩm của ông thể hiện những chủ đề này với sự duyên dáng và hồn nhiên trữ tình. Jeong cố tình tập trung vào đau khổ với hy vọng rằng trong tuyệt vọng có thể tìm thấy  hy vọng và điều này có thể trở thành cơ sở cho một tương lai thành công hơn. Nhà thơ cũng miêu tả sự phẫn uất và thù hận khuấy động trong trái tim của những người nông dân và công nhân, những người đã lấy gốc rễ của họ trong một xã hội Hàn Quốc cằn cỗi, và những nỗ lực của họ để chống lại và vượt qua những điều kiện này. Ông nói thay quần chúng và coi đó là nghĩa vụ thơ ca của mình, ca ngợi con người về thái độ kiên cường và dũng cảm đối với cuộc sống và giúp họ tin tưởng vào tương lai của mình.

Phong cách sáng tác của Jeong Hoseung thường được mô tả là giống với các bài hát dân ca truyền thống của Hàn Quốc hoặc các bản ballad nổi tiếng.

Một bản dịch của Nguyễn Quỳnh Hương

Bão tố - Jeong Hoseung

Thật chả ra gì khi chờ cơn bão qua
Vì sợ bão mà chỉ ngồi nhìn thì còn tệ nữa.

Hãy nhìn cái cây kia,
Lay cả bầu trời khi tóc lá bay tung
Vờn trong gió và trở thành bão tố.

Hãy nhìn con chim kia
Sải cánh bay hiên ngang chẳng ngại ngùng
Sánh ngang gió và trở thành bão tố.

Kệ cho đêm cứ về khuya,
Và bão cứ mãi thét gào trong vòm lá.

Thật chả ra gì khi chờ cơn bão qua,
Nhưng còn tệ hơn nếu cứ chỉ đợi chờ
Hy vọng trở thành một đoá hoa nở trên cánh đồng sau bão.

QH dịch

Nguyên bản tiếng Hàn:
폭풍
– 정호승
폭풍이 지나가기를
기다리는 일은 옳지 않다

폭풍을 두려워하며
폭풍을 바라보는 일은 더욱 옳지 않다

스스로 폭풍이 되어
머리를 풀고 하늘을 뒤흔드는
저 한 그루 나무를 보라

스스로 폭풍이 되어
폭풍 속을 나는
저 한 마리 새를 보라

은사시나뭇잎 사이로
폭풍이 휘몰아치는 밤이 깊어갈지라도

폭풍이 지나가기를
기다리는 일은 옳지 않다

폭풍이 지나간 들녘에 핀
한 송이 꽃이 되기를
기다리는 일은 더욱 옳지 않다.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Tôi có thể cung cấp thông tin về dịch giả Nguyễn Quỳnh Hương không?

Nguyễn Quỳnh Hương sinh năm 1964 tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp Leningrad (nay là ĐH Tổng hợp St.Peterburg) năm 1988, Hiện là phiên dịch tự do ở Hà Nội.
Bắt đầu dịch thơ tiếng Nga từ sau năm 2000, dịch thơ tiếng Hàn từ năm 2020.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Xin BQT tạo tên tác giả Jeong Ho-seung (정호승 - Hàn Quốc)
Sinh ra ở tỉnh Nam Gyeongsang vào năm 1950, Jeong Hoseung lớn lên ở Daegu và tốt nghiệp ngành văn học Hàn Quốc tại Đại học Kyung Hee (Seoul). Cùng năm đó, ông bắt đầu đóng góp cho tạp chí văn học 반시(反詩) (Phản thơ ca), và xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Dịch vụ tưởng niệm (위령제, 1982). Ông là người đoạt giải thưởng văn học Dong Seo lần thứ mười năm 1997 và  cũng đoạt giải thưởng thơ Sowol.
Sự nghiệp
Các chủ đề của Jeong bao gồm sự chia rẽ xã hội, nghèo đói và xa lánh, nhưng tác phẩm của ông thể hiện những chủ đề này với sự duyên dáng và hồn nhiên trữ tình. Jeong cố tình tập trung vào đau khổ với hy vọng rằng trong tuyệt vọng có thể tìm thấy  hy vọng và điều này có thể trở thành cơ sở cho một tương lai thành công hơn. Nhà thơ cũng miêu tả sự phẫn uất và thù hận khuấy động trong trái tim của những người nông dân và công nhân, những người đã lấy gốc rễ của họ trong một xã hội Hàn Quốc cằn cỗi, và những nỗ lực của họ để chống lại và vượt qua những điều kiện này. Ông nói thay quần chúng và coi đó là nghĩa vụ thơ ca của mình, ca ngợi con người về thái độ kiên cường và dũng cảm đối với cuộc sống và giúp họ tin tưởng vào tương lai của mình.
Phong cách sáng tác của Jeong Hoseung thường được mô tả là giống với các bài hát dân ca truyền thống của Hàn Quốc hoặc các bản ballad nổi tiếng.

Một bản dịch của Nguyễn Quỳnh Hương

Bão tố - Jeong Hoseung

Thật chả ra gì khi chờ cơn bão qua
Vì sợ bão mà chỉ ngồi nhìn thì còn tệ nữa.

Hãy nhìn cái cây kia,
Lay cả bầu trời khi tóc lá bay tung
Vờn trong gió và trở thành bão tố.

Hãy nhìn con chim kia
Sải cánh bay hiên ngang chẳng ngại ngùng
Sánh ngang gió và trở thành bão tố.

Kệ cho đêm cứ về khuya,
Và bão cứ mãi thét gào trong vòm lá.

Thật chả ra gì khi chờ cơn bão qua,
Nhưng còn tệ hơn nếu cứ chỉ đợi chờ
Hy vọng trở thành một đoá hoa nở trên cánh đồng sau bão.

Quỳnh Hương dịch

Nguyên bản tiếng Hàn:

폭풍
– 정호승
폭풍이 지나가기를
기다리는 일은 옳지 않다

폭풍을 두려워하며
폭풍을 바라보는 일은 더욱 옳지 않다

스스로 폭풍이 되어
머리를 풀고 하늘을 뒤흔드는
저 한 그루 나무를 보라

스스로 폭풍이 되어
폭풍 속을 나는
저 한 마리 새를 보라

은사시나뭇잎 사이로
폭풍이 휘몰아치는 밤이 깊어갈지라도

폭풍이 지나가기를
기다리는 일은 옳지 않다

폭풍이 지나간 들녘에 핀
한 송이 꽃이 되기를
기다리는 일은 더욱 옳지 않다.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Cảm ơn bạn: https://www.thivien.net/J...or-r7BmXqRsdEBupEhFlgd-Xw
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Rất mong BQT lập thêm mục thơ của tác giả Hàn Quốc Baek Seok (1912 -1996)

Baek Seok, tên khai sinh là Baek Kihaeng, sinh năm 1912 ở Chongju, tỉnh Bắc Pyongan. Năm 1930 với truyện ngắn đầu tay “Geu mowa adeul” (그 모와 아들 - Mẹ và con) ông giành chiến thắng trong một cuộc thi viết văn do tờ báo Chosun Ilbo tổ chức. Ông bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình tại toà soạn tờ báo này vào năm 1934, và cùng năm đó in bài thơ đầu tiên của mình, “Jeongjuseong” (정주성 - Thành Chongju). Vào tháng 1 năm 1935, ông xuất bản tập thơ nhan đề “Saseum” (사슴 – Con nai) gồm 33 bài. Cho đến năm 1948, ông đã in thêm khoảng 60 bài thơ nữa, nhưng không ra tuyển tập nào.
Năm 1937, Baek Seok từ chức ở Chosun Ilbo và chuyển đến Hamhung để dạy tiếng Anh và tập trung vào sáng tác. Bài thơ “Nawa natashawa huin dangnagui” (나와 나타샤와 흰 당나귀 Tôi, Natasha và con lừa trắng) đã được viết trong thời gian này. Baek Seok gia nhập lại Chosun Ilbo một thời gian ngắn vào năm 1939, xuất bản tập thơ “Seohaengsicho” (서행시초 - Tây du ký), được viết trong thời gian ông đi du lịch Pyongan và Hamgyong.
Là một tác giả trụ cột của phong trào chủ nghĩa hiện đại thời kỳ đầu, Baek Seok không chỉ sử dụng phương ngữ Pyongan và các từ cổ mà còn sử dụng nhuần nhuyễn các phương ngữ tỉnh khác. Giống như Kim Sowol, Baek Seok sử dụng phương ngữ đặc sắc của vùng mình sống, mặc dù những bài thơ đầu tiên của ông, đặc biệt đề cập đến vùng nông thôn địa phương và cư dân ở đó hơn là những lĩnh vực chủ quan hơn mà Kim Sowol đã khám phá. Tuy nhiên sáng tác của Baek Seok cho thấy sự thay đổi từ cảm giác về vị trí và mối liên hệ gần như xúc giác với những người đọc thơ, sang sự chán nản và bất thường dường như là đặc trưng của phần lớn tác phẩm văn học những năm 1930.
Một trong những đặc điểm nổi bật trong tác phẩm của Baek là sử dụng ngôn ngữ hiện đại và phong cách dân gian Hàn Quốc để viết về phong tục tập quán của người dân thường thời trước. Điều đó cho phép người đọc hiểu sâu hơn về mối liên hệ của con người với phong tục tập quán của dân tộc và di sản văn hoá của họ. Đồng thời ông cũng đưa con người tới gần hơn với thiên nhiên, tiêu biểu cho lý tưởng gần gũi và hoà hợp với thiên nhiên của Hàn Quốc.
Ở Hàn Quốc, việc xuất bản các tác phẩm của ông bị nghiêm cấm trong một thời gian vì ông bị gán cho là một nhà thơ Bắc Triều Tiên và một người cộng sản. Tuy nhiên, kể từ năm 1987 khi tuyển tập các tác phẩm của ông (thơ và tiểu luận) lần đầu tiên được giới thiệu sau Chiến tranh Triều Tiên, ông đã được các học giả và nhà phê bình đánh giá lại một cách rộng rãi. Ông cùng với một nhớm các nhà văn cùng thời khác được coi là người đã mở ra một diện mạo mới của chủ nghĩa hiện đại xã hội chủ nghĩa Hàn Quốc.
Năm 2007, ông được Hiệp hội các nhà thơ Hàn Quốc xếp vào danh sách mười nhà thơ hiện đại quan trọng nhất của Hàn Quốc.

Nguyên bản tiếng Hàn của bài thơ Tôi, Natasha và con lừa trắng:

나와 나타샤와 흰 당나귀

가난한 내가
아름다운 나타샤를 사랑해서
오늘밤은 푹푹 눈이 나린다

나타샤를 사랑은 하고
눈은 푹푹 날리고
나는 혼자 쓸쓸히 앉어 소주를 마신다
소주를 마시며 생각한다
나타샤와 나는
눈이 푹푹 쌓이는 밤 흰 당나귀 타고
산골로 가자 출출이 우는 깊은 산골로 가 마가리에 살자

눈은 푹푹 나리고
나는 나타샤를 생각하고
나타샤가 아니 올 리 없다
언제 벌써 내 속에 고조곤히 와 이야기한다
산골로 가는 것은 세상한테 지는 것이 아니다
세상 같은 건 더러워 버리는 것이다

눈은 푹푹 나리고
아름다운 나타샤는 나를 사랑하고
어데서 흰 당나귀도 오늘밤이 좋아서 응앙응앙 울을 것이다

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh Hương:

Tôi đem lòng yêu Natasha xinh đẹp,
Thật khổ thân tôi,
Mà đêm nay bão tuyết,
Tôi yêu Natasha, mà ngoài cửa tuyết rơi.
Một mình tôi uống rượu, tôi nhớ đến nàng hoài.
Ước được cùng nàng trong đêm bão tuyết,
Kiếm con lừa trắng cưỡi đi chơi.
Đi thật xa lên núi, nơi hẻo lánh xa xôi,
Lều nhỏ cũng không sao, ta vui vầy bên người.

Ngoài kia tuyết vẫn chẳng ngừng rơi.
Tôi nhớ Natasha, mà nàng chẳng đến chơi.
Tôi uống rượu một mình, lòng tự nhủ lòng:
Thế giới này khắp nơi vấy bẩn,
Nào có gì hơn nơi rừng thẳm núi cao, hai ta thôi.

Tuyết rơi, tuyết vẫn rơi.
Tôi yêu Natasha xinh đẹp, và nàng cũng yêu tôi.
Trong đêm nay con lừa trắng đi đâu mà chả thế,
Dù có đi đâu nước mắt tôi vẫn lã chã rơi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Xin phép được bổ sung thông tin cho bài thơ Tôi, Natasha và con lừa trắng
Sinh thời Baek Seok hâm mộ Lev Tolstoy, nên thường gọi người phụ nữ trong mộng của mình là Natasha (Rostova trong Chiến tranh và hoà bình). Một trong các Natasha này là kỹ nữ nổi tiếng Kim Young Han, người hiến kỹ viện của mình để xây chùa Kilsang ở quận Seongbuk (Seoul).
Nữ sĩ Kim Young Han (tên thật là Kil Sanghwa) thời trẻ từng là một kỹ nữ nổi tiếng, khi luống tuổi đi học đại học Chungyang, rồi mở một tửu quán kiểu Nhật mang tên Daewongak, nhờ đó mà kiếm được khối tiền. Khi về già, Kim bắt đầu hoạt động xã hội và quyết định hiến tài sản (khoảng 2 triệu đôla Mỹ) và đất tửu quán của mình để xây một ngôi chùa. Giữa Kim và nhà thơ Baek Seok có một mối tình lâu dài đầy cảm động. Bài thơ nổi tiếng “Tôi, Natasha và con lừa” được cho là viết tặng Kim.
Kim mất năm 1999. Theo nguyện vọng của Kim, tro cốt của bà được rắc phía sau chùa, nơi hiện nay có một tấm bia công đức nhỏ. Cạnh đó có dựng bia khắc bài thơ trên.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Cảm ơn bạn: https://www.thivien.net/B...or-ih84cdFDDvl7MRAKqE5PqQ
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối