Trang trong tổng số 3 trang (29 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Những dòng cảm xúc của bạn, của tôi, của chúng ta về một nhà thơ mến yêu của bao người-"Nhà thơ của Lá Diêu bông", vừa xa lìa trần thế vào lúc 9h30', ngày 6/5/2010...
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Tiễn biệt thi sĩ "Lá Diêu Bông" về “Bên kia sông Đuống” http://tuoitre.vn/Van-hoa...-song-Duong%E2%80%9D.html

TTO - Hoàng Cầm, nhà thơ của Lá Diêu Bông, Bên kia sông Đuống, Mưa Thuận Thành, của kịch Kiều Loan và Hận Nam Quan đã qua đời sáng nay 6-5-2010, thọ 88 tuổi.
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=416643
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nam thanh trường

-Cảm ơn ông đã để lại cho đời những ánh thơ trong trẻo...
...
..từ ấy em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể
gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hỡi!ơi Diêu Bông...
-Nỗi buồn trong sáng quá,đẹp quá mà cũng xa xót quá...Xin ông hãy an nghỉ bình an...muôn đời!
Ta không điên được như người
Một hôm hoá đá giữa đời. Dầm mưa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Thi sĩ “Lá diêu bông” qua đời




(Dân trí) - Nhà thơ Hoàng Cầm, tác giả của những bài thơ nổi tiếng như “Lá diêu bông”, “Bên kia sông Đuống”… đã trút hơi thở cuối cùng vào 9 giờ 30 sáng nay, ngày 6/5 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, để lại niềm thương tiếc cho người thân, đồng nghiệp và độc giả…

http://i107.photobucket.com/albums/m291/Nguyetthu_2006/hoangcam1.jpg

Nhà thơ Hoàng Cầm (bên phải). (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)




                    Nhiều năm qua, nhà thơ Hoàng Cầm không thể đi lại thoải mái vì một lần ngã dẫn đến bại chân. Tối 2/5, ông được người thân đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội cấp cứu khi thấy bệnh trở nặng. Sau hơn 3 ngày nằm viện, tác giả của những bài thơ đã in sâu vào tâm trí nhiều người tạm biệt cõi đời, hưởng thọ 89 tuổi.

                    Hiện, thi hài nhà thơ đang được bảo quản tại phòng lạnh Bệnh viện 108.

                    “Nhà thơ Hoàng Cầm là một người anh thân thiết cả ngoài đời và trong giới văn chương của tôi… ”, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh không giấu được những bùi ngùi.

                     Trong mắt nhà thơ Hữu Thỉnh, Hoàng Cầm là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam đương đại. Ông là người từng tham gia sáng lập Hội nhà văn Việt Nam và được bầu vào Ban chấp hành. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, cái đẹp nhất trong thơ Hoàng Cầm là đề cao kháng chiến và dân tộc…
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: “Hội nhà văn và gia đình nhà thơ đang bàn bạc về ngày giờ và địa điểm tổ chức tang lễ trọng thể cho nhà thơ Hoàng Cầm. Tang lễ sẽ được tổ chức với nghi thức cao nhất của Hội nhằm tưởng nhớ tới người có những đóng góp rất xứng đáng với văn học Việt Nam đương đại”.

http://i107.photobucket.com/albums/m291/Nguyetthu_2006/hoangcam2.jpg

Tác giả của "Lá diêu bông" đã "trở về với cát bụi"




                Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922 tại làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Năm 1938, ông ra Hà Nội học trường Thăng Long và đỗ tú tài toàn phần, bước vào nghề văn từ năm 1940. Cũng từ thời gian này, bút danh Hoàng Cầm đã được ông sử dụng dựa trên tên một vị thuốc quí.

                      Ông tham gia trên nhiều lĩnh vực: thành lập đoàn kịch Đông Phương trong giai đoạn Cách mạng Tháng Tám; thành lập đội tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên và được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị năm 1952. Sang năm 1955, ông chuyển sang làm trưởng đoàn kịch nói và không ít lâu sau về Hội Văn nghệ Việt Nam làm công tác xuất bản.

                      Tháng 4/1957, ông tham gia thành lập Hội nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án“Nhân văn giai phẩm”, ông thôi công tác tại Hội nhà văn.

                      Trong sự nghiệp văn chương, ông viết khá nhiều, nhưng được biết tới nhiều nhất là vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơBên kia sông Đuống ( 1948),Kinh Bắc ( 1959), Mưa Thuận Thành (1959), Lá Diêu Bông ( 1993), Đến từ hư không (2000)...
                      
                       Ngoài bút danh Hoàng Cầm, ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.


Lá Diêu Bông



Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ

Chị bảo
Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày
Đâu phải Lá Diêu bông

Mùa đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn


o0o

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời...
...ới Diêu bông...!


Hoàng Cầm



(Nguyễn Hằng)

Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-394324/thi-si-la-dieu-bong-qua-doi.htm
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Nhà thơ Hoàng Cầm qua đời


9h30 sáng nay (6/5), thi sĩ "Lá diêu bông" đã nhẹ bước vào cõi hư không, để lại một di sản tinh thần độc đáo, tài hoa, in dấu ấn riêng biệt vào lịch sử văn chương Việt Nam.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/ahoang-cam-2.jpg




Hoàng Cầm sinh năm 1922. Ở tuổi xấp xỉ 90, vì một cú ngã dẫn đến bại chân, nhiều năm qua, ông hoàng thơ tình Việt Nam chỉ còn quanh quẩn nằm ngồi trong căn phòng nhỏ trên con phố Lý Quốc Sư. Tối 2/5, bệnh trở nặng, ông được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cấp cứu. Hơn 3 ngày sau, tác giả Bên kia sông Đuống qua đời, hưởng thọ 89 tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết, hôm 3/5, ông cùng Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh và một số bạn văn nữa vào viện thăm Hoàng Cầm. "Lúc này, nhà thơ không nói được nữa, tuy ánh mắt vẫn còn tỏ vẻ nhận ra mọi người. Tay ông dường như đã lạnh".
"Tôi đã lường trước được chuyến đi cuối cùng của Hoàng Cầm. Nhưng khi nghe tin ông mất, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác bàng hoàng, đau xót. Đối với tôi, Hoàng Cầm là một nhà thơ lớn với những tác phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống, nhưng lại có đóng góp rất quan trọng trong công cuộc cách tân thơ ca Việt Nam. Thơ ông ảnh hưởng đến nhiều thế hệ thi sĩ Việt Nam", Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/hoang-cam-1.jpg



Nhà thơ Hoàng Cầm và nhà văn Kim Lân năm 2003. Cả hai giờ đều đã là "người của muôn năm cũ". Ảnh: Nguyễn Đình Toán.



Hiện tại, thi hài nhà thơ đang được quàn tại phòng lạnh Bệnh viện 108. Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: "Hội và gia đình nhà thơ đang bàn bạc về ngày giờ và địa điểm tổ chức tang lễ cho Hoàng Cầm. Tang lễ của ông sẽ được tổ chức với nghi thức cao nhất của Hội Nhà văn. Ông không chỉ là tác giả đoạt giải thưởng Nhà nước mà còn là một tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam hiện đại".
Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ra tại làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, trong một gia đình nhà Nho nghèo sống bằng nghề làm thuốc Đông y. Ông làm thơ từ năm lên tám, chín tuổi, bắt đầu được in từ những năm 1936 - 1937. Bút danh Hoàng Cầm xuất phát từ tên của một vị thuốc quý.
Những năm kháng chiến, Hoàng Cầm gia nhập quân đội, chuyên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Năm 1957, ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó, ông tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm và thôi công tác tại Hội Nhà văn.
Hoàng Cầm được biết đến trong nhiều lĩnh vực, nhưng nổi tiếng nhất là thơ ca. Những tác phẩm chính trong sự nghiệp sáng tác của ông gồm: Trương Chi (xuất bản năm 1993), Bên kia sông Đuống (thơ, 1948), Kinh Bắc (thơ, 1959), Men đá vàng (truyện thơ, 1973), Mưa Thuận Thành (thơ, 1959), Lá Diêu Bông (thơ, 1993), Đến từ hư không (thơ, 2000)...
Năm 2007, Hoàng Cầm được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật.


Lá Diêu Bông

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em đi tìm thấy lá
Chị chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
ới Diêu Bông!

Hoàng Cầm


Hà Linh (vnexpress)

P/S Xin góp thêm một bài báo lấy từ nguồn Vnexpress và
http://vn.360plus.yahoo.c...er_viet/article?mid=57553
để tưởng nhớ ông.

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@CHị Nguyệt Thu: Chị ơi, theo em, mình nên đưa topic Vĩnh Biệt Nhà Thơ Hoàng Cầm ra thành topic riêng chị ạ. Để mọi người nhìn rõ và vào chia sẻ cảm xúc. Chị tách giúp em nhé?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@HXT: Chị đã tạo chủ đề mới, đã chuyển...

Tôi cũng đi tìm...

Đâu rồi chiếc lá Diêu bông
Một đời tìm kiếm, có không hỡi người?
Câu ru cũ, vẫn ru hời
Diêu bông lá có ngậm ngùi... với tôi?
Giấc mơ diệu vợi, xa xôi
Mà sao mấy chục năm trôi, vẫn còn!
Núi xanh ngàn lối đã mòn
Bao người theo vết lên non mơ tìm...
Diêu bông đọng đáy buồng tim
Còn tình yêu ấy đắm chìm nơi đâu?
Lần về lại đáy sông sâu
Diêu bông rụng lá...
Úa màu thời gian...

NT, 07/5/2010

"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoanui74

[Media player]



Chuyện Tình Lá Diêu Bông
Thơ: Hoàng Cầm
Nhạc: Nguyễn Tiến
Trình bày: Thu Hiền

Nhớ đồng chiều cuống rạ
Chị thẩn thơ đi tìm

Em ở đầu làng chiều xuống ven đê
Theo sau chị đi tìm chợt nghe lời chị nói:
"Ai mà tìm được lá diêu bông
Từ nay chị sẽ lấy làm chồng".
Hai ngày sau em tìm thấy lá
Chị chau mày: "Đâu phải lá diêu bông".
Mùa đông sau em lại tìm thấy lá
Chị lắc đầu nhìn nắng bên sông.

Lần cuối chị qua đồng chiều cũ
Tay em cầm lá diêu bông
Chị cười quay đi không nhìn lá
Để gió quê vi vút, diêu bông hỡi diêu bông...
Ngày cưới xe hoa qua làng cũ
Tay em cầm chiếc lá đứng ven đê
Chị buồn quay đi không nhìn lá
Để gió quê vi vút, diêu bông hỡi, diêu bông hời...




Vĩnh biệt nhà thơ Hoàng Cầm.
Bài hát thay cho lời lòng muôn nói.
Cám ơn Ông đã để lại cho đời những tuyệt tác vô giá.
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

Vĩnh biệt lá Diêu bông
07/05/10
Người đi héo hắt lá Diêu bông
Nhắn nhủ gì không hỡi cõi lòng
Lá Diêu bông ru tròn giấc ngủ
Linh hồn người nhẹ cõi hư không

Lá Diêu bông ngậm ngùi tiễn biệt
Cõi vĩnh hằng người mãi ra đi
Trần gian thương tiếc biết nói gì
Người đi rồi ngàn năm vĩnh biệt

ĐDB
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Anh Lê


Đau lòng vĩnh biệt nhà thơ Hoàng Cầm  



Nhà thơ Hoàng Cầm - Thi sỹ sinh đêm 12 tháng giêng năm Nhâm Tuất (tháng 2 - 1922) đêm trước của hội Lim quan họ; mất lúc 9h sáng ngày mùng 6-5-2010 tại Hà Nội. Tên khai sinh là Bùi Tằng Việt (Họ Bùi, ghép tên làng nơi sinh: Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Quên cha: thôn Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh(cụ thân sinh là đồ Nho có tham gia Đông du và Đông Kinh Nghĩa Thục). Mẹ là chị hai quan họ làng Bịu Xim,  huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.

Hoàng Cầm nổi tiếng ngay từ năm 1942 với kịch thơ Kiều Loan; thời kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng với bài thơ dài "Bên kia sông Đuống"(1948); và hình như câu thơ mở đầu thi phẩm tuyệt tác này (đầy chất quan họ và hồn quê Kinh Bắc) : "Em ơi buồn làm chi..." như một tuyên ngôn đời, tuyên ngôn thơ Hoàng Cầm, rất định mệnh, rất tiên chi của một đấng tài hoa xứ Kinh Bắc rất hiểu đời, vượt trên mọi cái trầm luân của đời thường, cứ "đường ta ta cứ đi", đi dưới "mưa Thuận Thành", đi tìm "lá diêu bông"... luôn đổi mới, cách tân thi pháp để có những vần thơ bất tử, đọc lên nghe xao xuyến lòng người như " váy Đình Bảng buông chùng cửa võng..." để "từ thuở ấy/em cầm chiếc lá/đi đầu non cuối bể/gió quê vi vút gọi... diêu bông hỡi... ới diêu bông! "

Thơ Hoàng Cầm là đặc sản văn minh tinh thần của quê hương Kinh Bắc - miền quê Quan họ.Xứ của một cộng đồng làng xã, rất Đại Việt, khá dân chủ, bình đẳng.Con người ở đây lấy tình làng nghĩa xóm làm trọng. Phép Vua thua lệ làng.Hội đồng kỳ lão có quyền cao hơn chức dịch. Ra đường phải cúi đầu chào các già làng, còn với chức dịch như Chánh Tổng, Lý Trưởng xưa thì tùy, không chào cũng không sao. Đi hát quan họ, vào đám hội thì mọi người đều bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, chức vị, không dè bỉu "tiền án, tiền sự"...Tất cả chỉ là "liền anh, liền chị", các quan viên họ cùng say đắm với "yêu nhau cởi áo cho nhau" và "bao giờ thấy lá diêu bông/để cho váy lụa buông chùng... mà hay!"

Thơ Hoàng Cầm cũng do xuất phát từ hồn quê là thế, với bút pháp độc đáo, một phong cách rất riêng không giống ai, ngôn ngữ tinh luyện siêu đẳng.Thường bất chấp văn phạm.Ông là người kế tục Thơ Mới và đi xa hơn về phía hiện đại - một lối thơ siêu thực hôm nay.Đó là tiếng nói đầy chiêm nghiệm và cũng tràn trề giải thoát.Thơ Hoàng Cầm, chất quan họ Bắc Ninh đạt tới độ Hàn Lâm.Từ thực tại đã thăng hoa tới miền hư viễn của tâm linh.Rất nhiều đam sy, trầm ẩn nên không hiếm khoảnh khắc hồn thơ thi sỹ nhập vào vô thức.Như lời ca quan họ, thơ Hoàng Cầm là ngọn lửa sưởi ấm tình người, là tia nắng mới tỏa sáng nơi chân trời cũ, như ai đó dù đi đâu, đến đâu vẫn gửi hồn về Kinh Bắc thân thương.Thơ Hoàng Cầm đang đi từ chân trời xưa cũ đến chân trời nay tươi mới để ta thêm yêu những chân trời đang có người bay với những người bay đang tới một chân trời đổi mới đầy xán lạn, rất thơ.

Hà Nội ngày 6-5-2010
Nguyễn Khôi
Bắt phong trần phải phong trần
Cho phong lưu mới được phần phong lưu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (29 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối