Trang trong tổng số 40 trang (395 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

ÔN CÁI LẰN – ĂN CÁI ĐẦU .

Anh Giáp vốn không khá giả gì, làm ngày nào ăn ngày ấy, chiều chiều giải ngể ở gia đình các người bạn, thỉnh thoảng cũng phải mời các chiến hữu đến nhà 1 bữa chứ ! nhậu ké mãi xem sao được .
Chiếu rượu chiều nay tại nhà anh Giáp với 4 người bạn, trong nhà chỉ còn 1 gà trống và 2 gà mái, hy sinh 1 con mái đãi khách vậy.
Thực đơn : Cháo gà và gỏi gà.  Lúc đầu các thực khách rôm rã bảo chủ nhà : đem ra ít thôi, chừa lại cho vợ con của mầy nữa chứ !
Đến lúc bắt mồi, bắt rượu, mồi cạn anh Giáp phải đem thêm … phần còn lại sau cùng để lại cho vợ và 2 đứa con chiều đi học về ăn, cũng đem ra nốt.
Chiếu rượu hấp dẫn, hào hứng … đến màn NÓI LÁI , một anh gắp cái cánh gà nói :” canh cái ắn “, anh kia :” mê cái ằn “, anh nọ “ gio cái ằn “ … cứ thế mà lái …
Chị Giáp buồn bực, ra đứng trước nhà xem các bác nhậu và nói lái, trên chiếc đĩa chỉ còn lại 1 cái đầu gà và ít cọng gỏi, một bác còn bảo anh Giáp vào nhà lấy thêm mồi … còn đâu mà lấy ?
Tức quá, dằn lòng không được ,chị Giáp hỏi : còn ÔN CÁI LẰN nầy nè ăn không ? mang ra luôn cho !
Anh Giáp nghe qua sợ quá, 1 anh bạn cũng nghe hỏi lại : Vợ mầy nói gì thế?
Anh Giáp vội trả lời : nó nói ÔN CÁI LẰN là ĂN CÁI ĐẦU, còn cái đầu gà nè, mầy ăn luôn đi .
Vừa giận, vừa tức cười, trở vô nhà chị Giáp lẩm bẩm : “ mấy cha nhậu nầy thiệt lì lợm hết chổ chê ! bó tay !
Từ đó có câu chuyện ÔN CÁI LẰN  là ĂN CÁI ĐẦU, chuyện có thật đấy quí vị ạ !

Trịnh Kim Thuần
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

(sưu tầm)

Chị em phụ nữ thường mặc váy vào mùa hè. Có người cắc cớ hỏi: "Vì sao?"
Trả lời:
- Mặc thế cho nó mát.
Hỏi vặn:
- Thế nó là cái gì?

là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Nói tắt (sưu tầm)

Ông chồng gia trưởng lại thêm cái tật bắt người khác phải vắt óc mới hiểu ý.
Tối đi làm về ông tắm rửa rồi ra ngồi vểnh râu ngoài bàn.
Ông quát:
- "C"
Bà vợ hiểu ý, bê mâm "cơm" ra cho ông ăn.
Ăn xong ông quát:
- "N"
Bà vợ lại mang "nước" cho ông uống.
Uống nước xong ông lại hô:
- "Đ"
Bà vợ lũn cũn đi vào phòng trong. Nằm đợi mãi không thấy ông vào.
Thấy vợ vào trong mãi không ra, ông nổi cáu:
- Tôi bảo lấy cho tôi cái "điếu", mẹ nó làm gì mà lâu thế?
 
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Quả mướp hay lá mướp (sưu tầm)

Núi và Sỏi cùng đi bộ đội làm nghĩa vụ nơi biên giới. Sỏi được nghỉ phép về thăm nhà, bảo Núi có viết thư hay gửi gì cho vợ không. Núi muốn viết thư, ngặt nỗi lại không biết chữ. Tặc lưỡi, không biết chữ thì ta vẽ.
Trước khi nhập ngũ Núi có trồng một giàn mướp. Núi vẽ một quả mướp, ý là hỏi vợ "mướp có sai quả không?"
Vợ Núi nhận được thư, ngắm nghía một lúc rồi cứ tủm tỉm cười.
Mấy hôm sau Sỏi lại lên đường. Trước khi đi, Sỏi hỏi chị Núi có gửi gì cho chồng không?
Chị Núi cũng không biết chữ. Nhưng chị không biết phải vẽ thế nào. Chị liền lấy nhọ nồi bôi vào chỗ ấy rồi in lên giấy. Rồi chị mang thư sang nhà Sỏi nhờ cầm cho chồng.
Anh Núi mở thư vợ ra xem, lắc đầu:
- Giàn mướp mình trồng chỉ có lá không, chẳng có quả gì cả!  
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

cỏ hoang đã viết:
Nói tắt (sưu tầm)

Ông chồng gia trưởng lại thêm cái tật bắt người khác phải vắt óc mới hiểu ý.
Tối đi làm về ông tắm rửa rồi ra ngồi vểnh râu ngoài bàn.
Ông quát:
- "C"
Bà vợ hiểu ý, bê mâm "cơm" ra cho ông ăn.
Ăn xong ông quát:
- "N"
Bà vợ lại mang "nước" cho ông uống.
Uống nước xong ông lại hô:
- "Đ"
Bà vợ lũn cũn đi vào phòng trong. Nằm đợi mãi không thấy ông vào.
Thấy vợ vào trong mãi không ra, ông nổi cáu:
- Tôi bảo lấy cho tôi cái "điếu", mẹ nó làm gì mà lâu thế?
 
Nói tắt hoá ra có nhiều cái hay!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Trời sinh ra là thế

Có 1 gia đình nọ, có 2 cô con gái đều gả chồng, gia đình cũng êm ấm, anh rể .
lớn có học chút đỉnh tiếng Nho, anh rể nhỏ dốt đặc.

Một hôm, người cha vợ dẫn 2 chú rể đi ăn giỗ làng kế bên. Trên đường đi gặp bầy vịt đang lội dưới ao.
Cha vợ hỏi : Tại sao con vịt lại nổi ?

Anh rể lớn đáp ngay : Đa mao, thiểu nhục, tắc phù .

Anh rể nhỏ : Trời sinh ra là thế !

Được 1 khoản đường, gặp mấy con ngỗng la oác, oác …

Cha vợ hỏi : Tại sao ngỗng tiếng  kêu to thế ?

Anh rể lớn đáp ngay : Tràng cảnh tắc đại thanh .

Anh rể nhỏ : Trời sinh ra là thế !

Đến đầu làng rẽ vào nhà ăn giỗ, có 1 hòn đá to lại nứt làm 2  bên vệ đường .
Cha vợ lại hỏi : Tại sao hòn đá lại nứt hai ?

Anh rể lớn đáp ngay : Phi nhân đả tắc thiên đả .

Anh rể nhỏ : Trời sinh ra là thế !

Người cha vợ suy nghĩ : thằng rể lớn khá, còn thằng nhỏ tệ quá, chỉ biết có câu Trời sinh ra là thế.

Buổi tối họp mặt , ông chủ nhà đem chuyện đi ăn giỗ kể lại cho mọi người cùng nghe, ý tốt thiên về anh rể lớn.

Anh rể nhỏ tức minh hỏi : Con vịt anh nói : đa mao thiểu nhục tắc phù nghĩa gì ?
Trả lời : lông nhiều, thịt ít thì nổi .
Hỏi lại : Vậy chứ chiếc ghe, chiếc xuồng có sợi lông nào đâu, sao cũng nổi ?
              ! ! !
Hỏi tiếp : Con ngỗng anh nói : tràng cảnh tắc đại thanh là nghĩa gì ?
Trả lời : cổ dài thì tiếng kêu to.
Hỏi lại : Vậy chứ con ếch cổ có dài đâu mà tiếng kêu cũng to .
               !  !  !
Hỏi tiếp : Hòn đá nứt hai anh nói phi nhân đả tắc thiên đả nghĩa gì ?
Trả lời :  Không người đánh tức trời đánh .
Hỏi lại : Vậy chứ cái L. của mẹ anh có người hay trời đánh đâu mà cũng nứt làm hai, tôi nói TRỜI SINH RA LÀ THẾ !

st
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CHẢ MẤT GÌ

Gã buôn heo (ngày xưa) gánh bốn con heo đi qua làng thì trời tối, ghé vào quán nước, uống nước xong, xin ngủ lại. Cô hàng nghĩ: Chả mất gì, lại có tiền trọ.
Đang đêm gã nọ 'dở trò', gạ:
- Cô cho tui nhìn 'nó' một lát, cho cô một con heo!
Nghĩ:Chả mất gì, lại có con heo, chịu!
Lúc sau, gạ:
- Cho tui rờ một chút,cho cô một con heo!
Nghĩ:Chả mất gì, lại có con heo, chịu!
Lúc sau, gạ:
- Cho tui rờ một chút,cho cô một con heo!
Nghĩ:Chả mất gì, lại có con heo nữa, chịu!
Lúc sau, gạ:
- Cho tui cắm dzô một chút,cho cô thêm một con heo!
Nghĩ:Chả mất gì, lại có thêm con heo nữa, chịu!
Lúc sau thấy ... cứ vậy, bèn hối thúc:
- Sao cứ để đó hoài vậy?
- Hết heo rồi.
- Cho dzô luôn đi, tui cho ông luôn bốn con heo!
Sáng ra, tiễn khách, nghĩ: Chả mất gì!

Kiền Đức (bòn nhặt)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

KỶ NIỆM NGÀY CƯỚI

60 năm! Thật đáng để làm một lần kỷ niệm cho ra trò! Sau buổi tiệc, hai ... cụ có ý định làm lại đêm tân hôn! Trong ánh sáng dịu dàng của hai ngọn bạch lạp, cụ bà 'nhắc tuồng':
- Hồi đó anh vuốt tóc em.
Vuốt!
- Hồi đó, anh hôn em ngấu nghiến.
Hôn!
- Hồi đó anh cắn vào vai em!
Lồm cồm bò ra khỏi giường!
- Đi đâu đó?
- Đi lấy cái hàm răng giả!

(ST)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ráng mà tin

Tuần trước, Tèo vừa vào lớp đã tuyên bố giã từ xóm nhà lá để chuyển sang chơi với xóm nhà lầu. Khi được hỏi bộ ba mẹ trúng số hay sao mà “lên đời” nhanh thế, Tèo dõng dạc giải thích: “Có quan chức nói suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo, mà đời sống gia đình tao mấy năm nay ngày càng tệ, suy ra nhà tao không phải là… nhà nghèo!”

Tuần này, ba Tèo vừa từ nhà máy về thì khoe với má Tèo:

- Bà ơi, công ty tôi làm phá sản rồi!

Má Tèo biến sắc:

- Chết cha, thế sao ông tỉnh bơ vậy?

Ba Tèo trấn an:

- Bà đừng có lo, bộ trưởng vừa cho biết dù doanh nghiệp phá sản vẫn ít ảnh hưởng đến thất nghiệp, nên bà cứ yên chí là công ty có đóng cửa đi nữa thì cũng chưa chắc tôi mất việc!

Má Tèo than trời rồi gật gù:

- Thôi được. Hai năm nay cha con ông chắc quên mất phở là món gì rồi, thôi rửa tay rồi ngồi vào bàn tôi dọn phở cho ăn!

Sau một hồi để cha con Tèo nôn nóng ngồi đợi, má Tèo bưng ra một nồi rau muống luộc:

- Đây, phở đây, hai cha con ăn cho hết nhé!

Cha con Tèo tròn mắt:

- Bà nói gì lạ vậy, đây là rau muống luộc chứ phở cái khỉ gì?

Mà Tèo thủng thẳng đáp trả:

- Người ta nói tréo ngoe vậy mà cha con ông tin được, còn tôi bảo rau muống là phở thì hai cha con không chịu tin là sao? Hử?

NGƯỜI GIÀ CHUYỆN
  (Báo SGTT)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Triết lý nhân sinh trong những bức vẽ loài vật của Hữu Ước



Một điều ai cũng nhận thấy ngay được khi xem "Hội họa Hữu Ước": Tranh của anh rất đa dạng, và hầu hết đều dữ dội, mạnh mẽ, góc cạnh. Dữ dội, mạnh mẽ, góc cạnh như chính cuộc đời và tính cách của Hữu Ước. Và trong sự đa dạng ấy, bản thân tôi đặc biệt chú ý tới những bức tranh Hữu Ước vẽ các con vật...  

Nhà xuất bản Mỹ thuật vừa cho ấn hành tập "Hội họa Hữu Ước". Đây là một tập sách có cách trình bày, cấu trúc đặc biệt, không chỉ công phu, trang nhã mà còn rất độc đáo. Sách dày 132 trang, khổ lớn, giới thiệu 76 bức tranh, chọn lọc từ "kho tàng tranh" mà Hữu Ước thực hiện trong những cơn "lên đồng nghệ thuật" (chữ của nhà thơ Đỗ Minh Tuấn nói về khả năng sáng tạo của Hữu Ước) trong mấy năm qua. Sách không có mục lục, buộc người xem phải lần lượt lật giở từng trang, để rồi qua đó sẽ thẩm thấu được sức nặng có tính cộng hưởng của những vệt tranh đã được tác giả sắp xếp một cách không hề ngẫu hứng: Đầu tiên là tranh về hoa, về lá (tạm gọi là tranh phong cảnh), rồi đến tranh chân dung. Cuối cùng là tranh thế sự…Nói cuốn sách có cấu trúc độc đáo còn bởi, nó được mở đầu không phải bằng "Lời giới thiệu" của một họa sĩ nào đó như ta thường thấy, mà bằng một bài thơ, lại là thơ của cố thi sĩ Phạm Tiến Duật. "Con chim lửa của đại ngàn Trường Sơn" đã dùng những vần thơ cuối cùng của đời mình để viết về Hữu Ước, không phải với tư cách một vị Tướng, một nhà văn, nhà báo hay "nhà nhà" gì nữa, mà là với tư cách một họa sĩ mà ông có nhiều chia sẻ. Xen kẽ trong tập sách là cảm nhận của một số văn nghệ sĩ tên tuổi về những "ám ảnh" mà tranh Hữu Ước đem lại. Tất cả đều gọn ghẽ, xinh xắn, như thể một sự điểm xuyết. Hình như tác giả của những con chữ ấy không muốn rườm lời, để rồi vô tình làm bó hẹp không gian nghệ thuật mà các bức tranh mở ra.

Lâu nay, trong giới nghiên cứu phê bình thường lưu truyền một ý niệm, rằng thì phải có kiến thức mới hiểu được hội họa. Cũng là "hù dọa" nhau thôi. Thật ra, mọi sáng tạo đều bắt nguồn từ cuộc sống. Mà đã là sáng tạo thì luôn luôn mở, để mọi người tiếp nhận. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Tuân từng nói rằng, nếu có kiếp sau, ông muốn trở thành họa sĩ chứ không muốn là nhà văn. Lý do: Hội họa không như văn học. Nó không cần phải dịch, người nước nào cũng hiểu được. Bằng vào vốn sống, kinh nghiệm, sở thích của mình mà họ "đọc" ra được thông điệp tác giả gửi gắm trong tranh.

http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/Honghai/Honghai/7_ran203-400.jpg
Rắn lửa - Sơn dầu trên vải



Một điều ai cũng nhận thấy ngay được khi xem "Hội họa Hữu Ước": Tranh của anh rất đa dạng, và hầu hết đều dữ dội, mạnh mẽ, góc cạnh. Dữ dội, mạnh mẽ, góc cạnh như chính cuộc đời và tính cách của Hữu Ước. Và trong sự đa dạng ấy, bản thân tôi đặc biệt chú ý tới những bức tranh Hữu Ước vẽ các con vật. Số tranh này không nhiều, chỉ 7 bức (chiếm tỉ lệ chưa đầy 10% trong tập sách), song đã để lại trong tôi những ấn tượng đặc biệt. Tôi thực sự ám ảnh bởi cũng như con người, những con vật ấy đã phải vô cùng vất vả, vô cùng đau khổ trong nỗi mưu sinh và trong việc bảo về sự sống của mình. Ai đó nói Hữu Ước vẽ trong vô thức. Với những bức tranh này, tôi không nghĩ như vậy. Tất cả đều có ý tưởng và cấu tứ rõ ràng, và đều thể hiện ở anh một trái tim giàu trắc ẩn, biết thương cảm với những số phận li ti nhất, ít người để ý nhất.

Bức "Thân cò" với hình ảnh con cò có tới 4, 5 chiếc chân khòng khoèo đứng xo ro xung quanh một không gian rập rờn bão tố nói lên một cuộc mưu sinh hết sức nhọc nhằn. Hình ảnh ấn tượng nhất của bức tranh là những chiếc chân nhiều một cách bất thường của con cò. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã rất tinh tế khi phát hiện ra thông điệp của tác giả: "Này Thân cò hay ấy người dân cơ cực, bần hàn/ Bao thế kỷ chơi vơi đồng lúa nước/ Chỉ hai chân thôi làm sao sống được/ Cò phải thành siêu thực bốn năm chân". Bức "Thân cò" gợi chúng ta nhớ tới hình ảnh người phụ nữ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông" trong bài thơ "Thương vợ" của cụ Tú Xương.

Bức "Cá và kiến" ngay từ cái tên đã rõ ý tưởng của tác giả. Như dân gian đã nói: Ở trên bờ, kiến ăn cá. Xuống nước, cá ăn kiến. Có nghĩa, ai cũng có lãnh địa của mình. Không ai có thể "xưng hùng" mà khống chế tất tật thiên hạ. Trong bức tranh, cả con kiến bé li ti và con cá "to vật" đều được Hữu Ước thể hiện rất sinh động. Và điều đáng nói là trông cả hai đều rất tội nghiệp, dù là khi chúng nằm phơi xác trên bờ hay loi nhoi dưới nước. Trong cuộc chiến vì lẽ sinh tồn, xem ra con nào cũng vẹo vọ, tơ tướp đáng thương.

Bức "Chọi trâu" thể hiện một cuộc quyết chiến giữa hai con vật cùng chung một nòi. Tiếng là quyết chiến song cả hai gương mặt (được cách điệu) của hai con vật đều không giấu được sự u uẩn, nhẫn nhục chịu đựng. Biết làm sao được, chúng chọi nhau đâu phải xuất phát từ lý do tự thân mà vì sự điều khiển, hối thúc của con người.

http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/Honghai/Honghai/7_ca203.jpg
Cá và kiến - Sơn dầu trên vải



Bức "Ngơ ngác" nói lên sự lúng túng, phân vân của một chú chim có con mắt rất buồn. Chú đang phân vân giữa hai con đường: Một bên là khoảng trời tự do nhưng nhiều thách thức và một bên là chiếc lồng son cạm bẫy. Có nên chui vào hay không? Bức tranh gợi ta nhớ tới câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine về chó rừng và chó nhà. Sự phân vân trước hai ngả đường này cũng là một tâm lý phổ biến của con người trong xã hội.

Cũng vẫn lấy hình ảnh loài chim làm "nhân vật" trung tâm của tranh, trong bức "Chim lạc bầy", Hữu Ước cho thấy cái cô đơn của một loài luôn lấy bầu trời cao rộng làm nơi vươn tới. Nhưng dù vươn tới đâu thì chúng cũng không thể bứt ra khỏi đồng loại. Tình cảm này có thể níu bước vươn lên của chúng nhưng biết làm sao được? Ai đủ dũng khí sống tách ra khỏi giống loài? Âu đây cũng là cái mâu thuẫn muôn đời mà tác giả muốn tìm cách thể hiện…

Bức "Húc đầu vào đá" - như chính tên gọi của nó thể hiện cảnh một con dê đang dùng tất cả sức lực trong từng đường gân, thớ thịt của mình để…húc đầu vào đá. Xem tranh, có thể ai đó sẽ nói: Đã biết húc đầu vào đá chỉ có thiệt thân, đến gãy cả sừng rồi kia, vậy sao vẫn làm? Nhưng có những tình huống không húc đầu vào đá thì lấy đường đâu mà đi. Vả chăng, nếu khối sức lực kia không được trút bỏ, nó sẽ dồn vào đâu?

Cuối cùng, xin được nói về bức "Rắn lửa", tác phẩm được Hữu Ước dùng làm tranh bìa in trên An ninh Thế giới Cuối tháng số tết Quý Tị vừa qua. Người đời thường nói "gần lửa rát mặt", vậy mà con vật này chỉ tung bờm lửa ra xung quanh, như thể đe dọa, nắn gân đối phương, chứ trên "gương mặt" nó - nếu nhìn vào cặp mắt - thì lại thể hiện một sự bình thản, an nhiên đến lạ, như sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống bất thuận.

Ai đó từng đúc kết, hội họa là nghệ thuật của sắc màu. Lại có người nói, trong phê bình nghệ thuật, khó nhất là dùng ngôn ngữ để tả lại một bức tranh. Thậm chí, nếu sa đà vào điều này hóa lại phản tác dụng. Trong bài viết nhỏ này, tôi chỉ xin nhắc tới một vài bức tranh của Hữu Ước mà tôi đọc thấy trong cách bố cục, thể hiện hình ảnh, tác giả Hữu Ước đã đem đến cho tôi nhiều ý niệm về cuộc sống, với nhiều triết lý nhân sinh.

PHẠM KHẢI  (Báo Công an nhân dân)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 40 trang (395 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối